Doanh nghiệp sữa, đồ uống quan ngại sản phẩm hết hạn không kịp tiêu thụ
- 15
- Kinh doanh
- 18:10 23/07/2021
DNHN - Trước tình hình dịch bệnh căng thẳng, nhiều doanh nghiệp đồ uống, sữa vô cùng quan ngại do thực phẩm này có thời hạn sử dụng ngắn, khoảng 2-3 tháng, nếu tình hình dịch bệnh kéo dài, hàng hoá sẽ hết hạn sử dụng, khiến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng nặng.
Mới đây, Hiệp hội các ngành hàng công nghiệp vừa có phản ánh đến Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) về những khó khăn cần tháo gỡ trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn ra phức tạp tại các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Cụ thể, nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phản ánh, vấn đề nổi cộm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay chính là thiếu sự đồng bộ, nhất quán trong các quy định, chính sách áp dụng của các địa phương. Đặc trưng của ngành công nghiệp đó là tính kết nối sản xuất theo chuỗi không phân biệt địa giới hành chính. Trong khi đó, các địa phương áp dụng các chính sách, quy định khác nhau về giãn cách, kiểm soát lưu thông hàng hoá, quy định về thực phẩm thiết yếu… càng khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong giao dịch, lưu thông hàng hoá.

Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp sản xuất đồ uống (nước giải khát, sữa, bia, nước ngọt…) không được xếp vào nhóm hàng hoá thiết yếu nên không được lưu chuyển đến đại lý bán hàng. Việc hàng hóa không được lưu thông khiến góp phần gây khan hiếm trên thị trường.
Trong khi đồ uống thường có thời hạn sử dụng ngắn, khoảng 2-3 tháng, nếu tình hình dịch bệnh kéo dài, hàng hoá không được lưu thông sẽ hết hạn sử dụng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, mặt hàng sữa được xếp vào nhóm hàng hoá thiết yếu ở tỉnh này, nhưng không thuộc nhóm hàng hoá thiết yếu ở tỉnh khác nên các doanh nghiệp sữa cũng không thể giao hàng đến đại lý.
Với các doanh nghiệp xuất khẩu, thủ tục khai báo hải quan và tình hình tắc nghẽn tại các cảng biển là những điểm nghẽn cần được giải quyết cả trong ngắn hạn và dài hạn. Một số doanh nghiệp xuất khẩu buộc phải đưa hàng ra phao số không để đưa hàng lên tàu thay vì tại cảng do không kịp tiến độ giao hàng.
Theo đánh giá của Cục Công nghiệp, dịch bùng phát trở lại, tập trung chủ yếu ở các tỉnh có số lượng lớn khu công nghiệp, doanh nghiệp chế biến chế tạo, đã khiến hoạt động sản xuất bị gián đoạn, nhiều doanh nghiệp phải dừng sản xuất, ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng, đặc biệt là các đơn hàng xuất khẩu. Nếu không có giải pháp giúp doanh nghiệp sớm quay trở lại sản xuất ngay cả khi dịch bệnh chưa được kiểm soát hoàn toàn, khách hàng sẽ dừng, huỷ đơn hàng để chuyển sang nước khác, và đến khi dịch được kiểm soát, doanh nghiệp khó có thể nối lại các mối quan hệ kinh doanh đã mất.
Bên cạnh đó, các biện pháp hạn chế đi lại, hạn chế lưu thông của các địa phương đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự gián đoạn, đứt gãy chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp dẫn đến sự gián đoạn của luồng tiền phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo ra áp lực tài chính lớn cho doanh nghiệp.
Đại diện 11 hiệp hội, ngành hàng đề xuất 6 giải pháp để gỡ khó cho doanh nghiệp. Theo đó, cần ưu tiên cho các doanh nghiệp sớm được tiêm vắc xin (có thể cân nhắc trên cơ sở doanh nghiệp tự chịu chi phí) nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động và để doanh nghiệp có thể sớm quay trở lại ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Đưa các đối tượng trong ngành logistics thuộc diện ưu tiên cao hơn trong danh sách tiêm vắc xin nhằm đảm bảo dòng lưu thông hàng hoá được thông suốt.
Bên cạnh đó, bổ sung các mặt hàng thực phẩm kể cả đồ uống, sữa…và các nguyên liệu, dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa…) phục vụ sản xuất kinh doanh trong ngành chế biến chế tạo là các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu phục vụ tiêu dùng, sản xuất nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cho quá trình lưu thông hàng hoá.
Các doanh nghiệp cũng đề xuất là việc giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp trong thời kỳ dịch bệnh, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan đến việc các tỉnh xem xét lùi thời điểm tăng giá thuê đất phục vụ sản xuất, kinh doanh.
PV
Bài liên quan
Đọc thêm Kinh doanh
Sản lượng tiệu thụ ô tô tăng mạnh trong tháng 7/2022
Theo Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), sản lượng tiêu thụ ô tô tháng 7/2022 đạt 30.254 xe, tăng tăng 20% so với tháng trước và tăng 88% so với cùng kỳ năm 2021.
Từ nay đến cuối năm, hoạt động xuất khẩu sẽ đối mặt với nhiều khó khăn
Dù xuất khẩu 7 tháng đầu năm đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng Bộ Công Thương cũng đưa ra dự báo: từ nay đến cuối năm, hoạt động xuất khẩu sẽ đối mặt với nhiều khó khăn...
Tây Bắc: Kinh doanh đặc sản mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền
Đặc sản là tên gọi chỉ chung về những sản vật, sản phẩm mang tính đặc đặc thù hoặc có nhiều điểm đặc biệt, riêng có mà xuất xứ từ những vùng, miền, địa phương và tạo nên những nét đặc trưng của một vùng, miền hay một địa phương . Đặc sản là một mặt hàng truyền thống đã có từ rất lâu nhưng chỉ mới thật sự bùng nổ, trở thành xu hướng kinh doanh đột phá trong những năm gần đây.
Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc đạt hơn 231 triệu USD
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hàn Quốc trong nửa đầu năm 2022 đạt trên 231 triệu USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp đạt 3,01%/năm
Giai đoạn từ 2008 đến 2020, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) ngành nông nghiệp đạt 3,01%/năm, quy mô GDP (theo quy mô điều chỉnh, tính giá so sánh) toàn ngành tăng gấp 1,4 lần. Năng suất lao động nông nghiệp đạt 55,9 triệu đồng/người, gấp hơn 4 lần so với năm 2008. Quy mô xuất khẩu nông sản tăng bình quân 8,01%/năm; năm 2020 đạt 42,34 tỷ USD; năm 2021 đạt 48,6 tỷ USD. Nông sản của Việt Nam có mặt ở 196 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Thời gian vừa qua, thị trường vốn và thị trường tiền tệ có sự phát triển nhanh về quy mô và tính thanh khoản, huy động được nguồn lực tài chính lớn cho Chính phủ, doanh nghiệp và chính quyền địa phương…Tuy nhiên, thị trường cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp đã và đang bộc lộ và phát sinh những vấn đề bức xúc, như tình trạng thao túng giá cổ phiếu, gian lận hồ sơ, công bố thông tin không chính xác, sử dụng vốn không đúng mục đích theo phương án phát hành,...
Ứng xử với cú sốc lớn
Lần đầu tiên trong vòng 2 thập kỷ, đồng Euro của châu Âu (EU) trải qua một "cú sốc lớn" khi tỷ giá giảm xuống gần ngang bằng đồng USD. Nếu đồng EURO tiếp tục giảm, thì giá hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu có thể sẽ đắt đỏ hơn. Điều này ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam so với hàng hóa của các quốc gia khác ở thị trường trọng điểm này.
Vĩnh Phúc: Tổng cục QLTT kiểm tra, khảo sát thị trường hàng hóa tại huyện Vĩnh Tường
Thông qua kiểm tra, khảo sát Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT đề nghị lực lượng QLTT tỉnh Vĩnh Phúc đề xuất các biện pháp bình ổn thị trường cung cầu, giá cả hàng hoá dịp tết Trung thu, đồng thời thường xuyên kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật.
Gần 4.200 tỷ đồng thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc Nam đoạn qua tỉnh Quảng Ngãi
Dự án đường bộ cao tốc Bắc- Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đoạn Quảng Ngãi-Hoài Nhơn có tổng chiều dài 88km; trong đó tuyến đi qua tỉnh Quảng Ngãi có chiều dài 60,30km. Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ,đã khái toán tổng kinh phí thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh là 4.197 tỷ đồng.
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực TMĐT phải bổ sung giấy phép kinh doanh
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) vừa có thông báo về việc bổ sung giấy phép kinh doanh đối với các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực TMĐT.