Thứ ba 21/01/2025 06:18
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Bất động sản

Dự thảo Kế hoạch phát triển du lịch đường thủy tại TP Hồ Chí Minh

24/04/2023 17:16
Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh sẽ phối hợp UBND các quận dọc tuyến đầu tư các dịch vụ vui chơi, giải trí trên mặt nước như chèo SUP – thuyền kayak, team building,...

Thông tin từ Trung tâm báo chí TP Hồ Chí Minh, ngành du lịch Thành phố vừa gửi Văn phòng UBND Thành phố dự thảo Kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch đường thủy TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025, trong đó xác định du lịch đường thủy là một trong những sản phẩm chủ lực thu hút du khách với đa dạng về loại hình từ chèo kayak, đi bus sông, du thuyền, tàu nhà hàng ẩm thực, giải trí về đêm trên toàn tuyến sông Sài Gòn cho đến các sản phẩm tham quan du lịch trên kênh nội đô Nhiêu Lộc – Thị Nghè.

Trong kế hoạch, Sở Du lịch đề ra 2 giai đoạn, giai đoạn 2023-2024 sẽ cải thiện và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch đường thủy hiện có như tuyến du lịch đi Bình Quới hướng tuyến từ bến Bạch Đằng – sông Sài Gòn – kênh Thanh Đa – bến Khu du lịch Bình Quới, tuyến đi Củ Chi, tuyến đi Cần Giờ.

Dự thảo Kế hoạch phát triển du lịch đường thủy tại TP Hồ Chí Minh
Dự thảo Kế hoạch phát triển du lịch đường thủy tại TP Hồ Chí Minh.

Sở Du lịch cũng làm mới tuyến du lịch nội đô Nhiêu Lộc – Thị Nghè hướng tuyến từ bến Thị Nghè trở về phía thượng lưu đến bến chùa Candaransi trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè và ngược lại.

Sở Du lịch sẽ phối hợp UBND các quận dọc tuyến đầu tư các dịch vụ vui chơi, giải trí trên mặt nước như chèo SUP – thuyền kayak, các hoạt động team building, kết hợp với một số hoạt động mang tính lễ hội: thả hoa đăng, đua thuyền, sân khấu dưới nước, tái hiện chợ nổi… để thu hút du khách, từ đó kết hợp quảng bá, tăng mức độ quan tâm đến du lịch đường thủy.

Giai đoạn 2024-2025 sẽ tăng cường các dịch vụ du lịch trên sông, tái hiện chợ nổi tại khu vực cầu Tân Thuận định kỳ thứ Bảy, Chủ nhật hằng tuần. Xây dựng các mô hình phát triển du lịch như loại hình tàu nghỉ cao cấp qua đêm trải nghiệm trên sông Sài Gòn, Cần Giờ quy mô 50-200 phòng; tàu gỗ nhỏ vừa vận chuyển 10-50 khách nhằm kết nối với các khu vực kênh rạch nhỏ kết hợp với việc tham quan các di tích lịch sử, đình, chùa, làng nghề trên tuyến.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Giai đoạn này sẽ đầu tư các tuyến mới đi quận 7 (hướng tuyến từ bến Cầu Mống/bến Bạch Đằng – sông Sài Gòn – kênh Tẻ – rạch Ông Lớn – rạch Đỉa) với chương trình trải nghiệm dịch vụ vui chơi, giải trí dưới nước như chèo thuyền kayak, ca nô kéo… Hay tuyến du lịch mới liên quận 1, 4, 5, 6 và 8 (hướng tuyến từ bến Cầu Mống/bến Bạch Đằng – sông Sài Gòn – kênh Tẻ – kênh Tàu Hủ đến bến Bình Đông hoặc tiếp tục theo kênh Đôi đến đình Bình Đông).

Thành phố Thủ Đức sẽ có du lịch đường sông mới hướng tuyến từ bến Bạch Đằng – sông Sài Gòn – rạch Chiếc – rạch Ông Nhiêu – sông Tắc – sông Đồng Nai – đền chùa Hội Sơn.

Ngành du lịch TP HCM cũng dự kiến mở mới nhóm các sản phẩm du lịch thủy tầm xa từ trung tâm thành phố đi các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ và tuyến Châu Đốc (An Giang) để kết nối qua Campuchia. Tuyến xa thường phục vụ khách nhu cầu giải trí, thể thao, đánh golf, nghỉ dưỡng, tâm linh…

Để phát triển du lịch toàn tuyến, phấn đấu đến năm 2025 du lịch đường thủy trở thành một trong các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt, UBND TP Hồ Chí Minh đã có văn bản yêu cầu các sở, các quận huyện và thành phố Thủ Đức triển khai các nội dung tại hội nghị chuyên đề về phát triển vận tải hành khách, kết hợp du lịch bằng đường thủy trên địa bàn thành phố.

Theo ông Bùi Hòa An, Phó Giám đốc Sở GTVT TPHCM, Thành phố có mạng lưới giao thông đường thủy khá phát triển với tổng chiều dài 913 km (bằng 50% đường bộ) và bao gồm 101 tuyến (11 tuyến hàng hải, 5 tuyến đường thủy quốc gia, 83 tuyến đường thủy địa phương và 2 tuyến đường thủy chuyên dùng). Tuy nhiên, sự phát triển của hệ thống đường thủy hiện nay còn chưa tương xứng với tiềm năng.

Báo cáo của Sở Du lịch Thành phố cho thấy, 11 tháng đầu năm 2022, TPHCM đón 3,1 triệu lượt khách quốc tế và 27,9 triệu lượt khách nội địa; tuy nhiên, trong đó, khách đi bằng đường thủy chỉ có 342.800 lượt khách, chiếm 1,14% tổng khách du lịch.

Hiện nay TPHCM có 4 tuyến sông chính: Sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Soài Rạp và sông Lòng Tàu với hệ thống kênh rạch kết nối tạo ra mạng lưới đường thủy liên kết với các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu và đặc biệt kết nối với các tỉnh ĐBSCL.

Thành phố hiện đã hình thành các tuyến vận tải hành khách kết hợp du lịch đường thủy như: Tuyến cố định gồm Tuyến buýt đường thủy số 1 từ bến Bạch Đằng ở Quận 1 đi bến Linh Đông (TP. Thủ Đức); tuyến vận tải hành khách bằng tàu cao tốc từ bến Bạch Đằng đi Củ Chi, Thủ Dầu Một (Bình Dương); tuyến vận tải hành khách bằng tàu cao tốc từ bến Bạch Đằng đi Vũng Tàu.

Ngoài ra, còn có Tuyến du lịch bằng du thuyền, tàu nhà hàng, ẩm thực giải trí về đêm trên sông Sài Gòn đoạn từ hạ lưu sông đến Mũi Đèn Đỏ; Tuyến các thuyền nhỏ hướng dẫn tham quan du lịch nội đô trên kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè. Các tuyến vận tải hành khách du lịch đi theo hợp đồng chuyến từ các tuyến ở trung tâm thành phố đi Nhà Bè, Cần Giờ, Củ Chi, Đồng Nai, Bình Dương và các tỉnh ĐBSCL.

PV (t/h)

Tin bài khác
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo mạnh tay xử lý thao túng và đầu cơ bất động sản, ổn định thị trường địa ốc

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo mạnh tay xử lý thao túng và đầu cơ bất động sản, ổn định thị trường địa ốc

Những chỉ đạo và hành động thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc xây dựng một thị trường bất động sản minh bạch, lành mạnh, đồng thời xử lý triệt để các hành vi gây bất ổn và trục lợi.
Khó khăn của thị trường bất động sản Bình Thuận và kiến nghị tháo gỡ

Khó khăn của thị trường bất động sản Bình Thuận và kiến nghị tháo gỡ

Tỉnh Bình Thuận đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc triển khai các dự án bất động sản, gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Doanh nghiệp bất động sản “đua nhau” tìm quỹ đất mới đầu năm 2025

Doanh nghiệp bất động sản “đua nhau” tìm quỹ đất mới đầu năm 2025

Doanh nghiệp bất động sản vào cuộc đua "săn" quỹ đất trong năm 2025 đang diễn ra mạnh mẽ, nhiều tập đoàn lớn tích cực mở rộng và đầu tư vào các dự án chiến lược tại các khu vực trọng điểm.
Hà Nội có 8 dự án nhà ở xã hội, với hơn 1.500 căn hộ

Hà Nội có 8 dự án nhà ở xã hội, với hơn 1.500 căn hộ

Hà Nội vừa phê duyệt 8 dự án nhà ở xã hội, cung cấp hơn 1.500 căn hộ cho người dân. Các dự án này sẽ thúc đẩy thị trường nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng tăng
Triển vọng thị trường Bất Động Sản ven biển Bình Thuận 2025

Triển vọng thị trường Bất Động Sản ven biển Bình Thuận 2025

Thị trường bất động sản ven biển đang có dấu hiệu chững lại, tuy nhiên, theo chuyên gia bất động sản giai đoạn 2025-2026 sẽ là thời điểm thị trường này khởi sắc trở lại. Đây là cơ hội vàng cho Bình Thuận, một thị trường mới nổi đầy tiềm năng với lợi thế về du lịch.
Thị trường nhà kho, xưởng xây sẵn miền Bắc có tỷ lệ lấp đầy 88%

Thị trường nhà kho, xưởng xây sẵn miền Bắc có tỷ lệ lấp đầy 88%

Thị trường nhà kho và xưởng xây sẵn tại Việt Nam đã ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ với tỷ lệ lấp đầy cao và giá thuê tăng. Tuy nhiên, sự cạnh tranh cũng đang ngày càng gay gắt.
Nhiều “ông lớn” triển khai dự án, nguồn cung bất động sản sẽ bứt phá

Nhiều “ông lớn” triển khai dự án, nguồn cung bất động sản sẽ bứt phá

Quý đầu năm 2025, thị trường bất động sản chứng kiến sự bứt phá với nguồn cung mới từ hơn 100 dự án lớn. Các chủ đầu tư chú trọng pháp lý và hợp tác mở rộng kênh phân phối.
Điểm khác biệt của thị trường bất động sản Hà Nội trong chu kỳ mới

Điểm khác biệt của thị trường bất động sản Hà Nội trong chu kỳ mới

Năm 2025, thị trường bất động sản Hà Nội bước vào chu kỳ phát triển mới, với sự thay đổi mạnh mẽ từ pháp lý, nguồn cung, giá cả và sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài.
Khó khăn trong chuyển đổi đất ở Hà Nội vì giá đất tăng mạnh?

Khó khăn trong chuyển đổi đất ở Hà Nội vì giá đất tăng mạnh?

Bảng giá đất mới của Hà Nội khiến nhiều người dân và nhà đầu tư phải điều chỉnh kế hoạch chuyển đổi và đầu tư đất, tạo ra cơ hội và thách thức mới trên thị trường.
Giải pháp cởi nút thắt phân hóa thị trường bất động sản nhà ở

Giải pháp cởi nút thắt phân hóa thị trường bất động sản nhà ở

Thị trường bất động sản năm 2024 đã phục hồi nhưng vẫn tồn tại sự phân hóa giữa các phân khúc. Để thị trường phát triển bền vững, cần những chính sách tháo gỡ các "nút thắt" cục bộ.
Thách thức nguồn cung của thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM

Thách thức nguồn cung của thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM

Dự báo nguồn cung bất động sản TP.HCM cải thiện vào năm 2025, song phân khúc nhà ở giá rẻ vẫn khan hiếm, các khu vực vệ tinh sẽ trở thành lựa chọn tiềm năng.
Khởi công cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vào tháng 9/2025

Khởi công cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vào tháng 9/2025

Sáng 7/1, lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông cho biết đã chỉ đạo các ngành, địa phương hoàn thiện các thủ tục cuối cùng để khởi công cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vào tháng 9/2025.
Bình thuận: Đẩy mạnh công tác quy hoạch đô thị và xây dựng

Bình thuận: Đẩy mạnh công tác quy hoạch đô thị và xây dựng

Bình Thuận hiện có 14 đô thị với 10 đơn vị hành chính, bao gồm thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi và 12 thị trấn. Tuy nhiên, công tác quy hoạch đang gặp nhiều thách thức cần được tháo gỡ.
Cầu nhà ở sẽ phục hồi khi niềm tin của nhà đầu tư trở lại

Cầu nhà ở sẽ phục hồi khi niềm tin của nhà đầu tư trở lại

Thị trường bất động sản tiếp tục phục hồi mạnh mẽ, với sự gia tăng giao dịch và nhu cầu mua nhà thực. Đặc biệt, đầu tư bất động sản ngày càng sôi động nhờ nguồn cung cải thiện.
Cơ hội và tiềm năng của phân khúc bất động sản bán lẻ Việt Nam

Cơ hội và tiềm năng của phân khúc bất động sản bán lẻ Việt Nam

Bất động sản bán lẻ Việt Nam đang nổi lên mạnh mẽ nhờ vào sự phát triển của các trung tâm thương mại, dân số trẻ, và tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những thách thức cần vượt qua để khai thác tối đa tiềm năng.