Thứ bảy 16/11/2024 18:26
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Dự án nghìn tỷ: Cần có “Vòng kim cô” với cơ chế đặc thù?

28/05/2024 14:44
Những dự án có giá trị hàng nghìn tỷ đồng được đề xuất với cho áp dụng “cơ chế đặc thù để triển khai” được xem là phù hợp nhưng dư luận cho rằng, cần phải có giải pháp để tránh trục lợi chính sách dẫn đến hình thành “lợi ích nhóm”…

Dự án nghìn tỷ xin cơ chế đặc thù…

Toàn cảnh phiên họp s Quốc hội sáng ngày 22/5
Toàn cảnh phiên họp Quốc hội sáng ngày 22/5.

Sáng 22/5, Quốc hội nghe tờ trình, thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắc Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).

Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho hay, dự án dài 128,8 km, đi qua 02 tỉnh Đắk Nông và Bình Phước. Với 5 dự án thành phần, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 25.540 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước 12.770 tỷ đồng. Còn lại là vốn nhà đầu tư tham gia 12.770 tỷ đồng. Tính toán sơ bộ, dự án có nhu cầu sử dụng khoảng 1.111 ha đất. Thời gian chuẩn bị dự án trong năm 2023 và 2024, thi công xây dựng từ năm 2025, phấn đấu hoàn thành 2026.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, “điểm mấu chốt” đối với dự án này khiến dư luận quan tâm là việc kiến nghị Quốc hội cho áp dụng “một số cơ chế, chính sách đặc thù để triển khai dự án”. Trong đó, cho phép người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc “chỉ định thầu” với các: Gói thầu tư vấn; Gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư…

Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên Bộ GTVT xin cơ “cơ chế đặc thù”. Bởi, năm 2022, Bộ GTVT cũng đã có văn bản gửi Thủ tướng giải trình, tiếp thu và hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ triển khai thực hiện Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025. Dự án này gồm 12 dự án thành phần được xây dựng bằng vốn đầu tư công. Chiều dài toàn bộ dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 này là 729km, tổng mức đầu tư là 147.000 tỷ đồng.

Đối với Dự án nêu trên, Bộ GTVT cũng đề xuất Chính phủ cho phép Bộ GTVT và các địa phương được thực hiện “chỉ định thầu” trong 2 năm (2022 và 2023) đối với các: “Gói thầu tư vấn; Gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật; Gói thầu thực hiện đền bù thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư”.

Không chỉ riêng việc đề xuất được thực hiện “chỉ định thầu”, Bộ GTVT còn đề xuất cho các gói thầu xây lắp các dự án thành phần được đề xuất chỉ định thầu kèm theo yêu cầu “tiếp kiệm 5%” giá trị dự toán gói thầu…

Cần phải có giải pháp tránh “trục lợi chính sách”…

Mặc dù Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội - Vũ Hồng Thanh cho hay: Về kiến nghị cho phép áp dụng cơ chế chỉ định thầu để đẩy nhanh tiến độ dự án, cơ quan thẩm tra nêu, kiến nghị là phù hợp. Tuy nhiên, dư luận cũng cho rằng: “Cần phải có giải pháp tránh trục lợi chính sách, lợi ích nhóm”…

Gần đây, cụm từ “trục lợi chính sách” không còn quá xa lạ trong “từ điển” các vụ án do Bộ Công an khởi tố. Thực tế cho thấy, bất kể một chính sách dù “đóng hay mở” đều có nguy cơ bị trục lợi. Đối tượng trục lợi không chỉ đơn thuần riêng mình doanh nghiệp mà còn cả những cán bộ lãnh đạo, quản lý. Nếu, chính sách bị trục lợi thì nó chính là mầm mống cho việc trục lợi về kinh tế, tiến đến cao hơn nữa chính là nguy cơ khởi nguồn cho lòng tham dẫn đến sự trục lợi cả về quyền lực…

Nếu tình trạng này để xảy ra thì không chỉ tạo ra một vài cá nhân mà còn có thể hình thành cả một nhóm lợi ích. Khi đó, bộ ba: “trục lợi chính sách; trục lợi quyền lực; trục lợi kinh tế” sẽ có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau, tạo thành “nhóm liên minh” lợi ích. Vì vậy, chính sách nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ kích thích lòng tham của chủ nghĩa cá nhân xem đây là “bầu sữa” lợi ích.

Còn nhớ vừa qua, Bộ Công an đã mở rộng điều tra nhiều vụ án. Trong đó, điển hình nhất là vụ án "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Nhận hối lộ; Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi" xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và các đơn vị, địa phương liên quan.

Có nhiều lãnh đạo đứng đầu 02 tỉnh Vĩnh Phúc và Quãng Ngãi bị khởi tố vì tội nhận hối lộ. Tuy nhiên, rõ rệt nhất về những dấu hiệu “trục lợi chính sách” và “trục lợi kinh tế” phải kể đến các đối tượng bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vào ngày 20 và 23/4/2024. Trong đó gồm: (Nguyễn Văn Khước - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc; Chu Quốc Hải - nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc; Hoàng Văn Nhiệm - Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Phúc; Cao Đại Nghĩa - Phó Trưởng phòng Giá, Cục Quy hoạch và Phát triên tài nguyên đất, Bộ Tài nguyên & Môi trường; Đinh Thị Thu Hương - Trưởng phòng giá đất bồi thường tái định cư, Chi cục Quản lý đất đai, Sở Tài nguyên & Môi trường thành viên Tổ giúp việc cho Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc; Nguyễn Ngọc Huy - Giám đốc Công ty Thầm định giá Nam Hà).

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định: Trong quá trình Công ty Bất động sản Thăng Long của Nguyễn Văn Hậu thực hiện Dự án Chợ đầu mối và Khu đô thị Vĩnh Tường, Nguyễn Văn Hậu đã nhiều lần trực tiếp gặp, đưa tiền và đặt vấn đề nhờ tạo điều kiện tính giá tiền sử dụng đất có lợi cho Công ty Bất động sản Thăng Long.

Các ông: Nguyễn Văn Khước, Chu Quốc Hải, ông Hoàng Văn Nhiệm, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đã nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu để chỉ đạo bà Đinh Thị Thu Hương, thông qua ông Cao Đại Nghĩa, Phó Trưởng phòng Giá, Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, Bộ Tài nguyên & Môi trường và ông Nguyễn Ngọc Huy, Giám đốc Công ty Thẩm định giá Nam Hà để tư vấn, thẩm định giá đất tạo điều kiện cho Công ty Bất động sản Thăng Long gây thiệt hại tài sản Nhà nước 200,9 tỷ đồng.

Qua sự việc nêu trên chúng ta đã thấy rõ, bộ ba “trục lợi chính sách; trục lợi quyền lực; trục lợi kinh tế” được hình thành tạo thành “nhóm liên minh” lợi ích. Nhờ có nhiệm vụ, quyền hạn được giao, những cán bộ kể trên đã lợi dụng nó để “trục lợi quyền lực” thông qua cách vẽ đường cho doanh nghiệp để “trục lợi chính sách” khi tạo điều kiện bất hợp lý cho doanh nghiệp. Và sự việc này, chính là nguyên nhân dẫn đến “trục lợi kinh tế” gây thất thoát ngân sách của Nhà nước hàng trăm tỷ đồng như đã nêu trên…

Không chỉ riêng dự án đầu tư xây dựng mà việc “trục lợi chính sách” cũng được xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác. Còn nhớ đầu tháng 9-2021, Công an thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) đã bắt tạm giam Huỳnh Hồng Sơn, trú tại phường Phú Hữu để điều tra làm rõ hành vi lợi dụng vị trí công tác để cấu kết với một số cá nhân lập hồ sơ nhận tiền hỗ trợ do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, dù những người này không thuộc diện được thụ hưởng theo quy định.

Đối với lĩnh vực đất đai, thì trong khâu giải phóng mặt bằng đã từng xảy ra sự việc tráo đối tượng để trục lợi chính sách. Điển hình là cơ quan chức năng tỉnh Trà Vinh đã bắt hàng chục đối tượng, trong đó có cán bộ địa phương để điều tra về hành vi lợi dụng gia đình chính sách làm thủ tục “miễn, giảm” tiền sử dụng đất không đúng đối tượng, gây thiệt hại cho Nhà nước khoảng 120 tỷ đồng như báo chí đã đưa tin…

Trong lĩnh vực y tế: Việc lợi dụng mua sắm trang bị, phương tiện để trục lợi thông qua nâng giá hoặc thông thầu cũng từng xảy ra khá phố biến. Điển hình nhất như vụ Việt Á khi nâng khống giá kit test tại nhiều tỉnh/ thành, gây thiệt hại hơn 400 tỷ đồng của Nhà nước…

Quay trở lại với câu chuyện Bộ GTVT xin áp dụngchính sách đặc thù” để triển khai dự án. Cụ thể là việc đề xuất cho phép người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc “chỉ định thầu” đối với các gói thầu…có lẽ sẽ khiến dư luận đặt câu hỏi: Đối với các dự án hàng chục đến hàng trăm nghìn tỷ, được xem dự án là trọng điểm của quốc gia phải chăng cần có “vòng kim cô” để kiểm soát cơ chế đặc đù?

Bởi, nếu được chỉ định thầu nhưng đơn vị trúng thầu không đáp ứng đủ năng lực như: (Nhân sự; thiết bị máy móc; kinh nghiệm; tài chính…vv) dẫn đến dự án chậm tiến độ, vậy ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Đối với Dự án đầu tư xây dựng cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành, ông Nguyễn Văn Thắng – Bộ Trưởng Bộ GTVT cho biết trước Quốc Hội là phấn đấu hoàn thành năm 2026 nhưng đến thời điểm đấy không hoàn thành thì sẽ ra sao?

Như chúng ta đã biết, một dự án nếu không hoàn thành đúng tiến độ nó không chỉ đơn thuần chậm so với thời gian đề ra, mà ngược lại nó sinh ra hàng loạt các hệ luỵ kéo theo như đội vốn: “giá vật liệu xây dựng, giá nhân công” vv...Vì vậy, phải chăng cần “vòng kim cô” để kiểm soát cơ chế đặc thù? Và “vòng kim cô” ở đây không có gì bằng lời hứa của ông Nguyễn Văn Thắng – Bộ Trưởng Bộ GTVT sẽ chịu trách nhiệm trước Quốc hội nếu dự án không hoàn thành đúng tiến độ…Bởi, ông bà ta có câu: “có xin thì phải có hứa”…

Nguyễn Xuân Hoàng

Tin bài khác
Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Các nhà phát triển, các nhà đầu tư cùng với các bên liên quan đang dần bắt đầu xem giá trị xã hội trong một dự án như một khoản đầu tư, chứ không là chi phí.
Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Bất động sản công nghiệp Việt Nam thu hút mạnh mẽ vốn FDI nhờ vị trí chiến lược, chi phí cạnh tranh và phát triển khu công nghiệp hiện đại, mở ra cơ hội.
Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Quy định mới cho thấy nỗ lực của tỉnh Đồng Nai trong việc cải thiện môi trường đầu tư bất động sản và kinh doanh, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người dân.
Giá thuê nhà ở xã hội tại Hải Dương: Từ 17.200 đến 119.000 đồng/m²

Giá thuê nhà ở xã hội tại Hải Dương: Từ 17.200 đến 119.000 đồng/m²

UBND Hải Dương áp dụng khung giá thuê nhà ở xã hội từ 17.200 đến 119.000 đồng/m², kỳ vọng thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội và hỗ trợ công nhân khu công nghiệp.
Hà Nội: Metro số 2 sắp bước sang giai đoạn triển khai

Hà Nội: Metro số 2 sắp bước sang giai đoạn triển khai

Dự án Metro số 2 của Hà Nội sắp triển khai sau 4 năm điều chỉnh chủ trương, nhưng vẫn còn một số thủ tục cần hoàn tất trước khi thực hiện.
Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 14D

Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 14D

Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo Quốc lộ 14D trong năm 2025, thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng cường xuất nhập khẩu tại miền Trung và khu vực quốc tế.
Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị 1,8 tỷ USD tại Bắc Ninh

Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị 1,8 tỷ USD tại Bắc Ninh

Vingroup vừa đề xuất đầu tư dự án tại phường Hòa Long, TP. Bắc Ninh có quy mô gần 270 ha, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 44.500 tỷ đồng (khoảng 1,8 tỷ USD).
Áp quy định mới về tách thửa đất, hợp thửa đất tại Gia Lai từ 10/11

Áp quy định mới về tách thửa đất, hợp thửa đất tại Gia Lai từ 10/11

Quyết định 54/2024/QĐ-UBND của UBND tỉnh Gia Lai đưa ra quy định chi tiết về các điều kiện, diện tích tối thiểu cho việc tách thửa đất trên địa bàn.
Giá đất Đông Anh biến động thế nào khi đón hàng loạt đại dự án?

Giá đất Đông Anh biến động thế nào khi đón hàng loạt đại dự án?

Việc liên tiếp đón hàng loạt các dự án lớn và các chủ đầu tư tầm cỡ, giá đất Đông Anh trở nên sôi động trong thời gian gần đây khi mặt bằng giá thiết lập.
Lý do điều chỉnh tiến độ sân bay quốc tế Long Thành đến năm 2026

Lý do điều chỉnh tiến độ sân bay quốc tế Long Thành đến năm 2026

Dự án sân bay quốc tế Long Thành, công trình trọng điểm quốc gia, vừa được Chính phủ đề xuất điều chỉnh tiến độ hoàn thành Giai đoạn 1 từ 2025 sang cuối 2026.
Đông Anh (Hà Nội) “lột xác” với loạt đô thị mới, đón hàng trăm nghìn cư dân

Đông Anh (Hà Nội) “lột xác” với loạt đô thị mới, đón hàng trăm nghìn cư dân

Đông Anh, cửa ngõ phía Bắc Hà Nội, đang "lột xác" mạnh mẽ với hàng loạt dự án khu đô thị và hạ tầng quy mô lớn, hứa hẹn phát triển vượt bậc trước 2025.
Dự kiến hoàn thành 243,5km đường ven biển vào cuối năm nay

Dự kiến hoàn thành 243,5km đường ven biển vào cuối năm nay

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố rằng đến cuối năm 2024, cả nước dự kiến hoàn thành hơn 243,5km đường ven biển, góp phần quan trọng vào phát triển hạ tầng giao thông.
Bình Phước: Phát triển khu công nghiệp gắn với nhà ở xã hội

Bình Phước: Phát triển khu công nghiệp gắn với nhà ở xã hội

Bình Phước đang nổi lên như một điểm sáng trong thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ.
Bình Thuận: Chi tiết về điều chỉnh quy hoạch hành chính

Bình Thuận: Chi tiết về điều chỉnh quy hoạch hành chính

Tỉnh Bình Thuận đã thực hiện điều chỉnh lớn về đơn vị hành chính cấp xã nhằm tối ưu hóa việc quản lý dân cư và phát triển hạ tầng đô thị.
TP.HCM muốn huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km đường sắt đô thị

TP.HCM muốn huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km đường sắt đô thị

TP. HCM đang đối diện thách thức lớn trong hạ tầng giao thông. Dự án 183 km đường sắt đô thị với vốn 39 tỷ USD hứa hẹn thay đổi diện mạo và phát triển bền vững.