Giá lúa gạo hôm nay tại khu vực An Giang biến động trái chiều. Cụ thể, giá gạo trắng thông dụng giảm 500 đồng/kg, trong khi gạo Nàng Hoa tăng 500 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới,giá gạo xuất khẩu hôm nay giảm 2 - 5 USD/tấn với gạo 5%, 25%, 100% tấm.
Giá lúa gạo hôm nay 23/1/2025: Giá gạo xuất khẩu đồng loạt giảm |
Giá gạo trong nước
Ghi nhận tại các địa phương hôm nay, lượng về khồng nhiều, giao dịch mua bán chậm. Tại Lấp Vò - Vàm Cống (Đồng Tháp), lượng về ít, giao dịch mua bán chậm, giá gạo bình, một số kho chuẩn bị nghỉ Tết. Tại Sa Đéc (Đồng Tháp), lượng về lai rai, gạo nguyên liệu các loại giá chưa ổn định, một số kho lớn sáng nay nghỉ Tết sớm.
Kênh chợ Sa Đéc (Đồng Tháp), lượng về ít lại, gạo các loại tương đối ổn định, nhiều kho ngưng mua. Tại An Cư (Cái Bè, Tiền Giang), gạo có lai rai, giá giảm, kho mua chậm, ít gạo đẹp, đa số mặt gạo yếu.
Với mặt hàng gạo, giá gạo tại các khu vực khác của Đồng bằng sông Cửu Long đi ngang. Cụ thể, giá gạo nguyên liệu OM 380 hiện ở mức 7.300 - 7.500 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 từ 7.500 - 7.700 đồng/kg.
Tại các chợ lẻ, ghi nhận tại An Giang trong phiên giao dịch sáng nay biến động trái chiều. Cụ thể, giá gạo trắng thông dụng giảm 500 đồng/kg, về mức 17.000 đồng/kg; trong khi gạo Nàng Hoa tăng 500 đồng/kg, lên mức 22.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài 20.000 - 22.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 22.000 đồng/kg;…
Bảng giá gạo hôm nay 23/1/2025. |
Thị trường nếp hôm nay tiếp tục đi ngang. Hiện, giá nếp Long An (tươi) duy trì ở mức 7.800 - 8.000 đồng/kg; nếp Long An 3 tháng khô vẫn duy trì mức giá từ 9.800 - 10.000 đồng/kg.
Bảng giá nếp hôm nay 23/1/2025. |
Giá lúa trong nước
Ghi nhận tại nhiều địa phương hôm nay, nguồn lúa rải rác, giao dịch lúa mới tiếp tục chậm. Tại Đồng Tháp, lúa Đông Xuân giao dịch chậm, nông dân chào lúa cắt trước Tết vững giá nhưng ít người mua. Tại Cần Thơ, nhu cầu hỏi mua chậm, giao dịch ít, thương lái chủ yếu lấy lai rai lúa cắt trước Tết Âm lịch.
Tại Long An, lúa Đông Xuân sớm nông dân chào không nhiều, bạn hàng mua chậm. Tại Sóc Trăng, lúa Đông Xuân sớm tại một số khu vực bắt đầu có lai rai, nông dân chào bán khá chậm, giá lúa ít biến động. Tại Kiên Giang, giao dịch chậm, thương lái chủ dò hỏi mua cho doanh nghiệp, giá lúa vững; vùng lúa Tân Hiệp, Rông Riêng đang giai đoạn trổ - chín.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, giá lúa hôm nay trên địa bàn tỉnh không ghi nhận biến động mới so ngày hôm trước. Hiện giá lúa IR 50404 (tươi) dao động ở mức 5.500 - 5.700 đồng/kg; lúa OM 5451 dao động ở mức 5.800 - 6.000; lúa OM 18 (tươi) và Đài thơm 8 dao động ở mức 7.600 - 7.800 đồng/kg; lúa OM 380 ở mức 6.600 - 6.700 đồng/kg.
Bảng giá lúa hôm nay 23/1/2025. |
Mặt hàng phụ phẩm
Với mặt hàng phụ phẩm, giá các mặt hàng phụ phẩm, giá phụ phẩm các loại hôm nay ổn định, dao động khoảng từ 5.600 - 7.300 đồng/kg. Cụ thể, tấm thơm đứng ở mức 7.100 - 7.300 đồng/kg; giá cám khô giảm 100 đồng/kg, xuống mức 5.600 – 5.700 đồng/kg.
Bảng giá phụ phẩm hôm nay 23/1/2025. |
Tại thị trường xuất khẩu
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tính đến ngày 23/1, giá gạo 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức 417 USD/tấn, giảm 2 USD/tấn so với ngày hôm qua và là mức thấp nhất kể từ cuối tháng 9/2022. Tương tự, giá gạo 25% tấm và 100% tấm giảm 4 - 5 USD/tấn, lần lượt xuống mức 390 USD/tấn và 322 USD/tấn.
Cùng chung xu hướng giảm, giá gạo 5% tấm của Thái lan giảm 12 USD/tấn, xuống mức 454 USD/tấn. Gạo 5% tấm của Ấn Độ và Pakistan đang được báo giá lần lượt ở mức 429 USD/tấn và 444 USD/tấn, giảm 4 USD/tấn và 3 USD/tấn.
Theo Bộ Nông nghiệp Philippines (DA), việc giải ngân sớm 10 tỷ Peso từ Quỹ tăng cường Năng lực Cạnh tranh lúa gạo (RCEF) trong ngân sách quốc gia năm 2025 sẽ giúp thúc đẩy sản lượng lúa và đạt được mục tiêu sản lượng 20,46 triệu tấn, vượt qua kỷ lục 20,06 triệu tấn của năm 2023. Quỹ RCEF được thành lập để hỗ trợ nông dân lúa gạo, cung cấp các nguồn lực cần thiết để cải thiện năng suất và cạnh tranh của ngành lúa gạo Philippines. Việc giải ngân sớm sẽ giúp các nông dân tiếp cận được các chương trình hỗ trợ như đào tạo, cung cấp giống lúa chất lượng cao, cũng như cải thiện cơ sở hạ tầng và công nghệ sản xuất, từ đó góp phần đạt được mục tiêu sản lượng cao hơn trong năm 2025.
Năm ngoái, Philippines đã không đạt được mục tiêu sản lượng lúa 20 triệu tấn, khi chỉ thu hoạch được 19,3 triệu tấn. Nguyên nhân chính là do một loạt các cơn bão mạnh đã tàn phá đất nước và làm hư hại các ruộng lúa vào quý IV năm 2024. Những thiệt hại do bão gây ra đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng nông nghiệp, làm giảm khả năng sản xuất lúa trong nước và gây khó khăn cho người nông dân. Tuy nhiên, với các biện pháp hỗ trợ như giải ngân sớm từ RCEF, Philippines hy vọng sẽ phục hồi và vượt qua mục tiêu sản lượng lúa trong năm 2025.