Thứ sáu 25/04/2025 00:05
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Doanh nghiệp cần tăng khả năng thích ứng để gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu

24/07/2024 17:31
Dù chuỗi cung ứng đã dần được tái cấu trúc, nhưng thực tế đa số các doanh nghiệp công nghiệp của Việt Nam còn nhỏ lẻ, chưa thể tham gia sâu vào chuỗi giá trị.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Trong bối cảnh hiện nay, các xu thế mới tiếp tục khẳng định định hướng ưu tiên đối ngoại của Việt Nam là đúng đắn. Việt Nam là thành viên của nhiều sáng kiến, liên kết khu vực, như Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), các Hiệp định thương mại tự do... Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tham gia quá trình đàm phán một số sáng kiến, hiệp định, như Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Khối EFTA (VN - EFTA FTA), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Isarel (VIFTA). Đây là cơ hội thuận lợi trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng được sâu rộng.

Trong 6 tháng năm 2024, đã ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động xuất khẩu với kim ngạch ước đạt gần 189 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, ở một số mặt hàng trọng điểm ghi nhận kim ngạch xuất khẩu khởi sắc không chỉ xuất phát từ nhu cầu của thị trường mà có sự dịch chuyển nhất định đơn hàng từ các quốc gia khác sang Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động thương mại ở Việt Nam cũng gặp một số thách thức. Dù chuỗi cung ứng đã dần được tái cấu trúc, nhưng thực tế đa số các doanh nghiệp công nghiệp của Việt Nam còn nhỏ lẻ, chưa thể tham gia sâu vào chuỗi giá trị.

Ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Hà Nội.
Ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Hà Nội.

Chia sẻ về những yếu tố và giải pháp để doanh nghiệp có thể thích ứng trong môi trường kinh doanh toàn cầu, ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Hà Nội đưa ra 4 đề xuất.

Thứ nhất, với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi thích ứng với môi trường quốc tế thì họ phải tìm kiếm và hợp tác những doanh nghiệp mà đã tham gia được vào chuỗi giá trị cung ứng ở khu vực và toàn cầu bởi vì nếu không liên kết hợp tác với những doanh nghiệp như vậy thì doanh nghiệp chúng ta sẽ không đủ khả năng tài chính, không đủ khả năng con người, về công nghệ, về trình độ thương mại quốc tế để có thể thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Yếu tố thứ 2 để thích ứng là chúng ta phải đầu tư về vốn. Việc này hiện nay tương đối là hạn chế, nhưng Ngân hàng nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học công nghệ cũng đã có nhiều giải pháp để cung ứng các nguồn vốn cho các doanh nghiệp mạnh dạn đổi mới khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để làm sao thâm nhập vào thị trường quốc tế.

Yếu tố nữa trong việc thích ứng là con người, đây là yếu tố vô cùng quan trọng. Để có lãnh đạo doanh nghiệp, từ cấp trung đến người lao động mà thích ứng trong thị trường kinh doanh toàn cầu thì phải luôn được đào tạo, nâng cao về kĩ năng, về chuyên môn, về đạo đức để có nhiều thêm các sản phẩm đổi mới sáng tạo thì chắc chắn khả năng thích ứng của các doanh nghiệp sẽ được nâng lên.

Yếu tố cuối cùng là trong các văn bản pháp lý thì chúng ta đã có nhiều hướng dẫn, nhiều quy định cụ thể nhưng bên cạnh đó doanh nghiệp vẫn phải quan tâm, phải phối hợp với các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền ở cả địa phương, đặc biệt là các sở như Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học công nghệ, Sở Tài chính rồi các hệ thống Ngân hàng nhà nước, các cục thuế để làm sao chúng ta nắm rõ các quy định về mặt pháp lý, tránh trường hợp khi chúng ta được thụ hưởng rồi mà chúng ta lại không thực hiện đúng được các quy định. Điều này dẫn đến việc không được hưởng phần chính sách thỏa đáng và gây thiệt hại trực tiếp cho các doanh nghiệp.

Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với quốc tế, điều này giúp cho các doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội mới trong việc mở rộng thị trường và kết nối đối tác. Đứng trước xu hướng phát triển chung của toàn cầu, Việt Nam cần tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách về chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên quá trình này cần gắn liền với sự tuân thủ pháp luật một cách chặt chẽ, tuân thủ tiêu chuẩn được đặt ra từ các thị trường mà doanh nghiệp xuất khẩu hướng tới. Với tình hình đó, doanh nghiệp cần có bước chủ động, linh hoạt để đáp ứng một cách phù hợp với nguồn lực nhằm tận dụng các cơ hội từ thị trường quốc tế.

Bên cạnh các hành lang pháp lý để chống đỡ mà Chính phủ đã dành cho doanh nghiệp, theo ông Mạc Quốc Anh, về phía doanh nghiệp, để tránh gặp khó khăn khi xuất khẩu ra thị trường quốc tế, trước hết là doanh nghiệp phải hết sức chủ động. Chủ động trong tìm kiếm các thông tin, các hành lang pháp lý mà thuận lợi cho bản thân doanh nghiệp của mình, cũng như thuận lợi cho đối tác của mình, trong đó các bên đều phải theo nguyên tắc win-win.

Yếu tố nữa cũng hết sức quan trọng là cần phải chủ động trong việc phối kết hợp với các cơ quan chức năng. "Doanh nghiệp cần phải chủ động cung cấp thông tin hết sức minh bạch cho các cơ quan chức năng, cho các trung tâm trọng tài quốc tế, cho các đơn vị mà doanh nghiệp kí kết hợp tác để họ hỗ trợ, bảo trợ, rồi tư vấn cho mình về mặt pháp lý. Bởi vì nếu mà doanh nghiệp không chủ động cung cấp thì khi xảy ra phương án xấu sẽ không có phương án thay thế", ông Mạc Quốc Anh nhận định.

Ngoài ra, ông Mạc Quốc Anh cũng đưa ra lời khuyên rằng, các doanh nghiệp cần có nhiều giải pháp, nhiều phương án khác nhau, đưa ra các kịch bản khác nhau nếu doanh nghiệp có ý định hợp tác kinh tế trên thị trường quốc tế cũng như cả trong nội địa.

Thời gian tới, bức tranh xuất nhập khẩu của nước ta sẽ phân hóa rất rõ rệt khi các doanh nghiệp thay đổi kịp thời, ứng phó hiệu quả, tận dụng được cơ hội, phát triển mạnh mẽ. Trong khi đó, doanh nghiệp thích nghi chậm hơn sẽ có nguy cơ đối mặt với nhiều thách thức mới khi nhiều quy định siết chặt được đặt ra tại các thị trường mục tiêu. Để vượt qua được giai đoạn đầy khó khăn này, doanh nghiệp nên linh động trong việc lựa chọn đối tác và thị trường mục tiêu, tích cực điều chỉnh chính sách phù hợp đối với các mặt hàng chủ lực. Ngoài ra, việc xanh hóa trong doanh nghiệp cũng nên được quan tâm đúng lúc, trong đó, việc thực hiện các tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị là nhân tố mang tính sống còn cho doanh nghiệp trong xây dựng và phát triển bền vững.

Bảo Bảo

Tin bài khác
TS. Cấn Văn Lực: “Thị trường vốn cần thiết kế riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”

TS. Cấn Văn Lực: “Thị trường vốn cần thiết kế riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”

Trong cuộc trao đổi với phóng viên DNHN, TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia – cho rằng, để thị trường vốn phát huy tốt vai trò hỗ trợ khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), cần sự đồng hành từ cả tổ chức tài chính và chính bản thân doanh nghiệp.
PGS. TS Phan Đăng Tuất: Phát triển công nghệ phải đúng, trúng và không manh mún

PGS. TS Phan Đăng Tuất: Phát triển công nghệ phải đúng, trúng và không manh mún

PGS. TS Phan Đăng Tuất cho rằng, Việt Nam cần sử dụng hiệu quả ngân sách 3% GDP để phát triển công nghệ, tập trung đúng lĩnh vực trọng yếu, tránh lãng phí nguồn lực và xây dựng nền tảng tự chủ kỹ thuật.
TS. Nguyễn Văn Đính: Gỡ vướng cấp chứng chỉ môi giới là mệnh lệnh thị trường

TS. Nguyễn Văn Đính: Gỡ vướng cấp chứng chỉ môi giới là mệnh lệnh thị trường

Theo TS. Nguyễn Văn Đính ngành môi giới đang bị kìm hãm bởi điểm nghẽn tổ chức thi sát hạch và cấp chứng chỉ hành nghề, cần tháo gỡ ngay để khơi thông dòng chảy nhân lực thị trường bất động sản .
Cải thiện sức mua phải bắt đầu từ thu nhập và khâu phân phối hàng hóa

Cải thiện sức mua phải bắt đầu từ thu nhập và khâu phân phối hàng hóa

Muốn phục hồi sức mua bền vững, cần bắt đầu từ việc nâng cao thu nhập cho người lao động, chấn chỉnh hệ thống phân phối hàng hóa, và xử lý triệt để vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng đang làm xói mòn niềm tin người tiêu dùng, theo ông Vũ Vinh Phú - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội.
Việt Nam có thể thu 50 tỷ USD/năm nhờ nuôi cá biển công nghiệp

Việt Nam có thể thu 50 tỷ USD/năm nhờ nuôi cá biển công nghiệp

Với tiềm năng từ 1 triệu km2 từ diện tích biển, Việt Nam có thể sản xuất 10 triệu tấn cá mỗi năm, tương đương 50 tỷ USD nếu phát triển nuôi thủy sản theo hướng công nghiệp hóa.
TS. Bạch Tân Sinh: “Để hiện thực hóa Nghị quyết 57, doanh nghiệp cần chủ động đặt đầu bài"

TS. Bạch Tân Sinh: “Để hiện thực hóa Nghị quyết 57, doanh nghiệp cần chủ động đặt đầu bài"

Theo TS. Bạch Tân Sinh, Nghị quyết 57 mở ra cơ hội để doanh nghiệp chủ động đặt đầu bài, định hướng các công trình khoa học-công nghệ phục vụ nhu cầu thực tiễn.
Phó Giám đốc NIC Đỗ Tiến Thịnh: Cần xây dựng chiến lược phát triển ngành bán dẫn

Phó Giám đốc NIC Đỗ Tiến Thịnh: Cần xây dựng chiến lược phát triển ngành bán dẫn

Phó Giám đốc NIC Đỗ Tiến Thịnh khẳng định ngành bán dẫn là chìa khóa để Việt Nam làm chủ công nghệ, nâng tầm kinh tế và an ninh quốc gia trong tương lai gần.
TS. Hoàng Việt Hà: Bán dẫn và AI “trụ cột” đưa Việt Nam bứt phá

TS. Hoàng Việt Hà: Bán dẫn và AI “trụ cột” đưa Việt Nam bứt phá

Theo TS. Hoàng Việt Hà công nghệ bán dẫn và trí tuệ nhân tạo sẽ là hai trụ cột đưa Việt Nam bứt phá. Việt Nam có cơ hội lớn nhờ dân số trẻ và dòng vốn đầu tư ngoại.
Chủ tịch HoREA: Đề xuất “trải thảm đỏ” để Phú Quốc sẵn sàng cho APEC 2027

Chủ tịch HoREA: Đề xuất “trải thảm đỏ” để Phú Quốc sẵn sàng cho APEC 2027

Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu đề xuất loạt cơ chế đặc thù giúp Phú Quốc bứt phá, sẵn sàng cho APEC 2027, hướng đến trở thành điểm đến du lịch hàng đầu Đông Nam Á và toàn cầu.
GS.TS Trần Thanh Hải: “Việt Nam cần thiết lập danh mục khoáng chất thiết yếu”

GS.TS Trần Thanh Hải: “Việt Nam cần thiết lập danh mục khoáng chất thiết yếu”

Tại Tọa đàm "Chính sách đặc biệt để phát triển công nghệ chiến lược quốc gia", GS.TS Trần Thanh Hải đề xuất, việc thiết lập danh mục khoáng chất thiết yếu là cấp thiết để bảo đảm an ninh nguyên liệu và chiến lược quốc gia.
GS.TS Lê Anh Tuấn: Muốn Việt Nam bứt phá, phải đầu tư đúng vào công nghệ cốt lõi

GS.TS Lê Anh Tuấn: Muốn Việt Nam bứt phá, phải đầu tư đúng vào công nghệ cốt lõi

Tại buổi tọa đàm, GS.TS Lê Anh Tuấn- Chủ tịch Hội đồng Đại học Bách khoa Hà Nội đã có những chia sẻ sâu sắc về những nhóm công nghệ nền tảng mà Việt Nam cần ưu tiên đầu tư, phát triển trong thời gian tới.
"Liên kết đại học – doanh nghiệp là chìa khóa xây dựng ngành bán dẫn Việt Nam"

"Liên kết đại học – doanh nghiệp là chìa khóa xây dựng ngành bán dẫn Việt Nam"

Đây cũng là đề xuất của GS.TS Trần Xuân Tú - Viện trưởng, Viện Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội tại Tọa đàm khoa học “Chính sách đặc biệt để phát triển công nghệ chiến lược quốc gia” diễn ra sáng ngày 17/4.
GS. TS Nguyễn Đình Đức: Đổi mới sáng tạo là chìa khóa phát triển

GS. TS Nguyễn Đình Đức: Đổi mới sáng tạo là chìa khóa phát triển

Theo GS. TS Nguyễn Đình Đức, vai trò của đổi mới sáng tạo, công nghệ cao và cơ chế pháp lý trong việc đưa Việt Nam vươn lên dẫn đầu trong cách mạng công nghiệp mới và xã hội thông minh.
GS. TSKH Hồ Tú Bảo: Cần đổi mới tư duy về khoa học công nghệ

GS. TSKH Hồ Tú Bảo: Cần đổi mới tư duy về khoa học công nghệ

GS. TSKH Hồ Tú Bảo nhấn mạnh vai trò của dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, kêu gọi Việt Nam thay đổi tư duy phát triển khoa học công nghệ theo hướng gắn với sản xuất và chiến lược quốc gia.
Nghệ sĩ không thể đứng ngoài trách nhiệm khi quảng cáo sai sự thật

Nghệ sĩ không thể đứng ngoài trách nhiệm khi quảng cáo sai sự thật

PGS.TS Bùi Hoài Sơn – Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội – khẳng định trên TPO, nghệ sĩ không thể vô can khi tham gia vào các hoạt động quảng cáo có dấu hiệu sai phạm. Một khi sản phẩm xảy ra vấn đề, việc biện minh là “chỉ đọc kịch bản” là không thể chấp nhận.