Thứ sáu 09/05/2025 11:58
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi): Kỳ vọng tạo bước ngoặt cho quỹ đất nhà ở xã hội

15/04/2023 10:58
Theo luật sư, thạc sĩ Phạm Thanh Tuấn, trọng tài viên Trung tâm trọng tài Thương mại và Công lý Việt Nam (VietJac), tại dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi), Chính phủ đề xu

Luật sư, thạc sĩ Phạm Thanh Tuấn cho rằng, nhiều chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại lựa chọn phương án nộp tiền sử dụng đất để thay thế cho nghĩa vụ dành 20% quỹ đất ở làm nhà ở xã hội khiến quỹ đất nhà ở xã hội đã thiếu lại càng thiếu.

Từ trước đến nay, xây dựng nhà ở xã hội, đặc biệt là phân khúc nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp tại đô thị thường được các chủ đầu tư bất động sản coi như món rau sống để ăn kèm trong "thực đơn" mà "món chính" được ưa thích là nhà ở thương mại.

Do những giới hạn về biên lợi nhuận mỏng (không quá 10% tổng mức đầu tư dự án), nhiều cơ chế, chính sách chưa thực sự ưu ái nên không nhiều chủ đầu tư mặn mà phát triển nhà ở xã hội. Trong bức tranh nhiều gam màu chưa thực sự tươi sáng không thể không nhắc đến khó khăn của việc tiếp cận quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội.

Thông thường, quỹ đất phát triển nhà ở xã hội được hình thành từ hai nguồn chủ yếu là các dự án nhà ở xã hội độc lập và quỹ đất 20% xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại. Trên thực tế, doanh nghiệp muốn xây dựng nhà ở xã hội khó tiếp cận với cả hai nguồn quỹ đất này.

Ảnh minh họa
Dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi) tạo kỳ vọng về bước ngoặt cho quỹ đất nhà ở xã hội.

Quỹ đất phát triển nhà ở xã hội được quy hoạch trong các dự án nhà ở xã hội độc lập thường ít được doanh nghiệp quan tâm bởi thủ tục hành chính trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội độc lập về cơ bản không có gì "ưu ái" hơn so với phát triển nhà ở thương mại.

Một số thủ tục pháp lý về phát triển nhà ở xã hộ liên quan đến xác nhận miễn tiền sử dụng đất, thủ tục xin phê duyệt giá bán nhà ở xã hội phức tạp hơn nhà ở thương mại. Khi không có lợi thế về giá bán (bị khống chế giá), hạn chế đối tượng mua (theo danh sách xác nhận của Sở Xây dựng), bị giới hạn về lợi nhuận 10% trong khi các thủ tục pháp lý phức tạp thì đương nhiên không nhiều doanh nghiệp hứng thú.

Cũng theo ông Tuấn, quỹ đất nhà ở xã hội 20% bố trí tại các dự án nhà ở thương mại chiếm phần đáng kể trong nguồn cung để xây dựng nhà ở xã hội thời gian qua. Ưu điểm của quỹ đất này là đã giải phóng xong mặt bằng, đầu tư đồng bộ về hạ tầng, hồ sơ pháp lý rõ ràng… thuận tiện cho việc xây dựng, nhưng lại không dễ để doanh nghiệp tiếp cận.

Theo quy định của Luật nhà ở, chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại được ưu tiên giao làm chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội trên quỹ đất 20%. Tuy nhiên, để sớm thu lợi nhuận, các chủ đầu tư sẽ ưu tiên xây dựng nhà ở thương mại trước. Phần nhà ở xã hội trong dự án nhà ở thương mại thường ít được chủ đầu tư quan tâm hoặc triển khai cầm chừng. Thậm chí, ngay cả khi không triển khai xây dựng, nhiều chủ đầu tư vẫn trì hoãn bàn giao quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội cho địa phương.

Pháp luật về nhà ở và pháp luật kinh doanh bất động sản hiện nay không có quy định cho phép chủ đầu tư được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án nhà ở xã hội cho chủ đầu tư khác tiếp tục triển khai xây dựng.

Do đó, doanh nghiệp muốn tiếp cận quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại cũng không hề đơn giản. Để có quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội, các doanh nghiệp thường chọn giải pháp liên kết, hợp tác với chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại để triển khai xây dựng phần nhà ở xã hội; chấp nhận chia sẻ một phần lợi nhuận từ nhà ở xã hội vốn đã ít.

Nhiều chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại lựa chọn phương án nộp tiền sử dụng đất để thay thế cho nghĩa vụ dành 20% quỹ đất ở làm nhà ở xã hội. Điều này gián tiếp góp phần tạo nên tình trạng quỹ đất nhà ở xã hội đã thiếu lại càng thiếu.

Theo thống kê của các địa phương, cho đến nay, trên địa bàn cả nước đã hoàn thành 301 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị và nhà ở công nhân khu công nghiệp, quy mô xây dựng khoảng 155.800 căn; đang tiếp tục triển khai 401 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 454.360 căn.

Đến năm 2020, Việt Nam có 2.256 dự án phát triển nhà ở thương mại nhưng chỉ có 1.040 dự án dành quỹ đất 20% để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, với tổng diện tích đất ở đã bố trí là 3.359,07 ha.

Dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi) có một quy định đáng chú ý liên quan đến quỹ đất phát triển nhà ở xã hội. Chính phủ đề xuất phương án các địa phương có trách nhiệm tự bố trí quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội. Địa phương có trách nhiệm trích một phần kinh phí thu được từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất để bồi thường giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho các dự án xây dựng nhà ở xã hội.

“Đây là một thay đổi mang tính bước ngoặt và triệt để. Quy định khi được thông qua sẽ góp phần tạo quỹ đất đáng kể cho các chủ đầu tư thay vì phụ thuộc vào quỹ đất 20% xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại”, ông Tuấn nói.

Hoài Anh

Tin bài khác
TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

Việc sáp nhập TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu hứa hẹn hình thành một siêu đô thị năng động, thúc đẩy phát triển kinh tế, đô thị vùng Đông Nam Bộ.
Vì sao thuê nhà là lựa chọn thực tế của giới trẻ hiện nay?

Vì sao thuê nhà là lựa chọn thực tế của giới trẻ hiện nay?

Trong bối cảnh giá bất động sản tăng “chóng mặt”, giới trẻ đang chuyển từ khát khao "an cư" sang lựa chọn thuê nhà như một cách để tối ưu hoá tài chính và linh hoạt cuộc sống.
Mua nhà ở xã hội: Cẩn thận mất trắng vì môi giới lừa đảo

Mua nhà ở xã hội: Cẩn thận mất trắng vì môi giới lừa đảo

Nhiều người dân tại Hà Nội đã mất hàng trăm triệu đồng khi tin vào lời hứa "suất ngoại giao" từ môi giới không chính thống. Chuyên gia cảnh báo cần thận trọng để tránh rủi ro tài chính.
Dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Mộc Bài có 4 nhà đầu tư quan tâm

Dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Mộc Bài có 4 nhà đầu tư quan tâm

Dự án cao tốc TP.HCM – Mộc Bài đang thu hút 4 nhà đầu tư theo hình thức BOT, trong đó có 2 đơn vị nước ngoài, với lộ trình triển khai gấp rút từ nay đến năm 2027.
Bộ Tài chính đề xuất áp thuế 20% lãi chuyển nhượng bất động sản: Sẽ thay đổi cách tính thuế nhà đất?

Bộ Tài chính đề xuất áp thuế 20% lãi chuyển nhượng bất động sản: Sẽ thay đổi cách tính thuế nhà đất?

Bộ Tài chính nghiên cứu phương án tính thuế 20% trên khoản lãi từ chuyển nhượng bất động sản, tương tự thuế thu nhập doanh nghiệp. Phương án mới nhằm đảm bảo công bằng và tối ưu nguồn thu ngân sách.
Lập tổ công tác đặc biệt di dời doanh nghiệp, giải phóng mặt bằng KCN Biên Hòa 1

Lập tổ công tác đặc biệt di dời doanh nghiệp, giải phóng mặt bằng KCN Biên Hòa 1

Ngày 5/5, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã có buổi làm việc với Trung tâm Phát triển quỹ đất và các sở ngành nhằm rà soát tiến độ chuyển đổi KCN Biên Hòa 1 thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ và triển khai kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025.
Vì sao biệt thự Hà Nội đang hút tiền nhà đầu tư dài hạn?

Vì sao biệt thự Hà Nội đang hút tiền nhà đầu tư dài hạn?

Thị trường biệt thự, nhà liền kề Hà Nội khởi sắc trở lại trong quý 1/2025. Tuy nhiên, sự chọn lọc trong nguồn cung và xu hướng tăng giá đòi hỏi nhà đầu tư cần chiến lược bền vững và tỉnh táo.
Bất động sản công nghiệp miền Bắc Quý 1 năm 2025 hút vốn ngoại

Bất động sản công nghiệp miền Bắc Quý 1 năm 2025 hút vốn ngoại

Quý I/2025, bất động sản công nghiệp miền Bắc tiếp tục thu hút mạnh mẽ vốn FDI, đặc biệt trong các ngành công nghệ cao như điện tử, bán dẫn, năng lượng tái tạo và trung tâm dữ liệu.
Bán lẻ đường phố hụt hơi trước sức mạnh trung tâm thương mại hiện đại

Bán lẻ đường phố hụt hơi trước sức mạnh trung tâm thương mại hiện đại

Mô hình bán lẻ đường phố tại TP.HCM đang đối mặt áp lực lớn từ bán lẻ hiện đại. Hành vi tiêu dùng thay đổi cùng ưu thế vận hành của trung tâm thương mại đang tái định hình thị trường.
Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê

Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê

Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê, mở ra cơ hội sở hữu nhà cho người thu nhập thấp. Tuy nhiên, liệu đây có phải là giải pháp hiệu quả?
Bất động sản chuyển mình với xu hướng công trình xanh carbon-neutral

Bất động sản chuyển mình với xu hướng công trình xanh carbon-neutral

Trong bối cảnh cam kết đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, thị trường bất động sản Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ với xu hướng phát triển công trình xanh và carbon-neutral.​
Bất động sản Bình Thuận: Thị trường cải thiện nhờ sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch

Bất động sản Bình Thuận: Thị trường cải thiện nhờ sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch

Theo số liệu ghi nhận, tâm lý thị trường Bất động sản Bình Thuận có phần cải thiện nhờ vào sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch của tỉnh, nhưng sự phục hồi này không đồng đều giữa các loại hình bất động sản.
Nguồn cung căn hộ TP.HCM Quý I/2025: Phân khúc nhà ở vừa túi tiền gặp khó

Nguồn cung căn hộ TP.HCM Quý I/2025: Phân khúc nhà ở vừa túi tiền gặp khó

Thị trường căn hộ TP.HCM năm 2025 đối mặt với sự thiếu hụt nguồn cung, đặc biệt ở phân khúc nhà ở vừa túi tiền, gây khó khăn cho người mua có ngân sách hạn chế.
Thành phố Sơn La đấu giá thành công 69 thửa đất, thu về gần 200 tỷ đồng

Thành phố Sơn La đấu giá thành công 69 thửa đất, thu về gần 200 tỷ đồng

Ngày 25/4, thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La) đã tổ chức thành công phiên đấu giá quyền sử dụng 88 thửa đất tại các khu dân cư quy hoạch trên địa bàn, thu hút sự tham gia của 162 khách hàng.
Huế: Thị trường bất động sản khởi sắc, tín hiệu phục hồi rõ nét

Huế: Thị trường bất động sản khởi sắc, tín hiệu phục hồi rõ nét

Thị trường bất động sản tại TP. Huế ghi nhận lượng giao dịch tăng, 11 dự án nhà ở xã hội được chấp thuận trong bối cảnh chính quyền thành phố tăng tốc đầu tư công, tháo gỡ vướng mắc để thúc đẩy thị trường BĐS phát triển bền vững.