Doanh nghiệp thủy sản khó cầm cự với phương án "3 tại chỗ"
- 43
- Vấn đề
- 10:37 06/08/2021
DNHN - Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có kiến nghị cần thay đổi các biện pháp phòng dịch phù hợp hơn nhằm giảm tổn thất cho doanh nghiệp.

Cần ưu tiên người lao động vào diện ưu tiên tiêm vaccine tại các nhà máy đang áp dụng phương thức “3 tại chỗ”.
Ông Trương Đình Hoè, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), vừa có báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các khó khăn trong phòng chống dịch Covid-19 tại các nhà máy chế biến thủy sản và nêu ra một số đề xuất.
Theo ông Hoè, khi các địa phương áp dụng biện pháp sản xuất theo phương án “3 tại chỗ”, chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp thủy sản ở phía Nam đáp ứng đủ điều kiện; các doanh nghiệp không đáp ứng đã buộc phải ngừng sản xuất. Điều này dẫn đến hệ lụy nợ ngân hàng, nợ nhà cung cấp, mất khách hàng và rủi ro không huy động được công nhân sau giãn cách xã hội.
Trong khi đó, với các doanh nghiệp sản xuất “3 tại chỗ”, theo ông Hoè, số công nhân có thể huy động cũng chỉ 30-50% số lao động do quy định bắt buộc giãn cách trong sản xuất, còn lại phải nghỉ việc hoặc nghỉ không lương.
Việc thực hiện sản xuất giãn cách đã khiến công suất trung bình của doanh nghiệp giảm xuống chỉ còn 40-50% so với trước đây và dự tính công suất chung của cả vùng chỉ còn 30-40%. Nguyên liệu thủy sản huy động cho chế biến xuất khẩu cũng chỉ đạt 40-50% so với nguồn nguyên liệu bên ngoài.
Ông Hoè cũng cho biết chi phí doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” tăng vọt như chi phí xét nghiệm hàng tuần, chi phí trang bị các điều kiện cho công nhân ăn ở tại chỗ, chi phí trả thêm lương công nhân ở lại nhà máy, chi phí hỗ trợ người lao động nghỉ việc…Tổng Thư ký VASEP Trương Đình Hòe cho rằng, “3 tại chỗ” chỉ là biện pháp tình thế. Doanh nghiệp quy mô vừa có thể duy trì 2 - 3 tuần, doanh nghiệp lớn hơn có thể kéo dài tối đa 4 - 5 tuần. Với tình hình này, dự báo xuất khẩu tôm, cá ngừ, cá ba sa… trong những tháng cuối năm khó giữ được tăng trưởng như 6 tháng đầu năm.
Theo ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang, tỉnh hiện có 2.000 tấn tôm càng xanh đến thời kỳ thu hoạch và số lượng lớn nhuyễn thể chưa tìm được đầu ra. Khâu chế biến cũng đang đối mặt thách thức lớn khi 18/30 nhà máy sơ chế phải dừng hoạt động do không đáp ứng được yêu cầu sản xuất “3 tại chỗ”. Số nhà máy còn lại cũng phải cắt giảm hơn 50% số lao động, dẫn đến công suất sơ chế, chế biến thủy sản toàn tỉnh giảm sút đáng kể.
Về phía doanh nghiệp, bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Chế biến thực phẩm xuất khẩu Vạn Đức Tiền Giang - đơn vị sản xuất theo phương án "3 tại chỗ"- cho biết, đơn vị này phải chi hàng chục tỉ đồng để đáp ứng tiêu chí sản xuất 3 tại chỗ.
Để tránh đứt gãy chuỗi cung ứng, bà Khanh cho rằng phải chú trọng lưu thông thủy sản bằng đường thủy nhiều hơn. Về phía các địa phương, cần tính toán kỹ trước khi ban hành các chính sách siết chặt hoạt động của doanh nghiệp. Các vùng nguyên liệu không có đầu ra khiến giá bán sụt giảm, người nuôi thiệt hại kinh tế, về lâu dài ảnh hưởng đến việc ổn định sản lượng nguyên liệu.
Cùng với đó, cần có sự thống nhất về việc kiểm soát dịch tại các chốt ở các địa phương. Bộ Y tế sớm có hướng dẫn kiểm soát dịch bệnh đối với những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine theo hướng tạo thuận lợi hơn, ví dụ kéo dài thời hạn giấy xét nghiệm Covid-19 so với người chưa tiêm.
Theo VASEP, chống dịch là ưu tiên hàng đầu hiện nay nhưng vẫn phải duy trì sản xuất, vì vậy Chính phủ nên ưu tiên tiêm vaccine cho những lao động tại các nhà máy đang áp dụng “3 tại chỗ”. Tới đây và trong dài hạn, ngành thủy sản phải có kịch bản sống chung với đại dịch một cách chủ động và chiến lược phát triển, phục hồi sản xuất. Trong cách tiếp cận này, cần có bộ quy tắc, hướng dẫn thực hiện “y tế tại chỗ”. Doanh nghiệp sẽ chủ động sử dụng tổ y tế, trạm y tế của nhà máy tự tổ chức xét nghiệm cho người lao động 2 lần/tháng, mẫu xét nghiệm sẽ gửi cho cơ quan y tế và kết quả tự xét nghiệm của doanh nghiệp được áp dụng trong lưu thông, giao dịch. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) cũng sẽ tổ chức xét nghiệm cho doanh nghiệp 1 lần/tháng. Như vậy, sẽ bảo đảm mỗi công nhân được xét nghiệm 3 lần/tháng.
VASEP cũng đề xuất Bộ Y tế có hướng dẫn xử lý kịp thời đối với các doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” khi phát hiện F0 sao cho hiệu quả và phù hợp nhằm giảm tổn thất cho doanh nghiệp và sinh kế cho công nhân nhưng vẫn bảo đảm an toàn dịch bệnh cho nhà máy. Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ cho công nhân, người lao động khó khăn và doanh nghiệp như giảm lãi suất vay ngân hàng, giảm 30% tiền điện ít nhất đến hết năm 2021, giảm mức đóng kinh phí công đoàn từ 2% quỹ lương xuống còn 1%.
PV
Bài liên quan
#ưu tiên tiêm vaccine

Bộ Giao thông Vận tải đề xuất không cách ly với lái xe chở hàng
Việc các địa phương yêu cầu lái xe chở hàng hóa đi từ vùng dịch về phải cách ly 14 ngày, nếu quy định này kéo dài một thời gian ngắn nữa doanh nghiệp sẽ thiếu lái xe trầm trọng. Trước tình trạng này, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đề nghị các tỉnh, thành phía Nam nghiên cứu giải pháp không cách ly y tế đối với lái xe chở hàng.
Đọc thêm Vấn đề
Hòa Bình: Triển khai kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - liệt sỹ
Ngày 29/6, Ban Chỉ đạo chăm sóc người có công (NCC) tỉnh Hòa Bình tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch số 100/KH-UBND, ngày 1/6/2022 của UBND tỉnh về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2022). Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chăm sóc NCC tỉnh chủ trì hội nghị.
Khẩn trương tổ chức đấu thầu tập trung thuốc ở Trung ương
Thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương tổ chức thực hiện đấu thầu tập trung thuốc ở Trung ương, chỉ đạo các tỉnh, các cơ sở y tế khẩn trương tổ chức đấu thầu thuốc theo đúng quy định, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; nâng cao năng lực dự báo nhu cầu về thuốc, thiết bị và vật tư y tế để chủ động lên kế hoạch đầu tư, mua sắm.
Cà Mau: Tổ chức phi chính phủ Korea 3000 đồng hành trong công tác an sinh
Chiều ngày 28/6, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau có buổi tiếp và làm việc với đại diện Tổ chức phi chính phủ Korea 3000 (Hàn Quốc), nhân chuỗi hoạt động chào mừng sự kiện Kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc (22/12/1992-22/12/2022).
Việt Nam sẽ yêu cầu bắt buộc báo cáo phát thải khí nhà kính với đối tượng nào?
Nghị định 06/2022 quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn đã đề xuất danh mục cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính dự kiến là các cơ sở có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc thuộc các đối tượng có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1.000 TOE trở lên.
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng
Hội đồng hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm; chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Sẽ xử lý các cá nhân, đơn vị không hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất chế tài xử lý đối với các tổ chức, cá nhân chậm trễ và không hoàn thành việc phân bổ chi tiết, giải ngân vốn đầu tư công do nguyên nhân chủ quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7 năm 2022.
Sắp có thêm 3.000 thuốc, nguyên liệu làm thuốc, sinh phẩm y tế được gia hạn số đăng ký
Trước đó, đầu tháng 6/2022, Cục Quản lý Dược thông báo 6.251 thuốc, nguyên liệu làm thuốc nước ngoài; thuốc, nguyên liệu sản xuất trong nước, vaccine và sinh phẩm y tế gồm 4.631 thuốc sản xuất trong nước, 1.427 thuốc nước ngoài và 193 vaccine, sinh phẩm y tế hết hạn trước 30/6/2022 được gia hạn hiệu lực số đăng ký.
"Phản pháo" về nghi vấn "làm đẹp" số liệu chỉ số CPI
Tại họp báo về tình hình kinh tế xã hội tháng 6 và 6 tháng năm 2022, Tổng cục Thống kê cho biết: Bình quân 6 tháng đầu năm, CPI tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,25%.
Kỳ họp thứ 7 (chuyên đề), HĐND tỉnh Hòa Bình khoá XVII thông qua 4 nghị quyết quan trọng
Sáng 28/6, HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 7 (kỳ họp chuyên đề). Các đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh; Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình chủ trì kỳ họp. Dự kỳ họp có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành.
VNDirect nhận định tác động lớn từ chính sách của Fed đến nền kinh tế Việt Nam
Với các chuyển động tại thị trường lớn nhất thế giới, chuyên gia của VNDirect chỉ ra 5 tác động lớn từ chính sách của Fed đến nền kinh tế Việt Nam, cụ thể: