Thứ bảy 12/10/2024 17:12
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Doanh nghiệp nhà nước: Không thể dựa vào lợi thế ảo

12/10/2020 00:00
Trước thềm Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp nhà nước dự kiến diễn ra vào ngày 28/9/2018, nhiều vấn đề về doanh nghiệp nhà nước lại được bàn tới.
aa

Doanh nghiệp nhà nước trước hết là… doanh nghiệp

Đang dấy lên nhiều tranh luận về việc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đề xuất áp mức thuế suất thuế giá trị gia tăng với mặt hàng phân bón và thuế suất thuế nhập khẩu cao hơn với phân đạm nhập khẩu, để giá thành phân đạm do Vinachem sản xuất cạnh tranh được với hàng nhập khẩu, tạo điều kiện cho Vinachem xử lý các doanh nghiệp yếu kém.

Điều đáng nói là đề xuất này được đưa ra ngay trước thềm Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp nhà nước, nên mối quan tâm dường như không chỉ tập trung vào Vinachem - “chủ thể” của đề xuất trên.

Yêu cầu rà soát, sắp xếp lại phương án sử dụng đất trước khi cổ phần hóa đang được làm rất quyết liệt. Trong ảnh: Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ. Ảnh: Đ.T

Yêu cầu rà soát, sắp xếp lại phương án sử dụng đất trước khi cổ phần hóa đang được làm rất quyết liệt.
Trong ảnh: Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ. Ảnh: Đ.T

“Doanh nghiệp nhà nước trước hết phải là doanh nghiệp. Phải kinh doanh theo cơ chế thị trường, bán được hàng thì tồn tại, không thì phải thay đổi, chứ không thể đề nghị thay đổi quy định để… bán được hàng”, chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thẳng thắn nói khi được đề nghị bình luận về đề xuất này.

Tất nhiên, cũng phải nói thêm, đề xuất đưa mặt hàng phân bón vào nhóm đối tương chịu thuế VAT với thuế suất 5% không phải của riêng Vinachem. Hiệp hội Phân bón Việt Nam đang theo đuổi đề xuất này khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế ban hành năm 2014 đã chuyển mặt hàng phân bón từ diện áp thuế suất 5% sang đối tượng không chịu thuế khiến toàn bộ thuế VAT đầu vào phục vụ sản xuất, kinh doanh phân bón không được khấu trừ.

Các doanh nghiệp sản xuất phân bón đang phải hạch toán toàn bộ phần này vào chi phí sản xuất, kinh doanh, đẩy giá thành phân bón tăng từ 5-8%.

“Bộ Tài chính đã ghi nhận kiến nghị trên để nghiên cứu, trình Chính phủ, Quốc hội xem xét vào thời điểm thích hợp. Mục tiêu là tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất trong nước, đảm bảo phân bón sản xuất trong nước cạnh tranh bình đẳng với hàng hóa nhập khẩu cùng loại, chứ không điều chỉnh riêng cho Vinachem hay cho doanh nghiệp nhà nước”, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết.

Với đề nghị tăng thuế suất thuế nhập khẩu với mặt hàng phân bón, ông Tiến cho biết, Vụ Chính sách thuế chưa nhận được. Hiện tại, thuế suất thuế nhập khẩu mặt hàng này là 6%, thấp hơn 0,5% so với cam kết cao nhất với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về mặt hàng này.

“Các kiến nghị của doanh nghiệp sẽ đều được nghiên cứu, xem xét, nhưng với Vinachem, đây không phải là giải pháp căn cơ. Chúng tôi đang đề nghị Vinachem phải rà soát hoạt động, đánh giá lại 4 dự án đang thua lỗ, để xem có thể thay đổi gì, đi vào sản xuất có bán được hàng không, khả năng hoàn vốn ra sao… chứ không thể trông vào các giải pháp về thuế. Thuế phải bình đẳng theo pháp luật, còn doanh nghiệp kinh doanh theo thị trường. Nếu không thể cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân đều phải chấp nhận lui lại sau”, ông Tiến thẳng thắn.

Loại bỏ những lợi thế giả tạo

Ông Đặng Quyết Tiến gọi cách tư duy kiểu Vinachem là những lợi thế giả tạo của rất nhiều doanh nghiệp nhà nước.

Đây không phải là vấn đề mới. Cho dù không có bất cứ sự phân biệt hay ưu ái nào trong quy định pháp luật cho doanh nghiệp nhà nước, nhưng những nguồn lực mà khu vực này nắm giữ, từ vốn, đất đai, lĩnh vực kinh doanh… đều mang lại những lợi thế vô cùng lớn trong kinh doanh.

Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp nhà nước đang có lãi nhờ cho thuê quyền sử dụng đất, chứ không phải từ ngành nghề kinh doanh chính. Hệ quả là nhiều nhàđầu tư nhắm lợi thế này khi tham gia các doanh nghiệp cổ phần hóa. Như vậy, mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cốt lõi không đảm bảo.

“Sẽ không còn những lợi thế giả tạo như vậy trong cổ phần hóa tới đây. Yêu cầu rà soát, sắp xếp lại phương án sử dụng đất trước khi cổ phần hóa đang được làm rất quyết liệt, được công khai rõ ràng. Nguyên tắc là công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện quản lý và sử dụng đất của doanh nghiệp theo đúng mục đích, đúng phương án được phê duyệt. Nghĩa là nếu ai nhắm vào Thép Thái Nguyên thì phải làm thép, chứ không nhìn vào diện tích đất của dự án để làm khu đô thị. Chúng ta sẽ tìm được các nhà đầu tư chiến lược thực sự thay vì các nhà đầu cơ”, ông Tiến cho biết.

Đặc biệt, minh bạch thông tin cũng đang là giải pháp được coi là hữu hiệu và có tính khả thi nhất để đẩy nhanh các kế hoạch cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.

Tính đến ngày 10/9/2018, Cục Tài chính doanh nghiệp đã nhận được 461 kiến nghị liên quan đến vướng mắc của các doanh nghiệp nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ. Mặc dù không chia sẻ cụ thể nội dung các kiến nghị, nhưng ông Đặng Quyết Tiến cho rằng, nhiều vấn đề liên quan đến cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước đang được đặt ra.

“Bộ Tài chính đã gửi các ý kiến này tới các đơn vị liên quan để trả lời. Chúng tôi tin là các giải đáp sẽ thúc dẩy tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo đúng tiến độ, hoàn thành mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực này”, ông Tiến nói.

Khánh An

Tin bài khác
Doanh nghiệp Hoa Kỳ tìm kiếm cơ hội đầu tư vào lĩnh vực năng lượng và công nghệ tại Bến Tre

Doanh nghiệp Hoa Kỳ tìm kiếm cơ hội đầu tư vào lĩnh vực năng lượng và công nghệ tại Bến Tre

Doanh nghiệp Hoa Kỳ mong muốn đầu tư tại Bến Tre các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, năng lượng mới, khởi nghiệp, trí tuệ nhân tạo, phát triển nguồn nhân lực.
Thương mại hàng hóa toàn cầu sẽ tiếp tục tăng cho tới năm 2025

Thương mại hàng hóa toàn cầu sẽ tiếp tục tăng cho tới năm 2025

Dự báo từ Tổ chức Thương mại Thế giới cho thấy, xu hướng tăng trưởng thương mại hàng hóa sẽ tiếp tục ở mức độ vừa phải cho đến hết năm và kéo dài sang năm 2025.
Vĩnh Phúc: Điểm đến cho nhà đầu tư công nghiệp phát triển bền vững

Vĩnh Phúc: Điểm đến cho nhà đầu tư công nghiệp phát triển bền vững

Vĩnh Phúc, tỉnh phát triển nhanh của miền Bắc Việt Nam, đang thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư nhờ khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có.
Bộ Giao thông vận tải khởi công 8 dự án mới trong 9 tháng

Bộ Giao thông vận tải khởi công 8 dự án mới trong 9 tháng

Sáng ngày 11/10, Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức hội nghị tổng kết 9 tháng đầu năm 2024, công bố khởi công 8 dự án mới và khánh thành 7 dự án.
Quận Bình Tân (TPHCM): Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp và họp mặt kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam

Quận Bình Tân (TPHCM): Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp và họp mặt kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam

Chiều ngày 10/10, Quận uỷ- UBND quận Bình Tân, tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp quý III/2024 và Họp mặt kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10.
Kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa: Tăng trưởng đều để "về đích" năm 2024

Kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa: Tăng trưởng đều để "về đích" năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm, GRDP tỉnh Khánh Hoà tăng 10,45% so với cùng kỳ năm trước, xếp thứ 6 so với cả nước và xếp thứ 2 vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung.
Trump Organization đầu tư dự án sân golf trị giá 1,5 tỷ USD tại Việt Nam: Cú hích cho ngành dịch vụ du lịch

Trump Organization đầu tư dự án sân golf trị giá 1,5 tỷ USD tại Việt Nam: Cú hích cho ngành dịch vụ du lịch

Ngày 8/10 vừa qua, Tập đoàn Kinh Bắc City đã công bố hợp tác với Trump Organization để phát triển một dự án sân golf và khách sạn với tổng vốn đầu tư lên tới 1,5 tỷ USD tại tỉnh Hưng Yên.
Bình Dương ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp

Bình Dương ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp, phát triển mô hình OCOP tại nhiều địa phương, sản phẩm nông nghiệp của Bình Dương ngày càng được nâng tầm.
Năm 2045 Việt Nam sẽ trở thành cường quốc biển vì lí do này

Năm 2045 Việt Nam sẽ trở thành cường quốc biển vì lí do này

Để Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển như chủ trương của Đảng, Nhà nước, nhiều giải pháp đồng bộ và táo bạo đang được đặt ra.
Xuất khẩu thủy sản tự tin với mục tiêu 10 tỷ USD vào cuối năm 2024

Xuất khẩu thủy sản tự tin với mục tiêu 10 tỷ USD vào cuối năm 2024

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD. Với kết quả khả quan trong 9 tháng đầu năm và triển vọng tích cực trong các tháng cuối năm, mục tiêu này không chỉ khả thi mà thậm chí có thể vượt qua.
Điện lực miền Nam góp ý Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi

Điện lực miền Nam góp ý Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi

Sáng 9/10, tại trụ sở Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai (PC Đồng Nai), Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội nghị góp ý kiến các dự án luật.
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh luôn đồng hành cùng doanh nghiệp

Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh luôn đồng hành cùng doanh nghiệp

Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các doanh nghiệp tiếp tục nắm bắt cơ hội, tiên phong đổi mới mô hình quản trị, đẩy mạnh chuyển đổi số để tăng sức cạnh tranh.
Thứ trưởng Bộ TN-MT Lê Minh Ngân: Đẩy mạnh tiếp cận đất đai cho doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ TN-MT Lê Minh Ngân: Đẩy mạnh tiếp cận đất đai cho doanh nghiệp

Thứ trưởng Lê Minh Ngân cho biết ,đã phản ánh những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc tiếp cận đất đai, đặc biệt trong các dự án y tế và giáo dục.
Bình Dương: Phát triển công nghiệp hỗ trợ chưa xứng tiềm năng

Bình Dương: Phát triển công nghiệp hỗ trợ chưa xứng tiềm năng

Bình Dương đã ưu tiên phát triển các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và đang xây dựng một khu công nghiệp cơ khí hỗ trợ, dự kiến sẽ sớm đi vào hoạt động.
Nghệ An: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 9 tháng ước đạt 2,326 tỷ USD, tăng hơn 32%

Nghệ An: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 9 tháng ước đạt 2,326 tỷ USD, tăng hơn 32%

Theo Sở Công Thương Nghệ An, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh ước đạt 2,326 tỷ USD, tăng 32,01% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 84,58% kế hoạch năm.