Chủ nhật 06/07/2025 01:53
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Lạng Sơn: Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi lăng được đầu tư theo hình thức BOT

Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT và Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng), với tổng chiều dài khoảng 112km.
Lãnh đạo 2 tỉnh Lạng Sơn và Lào Cai bàn về phát triển kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng Khu công nghiệp VSIP

Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 02 dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải đó là: Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT và Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng), với tổng chiều dài khoảng 112km.

Các dự án có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của cả nước nói chung và 02 tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng nói riêng; việc thúc đẩy tiến độ thực hiện các dự án góp phần hoàn thành mục tiêu phấn đấu theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ đến hết năm 2025 hoàn thành ít nhất 3.000km đường bộ cao tốc trên cả nước.

Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị-Chi Lăng theo hình thức BOT
Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị-Chi Lăng theo hình thức BOT

Trong thời gian qua, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã thường xuyên kiểm tra, tổ chức các cuộc họp để đôn đốc, ban hành nhiều văn bản, Thông báo kết luận1 để chỉ đạo giải quyết các khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án; các sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố đã cố gắng, nỗ lực tập trung triển khai thực hiện công tác đầu tư, giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng, đến nay đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Tuy nhiên một số nhiệm vụ đặt ra chưa hoàn thành hoặc chậm thực hiện do đó tiến độ thực hiện chưa đạt yêu cầu theo mong muốn. Để đáp ứng tiến độ hoàn thành xây dựng các khu tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật và bàn giao toàn bộ mặt bằng dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng và tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnhCao Bằng) trước ngày 31 tháng 12 năm 2024 theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 80/CĐ-TTg ngày 16/8/2024, Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị tập trung thực hiện.

Chủ đầu tư, Doanh nghiệp dự án khẩn trương thực hiện hoàn thiện việcxác định mốc giải phóng mặt bằng đối với các vị trí bãi đổ thải, mỏ đất, đoạnchỉnh tuyến, bổ sung cọc mốc phụ phản ánh chính xác phạm vi thu hồi đất (nếu có) để bàn giao vị trí mốc cho Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố làm cơ sởthực hiện công tác đo đạc, thống kê, kiểm đếm, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giải phóng mặt bằng dự án đảm bảo tiến độ theo kế hoạch.

Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Yêu cầu Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố có dự án đi qua tập trung huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân; phối hợp đảm bảo chặt chẽ, nhịp nhàng, linh hoạt trong tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật về đất đai hiện hành; ưu tiên giải phóng mặt bằng tại các mũi thi công theo kế hoạch đề xuất của doanh nghiệp dự án, các vị trí xây dựng cầu, hầm chui, xây dựng khu tái định cư; đồng thời kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án. Mục tiêu phấn đấu bàn giao toàn bộ mặt bằng của 02 dự án trước ngày 31 tháng 12 năm 2024.

Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố nơi thực hiện dự án tập trung chỉ đạo, nghiên cứu quy định chuyển tiếp về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 254 Luật Đất đai, Điều 1 Nghị định số 88/2024/NĐ-CP ngày 15/7/2024 của Chính phủ và Công văn số 1054/UBND-KT ngày 31/7/2024 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện xây dựng kế hoạch thu hồi đất theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 102/2024/NĐ-CP ngày 30/7/2024 của Chính phủ, trong đó xác định rõ thời gian thực hiện, phân công tổ chức, đơn vị thực hiện đối với các nội dung trong kế hoạch thu hồi đất.

Chỉ đạo thực hiện trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Điều 87 Luật Đất đai, trong đó chú ý thực hiện đúng các quy định về: tổ chức họp với người có đất trong khu vực thu hồi; thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc kiểm đếm; lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 88/2024/NĐ-CP ngày 15/7/2024 của Chính phủ.

Chỉ đạo thực hiện đúng nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 91 Luật Đất đai, trong đó lưu ý việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có Quyết định thu hồi đất theo quy định tại khoản 6 Điều 91 và Điều 111 Luật Đất đai.

Chỉ đạo rà soát việc bồi thường bằng đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 96, Điều 98, Điều 99 Luật Đất đai và Điều 11 Nghị định số 88/2024/NĐ-CP ngày 15/7/2024 của Chính phủ.

Kịp thời báo cáo các khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp thực hiện các trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với từng dự án.

Yêu cầu Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương xây dựng Quyết định ban hành Đơn giá bồi thường về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, bồi thường chi phí di chuyển tài sản khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh và Quyết định ban hành Quy định đơn giá cây trồng, vật nuôi áp dụng trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn theo yêu cầu tại Quyết định số 779/QĐ-UBND ngày 26/4/2024 của Uỷ ban nhân dân tỉnh để áp dụng trong quá trình thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án.

Về tái định cư: Yêu cầu Uỷ ban nhân dân các huyện Cao Lộc, Văn Lãng, Tràng Định khẩn trương thực hiện di chuyển xong các công trình hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án; xây dựng các khu tái định cư đảm bảo có đất bố trí tái định cư cho các hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở, thời gian hoàn thành theo nội dung Thông báo số 451/TB-UBND ngày 16/8/2024 của Uỷ ban nhân dân tỉnh, chậm nhất ngày 30/9/2024. Sở Xây dựng tập trung thẩm định các dự án xây dựng khu tái định cư đảm bảo tiến độ khi các huyện trình.

Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố có dự án cao tốc đi qua khẩn trương tổ chức giải phóng mặt bằng các vị trí bãi đổ thải của dự án đã được phê duyệt theo thiết kế và phù hợp với quy hoạch để bàn giao mặt bằng bãi đổ đất thừa phục vụ dự án; rà soát, nghiên cứu trên địa bàn, gần tuyến cao tốc có vị trí cần san lấp mặt bằng (với điều kiện phải đảm bảo đầy đủ thủ tục pháp lý), xem xét tận dụng đất thừa trong thi công dự án cao tốc; hoặc xem xét cung cấp cho các dự án khác (đã đảm bảo đầy đủ các thủ tục pháp lý) và phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, góp phần giải quyết vấn đề thiếu bãi đổ thải, tiết kiệm vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ động hướng dẫn các huyện, thành phố khẩn trương thực hiện các trình tự, thủ tục bổ sung, cập nhật chỉ tiêu sử dụng đất bãi thải trong điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch cấp huyện.

Sở Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh, Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án phối hợp chặt chẽ, khẩn trương thực hiện các nội dung chỉ đạo tại Thông báo số 480/TB-UBND ngày 31/8/2024 của Uỷ ban nhân dân tỉnh liên quan đến phương án tận dụng đất dư thừa của giai đoạn 1 để đắp nền cho giai đoạn hoàn chỉnh Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT.

Về thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, sử dụng rừng tại dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng: Giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Nghị quyết trong tháng 9/2024. Chủ đầu tư, Doanh nghiệp dự án thực hiện phương án trồng rừng thay thế theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; phương án sử dụng tầng đất mặt và trách nhiệm nộp tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa theo quy định của pháp luật về trồng trọt.

Đề nghị Tổng công ty Điện lực Miền Bắc, Công ty Điện lực Lạng Sơn và các Nhà mạng Viễn thông hỗ trợ Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, chủ đầu tư, Doanh nghiệp dự án trong triển khai các thủ tục để hoàn thành di dời đường điện, đường truyền viễn thông bị ảnh hưởng bởi dự án; tập trung nguồn vật tư, nhân lực để triển khai di dời, rút ngắn thời gian phê duyệt phương án cắt điện, cắt mạng để thực hiện di dời; đảm bảo mục tiêu phấn đấu bàn giao toàn bộ mặt bằng của 02 dự án trước ngày 31 tháng 12 năm 2024.

Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch tiến độ thực hiện các nội dung của dự án, cam kết tiến độ giải phóng mặt bằng gửi Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh, Sở Giao thông vận tải và Chủ đầu tư, Doanh nghiệp dự án trước ngày 25 hằng tháng. Chủ đầu tư, Doanh nghiệp dự án phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh, Sở Giao thông vận tải lập tổng tiến độ thi công dự án gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh trước ngày 30 hằng tháng.

Sở Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện dự án, kịp thời tổng hợp, báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết các nội dung phát sinh (vượt thẩm quyền), nhằm đảm bảo yêu cầu chất lượng, tiến độ dự án.

Tin bài khác
6 tháng đầu năm 2025: Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng tới 9,2%

6 tháng đầu năm 2025: Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng tới 9,2%

Tính chung 6 tháng đầu năm 2025, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp ước tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2020 đến nay.
Sản phẩm OCOP – từ địa phương hướng tới thương hiệu Việt Nam toàn cầu

Sản phẩm OCOP – từ địa phương hướng tới thương hiệu Việt Nam toàn cầu

Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) đang bước vào giai đoạn phát triển mới với kỳ vọng vượt ra khỏi phạm vi địa phương để định hình như một thương hiệu quốc gia, hội nhập vững chắc vào thị trường quốc tế.
Thành phố Đà Nẵng mới với nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển

Thành phố Đà Nẵng mới với nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển

Thành phố Đà Nẵng mới sở hữu 2 sân bay quốc tế, 2 cảng biển loại và hệ thống giao thông khá đồng bộ, kết nối liên hoàn theo trục Bắc - Nam và Đông - Tây. Tất cả sẽ tạo nền tảng vững chắc để Đà Nẵng phát triển trong giai đoạn tới.
Hà Nội đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực then chốt vào năm 2030

Hà Nội đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực then chốt vào năm 2030

Thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, Hà Nội đang triển khai lộ trình cụ thể với nhiều mục tiêu tham vọng nhằm phát huy tối đa vai trò của khu vực tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội.
Du lịch hồi sinh hàng không Việt bứt tốc vươn tầm quốc tế

Du lịch hồi sinh hàng không Việt bứt tốc vươn tầm quốc tế

Đà phục hồi du lịch bùng nổ đang là bệ phóng cho hàng không Việt. Các hãng bay tăng cường đội tàu, mở rộng mạng lưới, khẳng định vị thế trên bản đồ khu vực.
TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công đạt gần 40%, GRDP tăng hơn 6,5%

TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công đạt gần 40%, GRDP tăng hơn 6,5%

Trong 6 tháng đầu năm, GRDP của TP. Hồ Chí Minh cũ tăng 7,82%; nếu tính chung sau sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, mức tăng trưởng đạt 6,56%.
Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi (mới) sẽ có nhiều lợi thế để phát triển

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi (mới) sẽ có nhiều lợi thế để phát triển

Sau khi hợp nhất với tỉnh Kon Tum thành tỉnh Quảng Ngãi (mới) sở hữu vị trí địa chiến lược quan trọng, kết nối Đông - Tây, Bắc – Nam, sự kết hợp độc đáo giữa kinh tế biển với kinh tế rừng và nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để kết nối thông suốt từ vùng núi đến vùng biển sẽ mở ra không gian rộng lớn và nhiều lợi thế để phát triển.
Vốn FDI “gấp đôi” đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025

Vốn FDI “gấp đôi” đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy bất ốn, vốn FDI đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt 3,677 tỷ USD, tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Tăng trưởng ngược chiều thế giới

Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Tăng trưởng ngược chiều thế giới

Chiều 3/7, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2025 với nhiều điểm sáng đáng chú ý, trong bối cảnh thế giới tiếp tục đối mặt với suy giảm tăng trưởng và bất định địa chính trị.
Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về 'deal' thuế quan đối ứng Mỹ - Việt?

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn cho rằng, việc thỏa thuận được mức thuế đối ứng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là 20% là một thành công và kể cả mức 40% cho hàng transshipping cũng rất tích cực.
Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính vừa công bố hướng dẫn xử lý tài chính và tài sản công sau khi sắp xếp theo mô hình hai cấp, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, tránh lãng phí.
Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Tối 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump để trao đổi về quan hệ song phương và đàm phán thương mại, trong đó có nội dung trọng tâm liên quan đến thuế đối ứng giữa hai nước.
Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Điểm nổi bật của Luật PPP sửa đổi và Nghị định ban hành ngày 1/7/2025 mở đường cho đầu tư vào khoa học – công nghệ và chuyển đổi số là phân cấp mạnh, ưu đãi lớn, chỉ định nhà đầu tư có công nghệ chiến lược.
Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Từ năm 2026, hộ kinh doanh sẽ bị phân loại theo 4 mức doanh thu, thay thế thuế khoán nhằm tạo sự minh bạch và bình đẳng giữa hộ kinh doanh, doanh nghiệp và người lao động.
Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Ngày 30/6/2025, Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 4756/BCT-PC nhằm phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021–2025. Văn bản là phản hồi Công văn số 2965/BTP-PB&TG ngày 28/5/2025 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.