Chủ nhật 24/11/2024 00:57
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Lạng Sơn: Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi lăng được đầu tư theo hình thức BOT

17/09/2024 15:08
Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng và Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng- Trà Lĩnh, với tổng chiều dài 112km theo hình thức BOT.
Lãnh đạo 2 tỉnh Lạng Sơn và Lào Cai bàn về phát triển kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng Khu công nghiệp VSIP

Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 02 dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải đó là: Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT và Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng), với tổng chiều dài khoảng 112km.

Các dự án có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của cả nước nói chung và 02 tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng nói riêng; việc thúc đẩy tiến độ thực hiện các dự án góp phần hoàn thành mục tiêu phấn đấu theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ đến hết năm 2025 hoàn thành ít nhất 3.000km đường bộ cao tốc trên cả nước.

Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị-Chi Lăng theo hình thức BOT
Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị-Chi Lăng theo hình thức BOT

Trong thời gian qua, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã thường xuyên kiểm tra, tổ chức các cuộc họp để đôn đốc, ban hành nhiều văn bản, Thông báo kết luận1 để chỉ đạo giải quyết các khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án; các sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố đã cố gắng, nỗ lực tập trung triển khai thực hiện công tác đầu tư, giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng, đến nay đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Tuy nhiên một số nhiệm vụ đặt ra chưa hoàn thành hoặc chậm thực hiện do đó tiến độ thực hiện chưa đạt yêu cầu theo mong muốn. Để đáp ứng tiến độ hoàn thành xây dựng các khu tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật và bàn giao toàn bộ mặt bằng dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng và tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnhCao Bằng) trước ngày 31 tháng 12 năm 2024 theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 80/CĐ-TTg ngày 16/8/2024, Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị tập trung thực hiện.

Chủ đầu tư, Doanh nghiệp dự án khẩn trương thực hiện hoàn thiện việcxác định mốc giải phóng mặt bằng đối với các vị trí bãi đổ thải, mỏ đất, đoạnchỉnh tuyến, bổ sung cọc mốc phụ phản ánh chính xác phạm vi thu hồi đất (nếu có) để bàn giao vị trí mốc cho Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố làm cơ sởthực hiện công tác đo đạc, thống kê, kiểm đếm, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giải phóng mặt bằng dự án đảm bảo tiến độ theo kế hoạch.

Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Yêu cầu Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố có dự án đi qua tập trung huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân; phối hợp đảm bảo chặt chẽ, nhịp nhàng, linh hoạt trong tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật về đất đai hiện hành; ưu tiên giải phóng mặt bằng tại các mũi thi công theo kế hoạch đề xuất của doanh nghiệp dự án, các vị trí xây dựng cầu, hầm chui, xây dựng khu tái định cư; đồng thời kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án. Mục tiêu phấn đấu bàn giao toàn bộ mặt bằng của 02 dự án trước ngày 31 tháng 12 năm 2024.

Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố nơi thực hiện dự án tập trung chỉ đạo, nghiên cứu quy định chuyển tiếp về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 254 Luật Đất đai, Điều 1 Nghị định số 88/2024/NĐ-CP ngày 15/7/2024 của Chính phủ và Công văn số 1054/UBND-KT ngày 31/7/2024 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện xây dựng kế hoạch thu hồi đất theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 102/2024/NĐ-CP ngày 30/7/2024 của Chính phủ, trong đó xác định rõ thời gian thực hiện, phân công tổ chức, đơn vị thực hiện đối với các nội dung trong kế hoạch thu hồi đất.

Chỉ đạo thực hiện trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Điều 87 Luật Đất đai, trong đó chú ý thực hiện đúng các quy định về: tổ chức họp với người có đất trong khu vực thu hồi; thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc kiểm đếm; lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 88/2024/NĐ-CP ngày 15/7/2024 của Chính phủ.

Chỉ đạo thực hiện đúng nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 91 Luật Đất đai, trong đó lưu ý việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có Quyết định thu hồi đất theo quy định tại khoản 6 Điều 91 và Điều 111 Luật Đất đai.

Chỉ đạo rà soát việc bồi thường bằng đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 96, Điều 98, Điều 99 Luật Đất đai và Điều 11 Nghị định số 88/2024/NĐ-CP ngày 15/7/2024 của Chính phủ.

Kịp thời báo cáo các khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp thực hiện các trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với từng dự án.

Yêu cầu Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương xây dựng Quyết định ban hành Đơn giá bồi thường về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, bồi thường chi phí di chuyển tài sản khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh và Quyết định ban hành Quy định đơn giá cây trồng, vật nuôi áp dụng trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn theo yêu cầu tại Quyết định số 779/QĐ-UBND ngày 26/4/2024 của Uỷ ban nhân dân tỉnh để áp dụng trong quá trình thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án.

Về tái định cư: Yêu cầu Uỷ ban nhân dân các huyện Cao Lộc, Văn Lãng, Tràng Định khẩn trương thực hiện di chuyển xong các công trình hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án; xây dựng các khu tái định cư đảm bảo có đất bố trí tái định cư cho các hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở, thời gian hoàn thành theo nội dung Thông báo số 451/TB-UBND ngày 16/8/2024 của Uỷ ban nhân dân tỉnh, chậm nhất ngày 30/9/2024. Sở Xây dựng tập trung thẩm định các dự án xây dựng khu tái định cư đảm bảo tiến độ khi các huyện trình.

Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố có dự án cao tốc đi qua khẩn trương tổ chức giải phóng mặt bằng các vị trí bãi đổ thải của dự án đã được phê duyệt theo thiết kế và phù hợp với quy hoạch để bàn giao mặt bằng bãi đổ đất thừa phục vụ dự án; rà soát, nghiên cứu trên địa bàn, gần tuyến cao tốc có vị trí cần san lấp mặt bằng (với điều kiện phải đảm bảo đầy đủ thủ tục pháp lý), xem xét tận dụng đất thừa trong thi công dự án cao tốc; hoặc xem xét cung cấp cho các dự án khác (đã đảm bảo đầy đủ các thủ tục pháp lý) và phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, góp phần giải quyết vấn đề thiếu bãi đổ thải, tiết kiệm vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ động hướng dẫn các huyện, thành phố khẩn trương thực hiện các trình tự, thủ tục bổ sung, cập nhật chỉ tiêu sử dụng đất bãi thải trong điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch cấp huyện.

Sở Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh, Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án phối hợp chặt chẽ, khẩn trương thực hiện các nội dung chỉ đạo tại Thông báo số 480/TB-UBND ngày 31/8/2024 của Uỷ ban nhân dân tỉnh liên quan đến phương án tận dụng đất dư thừa của giai đoạn 1 để đắp nền cho giai đoạn hoàn chỉnh Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT.

Về thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, sử dụng rừng tại dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng: Giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Nghị quyết trong tháng 9/2024. Chủ đầu tư, Doanh nghiệp dự án thực hiện phương án trồng rừng thay thế theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; phương án sử dụng tầng đất mặt và trách nhiệm nộp tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa theo quy định của pháp luật về trồng trọt.

Đề nghị Tổng công ty Điện lực Miền Bắc, Công ty Điện lực Lạng Sơn và các Nhà mạng Viễn thông hỗ trợ Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, chủ đầu tư, Doanh nghiệp dự án trong triển khai các thủ tục để hoàn thành di dời đường điện, đường truyền viễn thông bị ảnh hưởng bởi dự án; tập trung nguồn vật tư, nhân lực để triển khai di dời, rút ngắn thời gian phê duyệt phương án cắt điện, cắt mạng để thực hiện di dời; đảm bảo mục tiêu phấn đấu bàn giao toàn bộ mặt bằng của 02 dự án trước ngày 31 tháng 12 năm 2024.

Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch tiến độ thực hiện các nội dung của dự án, cam kết tiến độ giải phóng mặt bằng gửi Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh, Sở Giao thông vận tải và Chủ đầu tư, Doanh nghiệp dự án trước ngày 25 hằng tháng. Chủ đầu tư, Doanh nghiệp dự án phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh, Sở Giao thông vận tải lập tổng tiến độ thi công dự án gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh trước ngày 30 hằng tháng.

Sở Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện dự án, kịp thời tổng hợp, báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết các nội dung phát sinh (vượt thẩm quyền), nhằm đảm bảo yêu cầu chất lượng, tiến độ dự án.

Tin bài khác
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh  Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội lớn để phát triển kinh tế

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội lớn để phát triển kinh tế

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ông Trần Duy Đông, khẳng định chuyển đổi xanh là cơ hội quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường.
Dự thảo Luật quản lý vốn Nhà nước: Cải cách và tăng cường hiệu quả kinh tế

Dự thảo Luật quản lý vốn Nhà nước: Cải cách và tăng cường hiệu quả kinh tế

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp kỳ vọng tạo hành lang pháp lý ổn định, thúc đẩy hiệu quả quản lý và tối ưu hóa nguồn lực Nhà nước.
5 vấn đề cần thực hiện để vận hành được sàn giao dịch tín chỉ carbon

5 vấn đề cần thực hiện để vận hành được sàn giao dịch tín chỉ carbon

Thực hiện phát triển xanh, giảm phát thải khí nhà kính không chỉ là trách nhiệm mà là niềm tự hào của mỗi người, đi đầu phải là các doanh nghiệp, người dân.
Tăng thuế xe ô tô Pick-up: Cần phải lắng nghe y kiến người dân

Tăng thuế xe ô tô Pick-up: Cần phải lắng nghe y kiến người dân

Đề xuất tăng thuế đối với xe ô tô pick-up đang gây tranh cãi. Nhiều đại biểu cho rằng, quyết định này có thể ảnh hưởng đến người lao động, doanh nghiệp và thị trường ô tô trong nước.
Luật Thuế TNDN (sửa đổi): Đề nghị miễn thuế 2 năm cho doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh

Luật Thuế TNDN (sửa đổi): Đề nghị miễn thuế 2 năm cho doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh

Một nội dung hoàn toàn mới trong dự thảo luật là miễn thuế 2 năm cho doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh, theo Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long.
Sẽ áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với nước giải khát có đường?

Sẽ áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với nước giải khát có đường?

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã trình bày dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, trong đó đưa nước giải khát có đường vào danh mục chịu thuế 10%.
Khai trương Dự án thực hiện một số nội dung để xây dựng chính quyền số thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025

Khai trương Dự án thực hiện một số nội dung để xây dựng chính quyền số thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025

Ngày 21/11/2024, UBND TP. Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số - một trong những dự án quan trọng nhất, làm nền tảng thúc đột phá phát triển kinh tế số, xã hội số.
Kinh tế số Việt Nam là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Kinh tế số Việt Nam là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Đây là nhận định được đưa ra tại Diễn đàn Chuyển đổi số ngành Công Thương năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững” tổ chức ngày 21/11 tại Hà Nội.
Chủ tịch VINASME: Hợp tác Việt – Hàn tạo nền tảng bền vững cho doanh nghiệp

Chủ tịch VINASME: Hợp tác Việt – Hàn tạo nền tảng bền vững cho doanh nghiệp

Theo TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch VINASME, cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc tại Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc 2024 kỳ vọng mở ra nền tảng kết nối lâu dài và bền vững.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Hàn Quốc – Đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Hàn Quốc – Đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, Hàn Quốc là đối tác kinh tế chiến lược của Việt Nam, với các cam kết hợp tác bền vững trong các lĩnh vực công nghệ cao.
Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc 2024: Đẩy mạnh hợp tác bền vững

Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc 2024: Đẩy mạnh hợp tác bền vững

Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc 2024 với chủ đề “Niềm tin và hợp tác” tạo cơ hội quan trọng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của hai nước phát triển bền vững, mở rộng thị trường và gia tăng hợp tác đầu tư.
PGS. TS Hồ Sỹ Giao: Nên xem xét tái khởi động Dự án Khai thác và tyển quặng mỏ sắt Thạch Khê

PGS. TS Hồ Sỹ Giao: Nên xem xét tái khởi động Dự án Khai thác và tyển quặng mỏ sắt Thạch Khê

Trao đổi với phóng viên, PGS. TS Hồ Sỹ Giao- Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam cho biết, xét theo góc độ công nghệ - môi trường và thủ tục pháp lý, việc tái khởi động Dự án Khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê là đủ điều kiện.
Thanh Hóa: Định hướng phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại và công nghiệp hóa

Thanh Hóa: Định hướng phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại và công nghiệp hóa

Theo kế hoạch hành động về chiến lược phát triển trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, mục tiêu đến năm 2030 sẽ phát triển chăn nuôi toàn diện, theo hướng tập trung, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng khoa học và công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, bảo đảm an toàn sinh học, dịch bệnh, môi trường và an toàn thực phẩm.
Đầu tư đường sắt theo phương thức PPP là không khả thi

Đầu tư đường sắt theo phương thức PPP là không khả thi

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đã chia sẻ kết quả nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế từ 27 dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao theo phương thức PPP là không khả thi.
Doanh Nghiệp "hiến kế" đầu tư xây dựng dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Doanh Nghiệp "hiến kế" đầu tư xây dựng dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Các doanh nghiệp Việt chia sẻ chiến lược và đề xuất về cơ chế chính sách, cơ hội hợp tác quốc tế và năng lực để tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.