Chủ nhật 20/04/2025 22:16
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Doanh nghiệp cần biết: Hướng dẫn tạm thời về vận tải đường thủy nội địa và hàng hải trong thời gian phòng, chống dịch

30/08/2021 16:46
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu thuyền viên, người lái phương tiện phải khai báo y tế thông qua phần mềm NCOVI, Bluezone, tokhaiyte.vn...

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Xuân Sang đã ký Quyết định số 1589/QĐ-BGTVT ban hành Hướng dẫn tạm thời về tổ chức giao thông, kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải hàng hải trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19.

Với đường bờ biển dài 3.200 km cùng 19.000 km đường thủy nội địa và 45 tuyến chính được sử dụng để vận chuyển hàng hóa, Việt Nam đang khai thác tốt mạng lưới đường thủy nội địa cho hoạt động vận tải và được đánh giá còn nhiều tiềm năng để mở rộng phát triển

Với đường bờ biển dài 3.200 km cùng 19.000 km đường thủy nội địa và 45 tuyến chính được sử dụng để vận chuyển hàng hóa, Việt Nam đang khai thác tốt mạng lưới đường thủy nội địa cho hoạt động vận tải và được đánh giá còn nhiều tiềm năng để mở rộng phát triển.

Mục đích ban hành Hướng dẫn nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống cảng biển Việt Nam và tàu thuyền hoạt động trong cảng, duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa thông suốt, liên tục trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19; Không làm lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 từ tàu thuyền lên cảng và ngược lại; không làm lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 từ bên ngoài vào trong cảng.

Hướng dẫn yêu cầu các cơ quan liên quan bảo đảm tính chủ động, thống nhất, đồng bộ trong quá trình triển khai thực hiện các giải pháp về phòng, chống dịch Covid-19 tại các địa phương khi áp dụng các cấp độ phòng chống dịch khác nhau theo quy định của pháp luật và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 (Chỉ thị số 16/CT-TTg) và các văn bản chỉ đạo khác của cấp có thẩm quyền. Đồng thời, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng biển trong chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện hoạt động vận tải bằng tàu biển trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị số 16/CT-TTg.

Theo đó, có những nội dung cơ bản cần mà doanh nghiệp, người dân thực hiện vận tải đường thủy nội địa, vận tải hàng hải cần biết, cụ thể như sau:

Đối tượng áp dụng Hướng dẫn là các tổ chức, cá nhân thuộc ngành Giao thông vận tải liên quan đến hoạt động vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, nội địa tại cảng biển.

Với vận tải đường thủy nội địa, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu thuyền viên, người lái phương tiện phải khai báo y tế thông qua phần mềm NCOVI, Bluezone, tokhaiyte.vn... và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định 5K của Bộ Y tế. Luôn cài đặt và bật ứng dụng Bluezone để cảnh báo tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19.

Phải có Giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 (test nhanh hoặc bằng phương pháp RT-PCR) được thực hiện trong vòng 72 giờ kể từ khi lấy mẫu xét nghiệm.

Trong thời gian hành trình trên tuyến (từ khi rời cảng bến cuối cùng đến khi cập cảng, bến gần nhất), nếu Giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 hết hiệu lực, thì được kéo dài thời gian hiệu lực của giấy xét nghiệm đến khi phương tiện cập cảng, bến thủy nội địa gần nhất theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.

Đơn vị vận tải yêu cầu thuyền viên, người lái phương tiện trong suốt hành trình chỉ ở trên phương tiện, hạn chế tối đa tiếp xúc với người ngoài, bảo đảm thuyền viên trên phương tiện có giấy xét nghiệm còn hiệu lực.

Quá trình phương tiện hành trình trên tuyến đường thủy nội địa phải đi thẳng từ cảng, bến xuất phát đến cảng, bến đích ghi trên giấy phép rời cảng, bến cuối cùng.

Trong thời gian lưu tại cảng, bến thủy nội địa, thuyền viên, người lái phương tiện không được lên bờ, trừ trường hợp bất khả kháng liên quan đến cấp cứu, an toàn cho phương tiện và do điều kiện thời tiết như bão, lũ...

Với hoạt động vận tải hàng hải, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu tất cả tổ chức, cá nhân vào làm việc trong khu vực cảng phải tuân thủ các quy định phòng chống dịch của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) địa phương và doanh nghiệp cảng; có Giấy xét nghiệm SARS-CoV-2 kết quả âm tính trong vòng 72 giờ theo quy định của Bộ Y tế và CDC địa phương.

Về khai báo y tế và kiểm dịch y tế đối với tàu thuyền, tàu biển từ nước ngoài và tàu thuyền Việt Nam hoạt động tuyến nội địa trong vòng 14 ngày có hoạt động trong khu vực cảng thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg trước khi đến cảng biển thì thuyền trưởng khai báo tình hình sức khỏe thuyền viên trên tàu trong thời gian tối thiểu 14 ngày và việc thay đổi thuyền viên (nếu có) trong 14 ngày qua để cung cấp cho CDC hoặc cơ quan y tế địa phương để đánh giá nguy cơ và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định trước khi cho tàu vào cảng làm hàng, bảo đảm loại trừ các nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh ra cộng đồng khi tàu vào cảng.

Trước khi tàu biển vào cảng, tàu biển phải vào vị trí được chỉ định bởi Cảng vụ hàng hải để tiến hành các thủ tục kiểm dịch. Tàu biển chỉ được phép làm hàng sau khi thực hiện xong các thủ tục kiểm dịch và được sự đồng ý của CDC.

CDC hoặc cơ quan y tế tiến hành kiểm tra, xét nghiệm thuyền viên và tổ chức đưa các thuyền viên bị nhiễm hoặc có nguy cơ nhiễm bệnh COVID-19 lên bờ, bảo đảm tàu biển an toàn khi cho tàu vào cảng làm hàng.

Bộ Giao thông Vận tải cũng đồng thời ban hành hướng dẫn tạm thời về tổ chức giao thông, kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải đường thủy nội địa trong thời gian dịch bệnh.

Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phải đảm bảo hệ thống báo hiệu trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia, thực hiện điều tiết giao thông tại các vị trí trọng yếu để đảm bảo giao thông đường thủy nội địa được thông suốt, an toàn.

Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, thành phố có trách nhiệm tham mưu cấp có thẩm quyền tại địa phương xem xét, cho phép một số cảng, bến thủy nội địa hàng hóa đáp ứng các yêu cầu về an toàn phòng, chống dịch.

Phối hợp với cơ quan chức năng địa phương thực hiện xét nghiệm nhanh Covid-19 tại cảng, bến thủy nội địa, tại các chốt kiểm soát trên đường thủy.

Đáng chú ý, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu không làm phát sinh các thủ tục và yêu cầu làm ảnh hưởng đến hoạt động xếp dỡ hàng hóa tại cảng biển.

Phương Ngân

Tin bài khác
Nghị định số 87/2025/NĐ-CP: 30.000 doanh nghiệp, hộ dân được giảm tiền thuê đất

Nghị định số 87/2025/NĐ-CP: 30.000 doanh nghiệp, hộ dân được giảm tiền thuê đất

Ngày 11/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 87/2025/NĐ-CP, quy định về việc giảm tiền thuê đất năm 2024. Theo đó, các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp sẽ được giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2024.
Tăng cường giải pháp xử lý tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường giải pháp xử lý tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Bộ Nội vụ đang xây dựng Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH liên quan đến hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.
Ngân hàng Nhà nước đề xuất sửa quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước đề xuất sửa quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang xây dựng dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2024/TT-NHNN ban hành ngày 01/7/2024, liên quan đến việc kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng (TCTD).
Bộ Công an đề xuất tăng nặng hình phạt đối với các tội gian lận, trốn đóng bảo hiểm

Bộ Công an đề xuất tăng nặng hình phạt đối với các tội gian lận, trốn đóng bảo hiểm

Bộ Công an đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Bộ luật Hình sự, trong đó đề xuất nâng mức định lượng tiền làm căn cứ xác định khung hình phạt đối với các tội gian lận, trốn đóng bảo hiểm nhằm phù hợp với biến động giá cả và thực tiễn áp dụng pháp luật.
Đề xuất bãi bỏ Thông tư liên tịch về quản lý tài chính đào tạo lái xe

Đề xuất bãi bỏ Thông tư liên tịch về quản lý tài chính đào tạo lái xe

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Thông tư bãi bỏ Thông tư liên tịch số 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT, hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính trong đào tạo lái xe cơ giới đường bộ.
Cán bộ, công chức không bị giảm thu nhập trong 6 tháng sau sắp xếp hành chính

Cán bộ, công chức không bị giảm thu nhập trong 6 tháng sau sắp xếp hành chính

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025, chính thức có hiệu lực từ ngày 15/4/2025. Một trong những nội dung đáng chú ý của nghị quyết này là quy định về chính sách lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức bị ảnh hưởng bởi việc sắp xếp.
Gỡ vướng tài chính cho doanh nghiệp triển khai 5G toàn quốc

Gỡ vướng tài chính cho doanh nghiệp triển khai 5G toàn quốc

Nghị định số 88/2025/NĐ-CP ban hành các quy định cụ thể về điều kiện và căn cứ để hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp viễn thông trong việc đẩy nhanh triển khai hạ tầng mạng 5G trên phạm vi toàn quốc.
Đề xuất thu phí 5 tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư với mức từ 900 - 1.300 đồng/km

Đề xuất thu phí 5 tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư với mức từ 900 - 1.300 đồng/km

Cục Đường bộ Việt Nam vừa gửi Bộ Xây dựng đề án về việc khai thác và thu phí 5 tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức phí dự kiến dao động từ 900 đến 1.300 đồng mỗi kilomet.
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch cắt giảm ít nhất 30% điều kiện đầu tư, kinh doanh

Bộ Công Thương ban hành kế hoạch cắt giảm ít nhất 30% điều kiện đầu tư, kinh doanh

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 987/QĐ-BCT về kế hoạch rà soát và cắt giảm điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương, dự kiến thực hiện trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6/2025.
Bộ Xây dựng quyết định cắt giảm mạnh các điều kiện đầu tư kinh doanh

Bộ Xây dựng quyết định cắt giảm mạnh các điều kiện đầu tư kinh doanh

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng vừa ký Quyết định số 383/QĐ-BXD, ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 66/NQ-CP của Chính phủ về chương trình cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm 2025.
Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ 4 thông tư trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ 4 thông tư trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Tăng cường kiểm soát nguyên liệu sản xuất để ngăn gian lận xuất xứ

Tăng cường kiểm soát nguyên liệu sản xuất để ngăn gian lận xuất xứ

Nhằm ngăn chặn tình trạng gian lận về xuất xứ hàng hóa, Bộ Công Thương vừa ban hành văn bản số 2515/BCT-XNK, yêu cầu siết chặt việc quản lý nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu.
Sửa Luật Ngân sách Nhà nước: Trao thêm quyền cho địa phương, thúc đẩy tự chủ tài chính

Sửa Luật Ngân sách Nhà nước: Trao thêm quyền cho địa phương, thúc đẩy tự chủ tài chính

Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách Nhà nước nhằm tăng cường phân cấp, trao quyền tự quyết, tự làm và tự chịu trách nhiệm cho các địa phương trong quản lý, sử dụng ngân sách.
Đề xuất chi 15.000 tỷ đồng hỗ trợ chính sách cho hơn 16.000 công chức xã không đạt tiêu chuẩn

Đề xuất chi 15.000 tỷ đồng hỗ trợ chính sách cho hơn 16.000 công chức xã không đạt tiêu chuẩn

Bộ Nội vụ vừa đề xuất sử dụng khoảng 15.000 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước để giải quyết chính sách cho hơn 16.000 cán bộ, công chức cấp xã không đạt yêu cầu về vị trí việc làm sau quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính.
Sửa Luật Doanh nghiệp để siết chặt vốn “ảo”, minh bạch hóa hoạt động doanh nghiệp

Sửa Luật Doanh nghiệp để siết chặt vốn “ảo”, minh bạch hóa hoạt động doanh nghiệp

Chiều 10/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú chủ trì cuộc họp Hội đồng thẩm định dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp, trong đó tập trung vào việc tăng cường kiểm soát vốn điều lệ "ảo" và đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động doanh nghiệp.