Giá cà phê cập nhật lúc 06:50:01 ngày 13/1/2025 theo trang giacaphe.com, ghi nhận trong nước đi ngang trong phiên giao dịch trực tuyến sáng nay, dao động trong khoảng 118.300 - 119.000 đồng/kg. Tại thị trường thế giới, giá cà phê Arabica New York và giá cà phê Robusta London biến động traí chiều.
Giá cà phê hôm nay 13/1/2025: Giá cà phê trong nước kéo dài xu hướng giảm ở tuần thứ tư liên tiếp |
Giá cà phê trong nước hôm nay
Giá cà phê trong nước hôm nay tại khu vực Tây Nguyên không thay đổi, dao động trong khoảng 118.300 – 119.000 đồng/kg.
Theo đó, thương lái tại tỉnh Đắk Nông hôm nay đang thu mua cà phê ở mức cao nhất là 119.000 đồng/kg.
Tương tự, giá cà phê tại tỉnh Đắk Lắk cũng có mức giá cao nhất ở mức 119.000 đồng/kg.
Giá cà phê tại tỉnh Gia Lai ổn định và được giao dịch ở mức 118.800 đồng/kg.
Tại tỉnh Lâm Đồng, giá cà phê đi ngang ở mức 118.300 đồng/kg.
Trong tuần qua, giá cà phê tại khu vực Tây Nguyên giảm 1.300 - 1.500 đồng/kg so với tuần trước, xuống còn 118.300 - 119.000 đồng/kg. Ghi nhận đây cũng là tuần sụt giảm thứ tư liên tiếp của thị trường cà phê trong nước.
Theo đó, giá cà phê tại tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông giảm lần lượt 1.300 đồng/kg và 1.500 đồng/kg.
Giá cà phê tại tỉnh Gia Lai giảm 1.400 đồng/kg trong tuần qua, hiện giao dịch ở mức 118.800 đồng/kg.
Giá cà phê tại tỉnh Lâm Đồng giảm 1.500 đồng/kg so với tuần trước, về mức 118.300 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay trên thị trường thế giới
Trong tuần qua, giá cà phê arabica và robusta biến động trái chiều trong tuần qua.
Giá cà phê Robusta London hôm nay 13/1, duy trì đà giảm nhẹ tại các hợp đồng giao hàng. Cụ thể, hợp đồng giao tháng 3/2025 giảm 13 USD/tấn (tương đương - 0,26%), từ 4.979 USD/tấn xuống 4.966 USD/tấn; hợp đồng giao tháng 5/2025 giảm 12 USD/tấn (tương đương - 0,25%), từ 4.891 USD/tấn xuống 4.879USD/tấn; hợp đồng giao tháng 7/2025 giảm 12 USD/tấn (tương đương - 0,25%), từ 4.806 USD/tấn xuống mức 4.794 USD/tấn;...
Cập nhật: 13/01/2025 lúc 06:50:01 (delay 10 phút) |
Giá cà phê Arabica New York hôm nay giữ đà tăng tại các kỳ giao hàng. Cụ thể, tại hợp đồng giao hàng tháng 3/2025 tăng 5.35 cent/lb (tương đương + 1,68%), từ 318.50 cent/lb lên mức 323.85 cent/lb; hợp đồng giao hàng tháng 5/2025 tăng 5.10 cent/lb (tương đương + 1,62%), từ 314.70 cent/lb lên mức 319.80 cent/lb; hợp đồng giao hàng tháng 7/2025 tăng 4.30 cent/lb (tương đương + 1,39%), từ 309.30 cent/lb lên mức 313.60 cent/lb;...
Cập nhật: 13/01/2025 lúc 06:50:01 (delay 10 phút) |
Giá cà phê arabica hiện đang đối mặt với sự gia tăng do điều kiện thời tiết khô hạn ở Brazil, một trong những quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới đã làm gia tăng lo ngại về sự thiếu hụt nguồn cung là nguyên nhân đẩy giá cà phê arabica lên cao.
Ngược lại, cà phê robusta lại đang chịu áp lực giảm giá. Lý do chính là sự gia tăng tồn kho đạt chuẩn, nguồn cung robusta dồi dào hơn. Bên cạnh đó, điều kiện thời thuận lợi hơn cho quá trình thu hoạch tại Việt Nam. Dự báo nguồn cung robusta sẽ tăng trong thời gian tới, đặc biệt là trước Tết Nguyên đán - khi nhu cầu tiêu thụ cà phê có thể tăng cao.
Dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) về sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2024-2025 cho thấy một triển vọng tích cực, với sự phục hồi nhờ vào sự gia tăng sản lượng ở Việt Nam và Indonesia. Việt Nam, là quốc gia sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới, và Indonesia, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành cà phê arabica và robusta, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung nguồn cung cà phê toàn cầu.
Thị trường cà phê cũng đang kỳ vọng vào sự phục hồi sản lượng cà phê của Brazil trong niên vụ 2025-2026, nhờ vào điều kiện thời tiết thuận lợi hơn. Lượng mưa tại các vùng trồng cà phê chính của Brazil, như Minas Gerais và São Paulo, dự kiến sẽ cải thiện, giúp giảm bớt lo ngại về sản lượng thấp trong những năm trước do hạn hán và điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Việc hoãn thời điểm bắt đầu thi hành quy định EUDR đến cuối năm 2025 có thể sẽ làm giảm một phần áp lực đối với nhu cầu nhập khẩu cà phê của các nước châu Âu trong ngắn hạn. Quy định EUDR yêu cầu các nhà xuất khẩu phải chứng minh rằng sản phẩm của họ không liên quan đến nạn phá rừng, điều này có thể gây khó khăn cho các nhà sản xuất cà phê trong việc đáp ứng các yêu cầu về nguồn gốc và tính bền vững. Việc hoãn thi hành EUDR giúp các nhà xuất khẩu và các bên liên quan có thêm thời gian chuẩn bị và thích ứng với các quy định mới.