Thứ tư 06/11/2024 17:23
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Doanh nghiệp Việt phải làm gì khi “hết cửa” vay ngoại tệ?

12/10/2020 00:00
Khi có lộ trình tiến tới chấm dứt cho vay ngoại tệ, doanh nghiệp Việt cần có sẵn kịch bản tìm nguồn vốn tài trợ giá rẻ để giảm áp lực chi phí hoạt động.
aa

Mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng yêu cầu toàn ngành ngân hàng kiểm soát chặt việc cho vay bằng ngoại tệ, giảm dần và có lộ trình chấm dứt cho vay bằng ngoại tệ. Mục đích nhằm hạn chế việc găm giữ ngoại tệ, đặc biệt tại các ngân hàng thương mại, cùng với đó là phục vụ mục tiêu chung về chống đô la hóa nền kinh tế.

Trong 3 năm tới, việc ngừng cho vay ngoại tệ là cần thiết. (Ảnh: KT)

Theo chuyên gia tài chính-ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, hiện tại, việc vay ngoại tệ tại Việt Nam có cả thuận lợi và bất lợi cho nền kinh tế.

Về mặt thuận lợi, chủ trương này góp phần hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu vay với lãi suất thấp để giảm chi phí hoạt động, qua đó hỗ trợ lĩnh vực xuất khẩu. Ở chiều ngược lại, vay ngoại tệ gây bất lợi cho chính sách ngoại hối của NHNN, do hoạt động này làm tăng nhu cầu ngoại tệ. Kể cả trong trường hợp vay để mua vật liệu trong nước, sản xuất trong nước phục vụ mục đích xuất khẩu.

Theo quy định, các doanh nghiệp ký hợp đồng vay USD nhưng phải bán lại USD đó cho ngân hàng ngay lập tức để nhận tiền vay bằng VNĐ, thì ngân hàng vẫn phải cân đối nguồn USD của mình để thực hiện hợp đồng tín dụng này. Ngân hàng cân đối nguồn ngoại tệ bằng cách đi vay ngoại tệ từ tổ chức hoặc cá nhân để cho doanh nghiệp vay lại, làm tăng nhu cầu về ngoại tệ.

Với chủ trương chấm dứt cho vay ngoại tệ được đề ra trong Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam, ông Hiếu cho rằng, thời gian giảm dần huy động, cho vay ngoại tệ và tiến tới chấm dứt cho vay ngoại tệ trong vòng 3 năm tới là hợp lý, nhằm thực hiện chủ trương chống đô la hóa và chỉ có 1 đồng nội tệ có thể giao dịch ở Việt Nam.

Khi đó, tất cả những nguồn ngoại tệ gửi về Việt Nam muốn gửi tiền tại các ngân hàng thương mại, phải đổi từ ngoại tệ sang VNĐ và doanh nghiệp chỉ vay vốn bằng nội tệ. Điều này sẽ có lợi cho chính sách ngoại hối của Việt Nam. Tuy nhiên, tại thời điểm này, việc chấm dứt cho vay ngoại tệ chưa thể thực hiện ngay, nên kéo dài một thời gian nữa để hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Về phía doanh nghiệp, ông Lê Phú Toàn-Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại xuất nhập khẩu THT cho biết, ông rất đồng tình với chủ chương giảm và tiến tới ngừng cho vay USD để chống đô la hóa nền kinh tế. Bởi đây là chủ chương đúng của Chính phủ nhằm mục đích kiểm soát cung tiền ngoại tệ và kiểm soát tỷ giá tốt hơn, về lâu dài sẽ có lợi cho nền kinh tế.

Ông Toàn cũng chia sẻ, việc ngừng cho vay ngoại tệ sẽ có ảnh hưởng nhất định đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, vì doanh nghiệp bán hàng và thu về bằng USD, nếu họ vay USD để thanh toán thì sẽ hoán đổi được đồng USD đi vay từ các ngân hàng, do vậy cũng giảm được chi phí khá nhiều khi tỷ giá USD biến động mạnh.

Bản thân doanh nghiệp THT là đơn vị nhập khẩu cũng sẽ bị tác động bởi chủ trương này, vì vay ngoại tệ USD để thanh toán cho đối tác với lãi suất hiện tại thấp hơn vay bằng VNĐ. Do vậy, nếu NHNN kiểm soát tỷ giá USD ổn định thì việc dừng cho vay USD với doanh nghiệp cũng giúp kiểm soát được chi phí tốt hơn.

Trong bối cảnh chủ trương chống đô la hóa của NHNN sẽ được thực hiện, TS Nguyễn Trí Hiếu khuyến cáo, khi đã có lộ trình tiến tới chấm dứt cho vay ngoại tệ, doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn kịch bản sẽ không được vay ở một tỷ lệ nào đó cho đến khi chấm dứt hoàn toàn vay ngoại tệ. Từ đó, doanh nghiệp cần tính toán kỹ khi đưa vào kế hoạch kinh doanh của mình.

“Doanh nghiệp nên đi tìm những nguồn tài trợ giá rẻ để giảm áp lực chi phí hoạt động. Nguồn này đến từ những công cụ tài chính như: phát hành trái phiếu, hay tìm cách sử dụng vốn của các đối tác thương mại…

Về phía các ngân hàng, trong kế hoạch kinh doanh hàng năm cũng cần tính tới lộ trình giảm dần tỷ lệ tín dụng ngoại tệ/tổng tín dụng. Đồng thời, có biện pháp dài hơi để giúp khách hàng giảm bớt gánh nặng chi phí khi chấm dứt cho vay ngoại tệ”, ông Nguyễn Trí Hiếu cho hay./.

Chung Thủy

Tin bài khác
Luật Đầu tư công (sửa đổi): Đẩy mạnh phân cấp thực hiện dự án

Luật Đầu tư công (sửa đổi): Đẩy mạnh phân cấp thực hiện dự án

Ngày 6/11/2024, các đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án sửa đổi Luật Đầu tư công, nhấn mạnh phân cấp quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.
Du lịch Việt Nam thu "quả ngọt" từ chính sách thị thực, quảng bá kích cầu

Du lịch Việt Nam thu "quả ngọt" từ chính sách thị thực, quảng bá kích cầu

Nhờ vào các chính sách linh hoạt, cải thiện hạ tầng và mở rộng cơ hội tiếp cận, du lịch Việt Nam đang ngày càng khẳng định sức hấp dẫn và sự phục hồi mạnh mẽ.
Luật Đầu tư công (sửa đổi): Những ngành, lĩnh vực nào được ưu tiên?

Luật Đầu tư công (sửa đổi): Những ngành, lĩnh vực nào được ưu tiên?

Luật Đầu tư công (sửa đổi) xác định các ngành, lĩnh vực ưu tiên nhận vốn đầu tư công, nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.
Vốn đăng ký thành lập doanh nghiệp mới tháng 10 tăng 65,4%

Vốn đăng ký thành lập doanh nghiệp mới tháng 10 tăng 65,4%

Tính chung 10 tháng đầu năm, có gần 136.100 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn gần 1,3 triệu tỷ đồng, tăng lượng và vốn thành lập doanh nghiệp mới.
Bình Dương: Sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 tăng 13,63% so với cùng kỳ

Bình Dương: Sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 tăng 13,63% so với cùng kỳ

Để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp mở rộng thị trường quốc tế, Bình Dương đang đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng giao thông, cảng biển, cảng.
Công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu hút vốn FDI, đạt trên 17 tỷ USD

Công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu hút vốn FDI, đạt trên 17 tỷ USD

Các nhà đầu tư nước ngoài đã rót vốn vào 18 trên 21 ngành kinh tế, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm ưu thế với gần 17,1 tỷ USD.
Vướng mắc thể chế “trói chân” doanh nghiệp và thách thức tăng trưởng kinh tế

Vướng mắc thể chế “trói chân” doanh nghiệp và thách thức tăng trưởng kinh tế

Trong phiên thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2024, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh vướng mắc thể chế là "rào cản" lớn đối với doanh nghiệp.
Thanh Hóa: Thu hút doanh nghiệp để tận dụng nguồn lao động tại chỗ

Thanh Hóa: Thu hút doanh nghiệp để tận dụng nguồn lao động tại chỗ

Với nguồn nhân lực tại chỗ tiềm năng Thanh Hóa đã chú trọng thu hút các doanh nghiệp về đầu tư tại địa bàn, nhằm tận dụng lực lượng lớn nguồn nhân lực tại chỗ, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. qua đó, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
1,3 triệu tỷ đồng tồn dư: Cơ hội từ quỹ BHXH và ngân quỹ quốc gia

1,3 triệu tỷ đồng tồn dư: Cơ hội từ quỹ BHXH và ngân quỹ quốc gia

Khi ngân sách nhà nước đang gặp khó khăn, 1.3 triệu tỷ đồng tồn dư tại BHXH và gần 1 triệu tỷ ngân quỹ quốc gia vẫn chưa được khai thác thật hiệu quả.
Việt Nam có thể đón cơ hội vươn lên trong ngành công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có thể đón cơ hội vươn lên trong ngành công nghiệp bán dẫn

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu chuyển mình mạnh mẽ với xu hướng số hóa, ngành công nghiệp bán dẫn đang trở thành trụ cột chiến lược rất quan trọng.
Thúc đẩy tiến độ các dự án Metro Hà Nội, TP.HCM có vốn hơn 72 tỷ USD

Thúc đẩy tiến độ các dự án Metro Hà Nội, TP.HCM có vốn hơn 72 tỷ USD

Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu UBND TP. Hà Nội và TP. HCM hoàn thiện hồ sơ Đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị đến năm 2035 trước ngày 8/11/2024.
Bộ Tài chính lấy ý kiến về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Bộ Tài chính lấy ý kiến về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến cho dự thảo Thông tư về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2025. Đây là văn bản quan trọng, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách và hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội.
Đầu tư gần 184.000 tỷ đồng làm 2 tuyến đường sắt dài 447,66 km

Đầu tư gần 184.000 tỷ đồng làm 2 tuyến đường sắt dài 447,66 km

Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng, không chỉ kết nối các tỉnh mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế.
Việt Nam - Cuba hợp tác chuyển đổi số để đào tạo kỹ năng cho doanh nghiệp

Việt Nam - Cuba hợp tác chuyển đổi số để đào tạo kỹ năng cho doanh nghiệp

Đây được kỳ vọng là bước phát triển quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam - Cuba trong thời đại số.
Đẩy mạnh cơ cấu lại vùng Đông Nam Bộ theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Đẩy mạnh cơ cấu lại vùng Đông Nam Bộ theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Kế hoạch phát triển vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thể hiện tầm nhìn chiến lược và dài hạn đưa khu vực này thành đầu tàu kinh tế.