Thứ tư 05/02/2025 20:51
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

EU nhìn thấy cơ hội đàm phán với Mỹ để tránh chiến tranh thuế quan

05/02/2025 17:36
Trước những lời đe dọa của Tổng thống Mỹ Donald Trump, EU đang tìm kiếm đối thoại để tránh đối đầu xuyên Đại Tây Dương, đồng thời cân nhắc gia hạn đình chỉ thuế quan đối với Mỹ nhằm duy trì quan hệ tích cực.
EU nhìn thấy cơ hội đàm phán với Mỹ để tránh chiến tranh thuế quan
EU nhìn thấy cơ hội đàm phán với Mỹ để tránh chiến tranh thuế quan.

Liên minh châu Âu (EU) đang chuẩn bị cho một cuộc đối đầu thương mại xuyên Đại Tây Dương với đồng minh thân cận của khối là Hoa Kỳ, nhưng quyết định hoãn áp thuế đối với Mexico và Canada trong tuần này của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mở ra kỳ vọng rằng khối này có thể đạt được một kết quả đàm phán tích cực.

Việc Tổng thống Donald Trump đảo ngược quyết định tại khu vực châu Mỹ đã tái định hình chiến lược của Ủy ban châu Âu (EC) - cơ quan điều hành của EU chịu trách nhiệm về thương mại - nhằm đưa ra phản ứng cân bằng trước các đe dọa thuế quan đến từ Mỹ mà không kích động phản ứng tiêu cực từ Washington, theo một nguồn tin cho biết.

Tuy nhiên, trở ngại lớn đối với chiến lược của EU là khối này chưa thiết lập được kênh liên lạc tốt với chính quyền mới của Mỹ, nguồn tin cho biết. Một số vị trí quan trọng trong lĩnh vực thương mại tại Washington vẫn chưa được Thượng viện phê chuẩn.

Bên cạnh đó, nguồn tin cũng tiết lộ với hãng Bloomberg rằng EU đang tìm cách xoa dịu căng thẳng với Mỹ liên quan đến xuất khẩu thép và nhôm, dự kiến có thể leo thang vào tháng tới.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gia tăng những tuyên bố cứng rắn đối với EU trong tuần này, khẳng định rằng thuế quan “chắc chắn sẽ được áp đặt” và viện dẫn thâm hụt thương mại lớn với khối đồng minh này. Trước đó, Bloomberg đưa tin rằng EC đã chuẩn bị danh sách các biện pháp trả đũa toàn diện trong trường hợp Mỹ thực hiện lời đe dọa.

Sau cuộc họp của các nhà lãnh đạo EU tại Brussels vào thứ Hai (3/2), Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố: “Khi bị nhắm mục tiêu một cách bất công và tùy tiện, Liên minh châu Âu sẽ đáp trả mạnh mẽ”.

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ ông Trump muốn gì từ EU, trong khi sự bất mãn của ông đối với châu Âu đã kéo dài từ lâu, khiến việc đạt được thỏa thuận trở nên khó khăn hơn.

Hãng tin Bloomberg cũng cho biết Ủy ban châu Âu đã chuẩn bị một đề xuất nhằm cải thiện quan hệ song phương với Mỹ, trong đó bao gồm việc tăng cường nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), phân bón và vũ khí. Các lĩnh vực hợp tác tiềm năng khác bao gồm điều phối chặt chẽ hơn trong việc kiểm soát xuất khẩu, giám sát đầu tư và phối hợp để giải quyết tình trạng dư thừa công suất của Trung Quốc, đặc biệt là trong ngành thép.

Theo đó, EU được cho là dự định áp dụng chiến lược tương tự như cuộc đối đầu thương mại với Mỹ năm 2018, nhắm vào các khu vực nhạy cảm về chính trị tại Mỹ để áp thuế trả đũa. Trong cuộc họp bộ trưởng thương mại tại Warsaw hôm thứ Ba (4/2), Ủy ban châu Âu đã chia sẻ một số ý tưởng về gói biện pháp đáp trả với các nước thành viên.

Tổng thống Donald Trump đã phê duyệt mức thuế lên tới 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Canada và Mexico. Nhưng sau các cuộc điện đàm với Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum và Thủ tướng Canada Justin Trudeau, ông đã quyết định tạm hoãn trong thời gian một tháng. Một số chính phủ châu Âu coi động thái này là tín hiệu tích cực, cho thấy việc áp thuế không phải là mục tiêu cuối cùng của ông Trump, mà chỉ là một phần trong chiến lược đàm phán.

Vào cuối tháng Ba, các mức thuế của EU đối với khoảng 3 tỷ USD hàng hóa Mỹ dự kiến sẽ có hiệu lực trở lại. Căng thẳng này bắt nguồn từ năm 2018, khi Mỹ áp thuế lên gần 7 tỷ USD hàng xuất khẩu thép và nhôm của EU với lý do an ninh quốc gia. EU đã đáp trả bằng cách nhắm vào các công ty có ảnh hưởng chính trị tại Mỹ, áp thuế đối với xe máy Harley-Davidson và quần jeans Levi Strauss & Co.

Dù vậy, hai bên sau đó đã đạt được một thỏa thuận đình chiến tạm thời vào năm 2021, theo đó Mỹ nới lỏng các biện pháp trừng phạt và áp dụng hệ thống hạn ngạch thuế quan, trong khi EU đóng băng các biện pháp hạn chế của mình. Hệ thống hạn ngạch này sẽ hết hạn vào cuối năm nay.

Ngoài ra, nguồn tin cho biết EU có khả năng sẽ gia hạn việc đình chỉ các mức thuế này sau thời hạn tháng Ba để tránh khiêu khích chính quyền Mỹ và duy trì bầu không khí tích cực trong quan hệ thương mại song phương.

Tin bài khác
USAID là gì? Vì sao Tổng thống Donald Trump muốn giải thể cơ quan này?

USAID là gì? Vì sao Tổng thống Donald Trump muốn giải thể cơ quan này?

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang thực hiện các biện pháp mạnh mẽ nhằm cải tổ USAID, làm dấy lên lo ngại về tương lai của hàng nghìn chương trình viện trợ quốc tế.
Tổng thống Donald Trump tạm hoãn thuế quan với Canada và Mexico

Tổng thống Donald Trump tạm hoãn thuế quan với Canada và Mexico

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tạm hoãn thuế quan đối với Canada và Mexico sau thỏa thuận siết chặt biên giới, giảm căng thẳng thương mại nhưng vẫn duy trì áp lực với Trung Quốc và EU.
Thuế quan của Mỹ: Đòn giáng mạnh vào nền kinh tế toàn cầu

Thuế quan của Mỹ: Đòn giáng mạnh vào nền kinh tế toàn cầu

Mức thuế quan mới của Mỹ đối với Canada, Mexico và Trung Quốc đã gây chấn động thương mại toàn cầu, đe dọa gia tăng lạm phát, suy giảm GDP và bùng nổ một cuộc chiến thương mại.
Tổng thống Donald Trump gặp CEO Nvidia Jensen Huang trong bối cảnh DeepSeek thúc đẩy thị trường AI

Tổng thống Donald Trump gặp CEO Nvidia Jensen Huang trong bối cảnh DeepSeek thúc đẩy thị trường AI

Đây là lần đầu tiên kể từ khi quay lại Nhà trắng, Tổng thống Donald Trump gặp gỡ Jensen Huang – Giám đốc điều hành Nvidia – một trong những vật nổi bật nhất của Thung lũng Silicon hiện nay.
Thị trường điều chỉnh kỳ vọng giảm lãi suất của Fed giữa bất ổn thuế quan và lạm phát dai dẳng

Thị trường điều chỉnh kỳ vọng giảm lãi suất của Fed giữa bất ổn thuế quan và lạm phát dai dẳng

Thị trường toàn cầu đang điều chỉnh kỳ vọng giảm lãi suất của Fed giữa bất ổn thuế quan và lạm phát dai dẳng, với dự đoán chỉ hai lần cắt giảm trong năm 2025.
Cần 5,6 tỷ đô la đầu tư mỗi năm để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Cần 5,6 tỷ đô la đầu tư mỗi năm để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Mục tiêu phát ròng bằng 0 trên thế giới cần 5,6 tỷ đô la đầu tư mỗi năm. Tuy nhiên, mục tiêu này chưa đạt được.
Tại sao cổ phiếu Nvidia giảm sau khi DeepSeek ra mắt lại là một đợt điều chỉnh thị trường lành mạnh?

Tại sao cổ phiếu Nvidia giảm sau khi DeepSeek ra mắt lại là một đợt điều chỉnh thị trường lành mạnh?

Cổ phiếu của Nvidia đã giảm 17% vào thứ Hai. Sự giảm giá này xuất phát từ lo ngại về sự cạnh tranh từ công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo Trung Quốc, DeepSeek
Lợi ích lâu dài từ sự dấn thân của Iceland vào "hành trình xanh"

Lợi ích lâu dài từ sự dấn thân của Iceland vào "hành trình xanh"

Trong cuộc đua toàn cầu về các giải pháp năng lượng bền vững, Iceland đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể, mang lại những lợi ích thiết thực cho người dân và tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững.
Dịp Tết Nguyên đán mang lại cơ hội lớn cho các ngành dịch vụ tại Trung Quốc

Dịp Tết Nguyên đán mang lại cơ hội lớn cho các ngành dịch vụ tại Trung Quốc

Tại Trung Quốc, Tết Nguyên đán không chỉ là dịp lễ quan trọng trong năm mà còn là giai đoạn kinh doanh bận rộn nhất, khi người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu mạnh tay hơn cho hàng hóa và dịch vụ sau một năm làm việc vất vả. Đây là thời điểm lý tưởng để các doanh nghiệp tận dụng cơ hội mở rộng thị trường và gia tăng doanh thu.
Những trụ cột đổi mới sáng tạo tại Hàn Quốc

Những trụ cột đổi mới sáng tạo tại Hàn Quốc

Từ một nước nghèo, Hàn Quốc đã vươn lên thành cường quốc kinh tế nhờ chiến lược đổi mới sáng tạo. Ba trụ cột chính giúp nước này thành công gồm đầu tư R&D, hợp tác công-tư và hệ thống giáo dục hiện đại.
Tổng thống Donald Trump có thể áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc từ 1/2

Tổng thống Donald Trump có thể áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc từ 1/2

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết lời đe dọa áp thuế 10% đối với toàn bộ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn đang được xem xét và có thể được thực hiện ngay trong tháng tới.
Lễ nhậm chức Tổng thống của ông Donald Trump năm 2025 sẽ diễn ra thế nào?

Lễ nhậm chức Tổng thống của ông Donald Trump năm 2025 sẽ diễn ra thế nào?

Ông Donald Trump sẽ chính thức nhậm chức Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ vào ngày 20/1/2025, trong một buổi lễ trang trọng tại Điện Capitol. Dự kiến sự kiện sẽ có sự tham gia của cả các chính khách nước ngoài.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẵn sàng tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 17 năm

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẵn sàng tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 17 năm

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản dự kiến tăng lãi suất lên mức cao nhất trong vòng 17 năm nhằm kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế. Tuy nhiên, bất ổn từ chính trường Mỹ có thể ảnh hưởng đến quyết định này.
Lễ nhậm chức của ông Donald Trump bị ảnh hưởng vì thời tiết khắc nghiệt

Lễ nhậm chức của ông Donald Trump bị ảnh hưởng vì thời tiết khắc nghiệt

Lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 20/1 sẽ được tổ chức bên trong Điện Capitol do thời tiết giá lạnh, đánh dấu lần đầu tiên sau 40 năm một buổi lễ nhậm chức tổng thống Mỹ phải chuyển vào trong nhà.
Kinh tế Trung Quốc năm 2024 tăng trưởng vượt dự báo

Kinh tế Trung Quốc năm 2024 tăng trưởng vượt dự báo

Tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm 2024 đạt 5,0%, cao hơn mức dự báo nhờ các biện pháp kích thích. Tuy nhiên, nguy cơ chiến tranh thương mại với Mỹ và nhu cầu nội địa yếu có thể cản trở đà phục hồi.