Thứ ba 13/05/2025 15:07
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Doanh nghiệp bế tắc vì điều kiện “trái khoáy” vay tín dụng

23/02/2023 10:41
Chia sẻ với Doanh nghiệp & Hội nhập, ông Nguyễn Văn Đỉnh, chuyên gia pháp lý đầu tư, bất động sản cho rằng, Giấy phép xây dựng giúp xác nhận dự án phù hợp về pháp lý để cho phép chủ đầu tư khởi công xây dựng, không phải “chứng thư” xác nhận dự án có

Theo ông Nguyễn Văn Đỉnh, trong văn bản kiến nghị mới đây gửi Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) phản ánh hiện tượng nhiều ngân hàng thương mại yêu cầu doanh nghiệp bất động sản vay tín dụng thì dự án bất động sản phải có “chấp thuận chủ trương đầu tư”, đồng thời phải có Giấy phép xây dựng mới được vay vốn. HoREA cho rằng, đây là “giấy phép con” làm khó cho chủ đầu tư dự án trong bối cảnh doanh nghiệp bất động sản đã gặp phải vô vàn khó khăn.

Một điều kiện “oái oăm”

Ông Đỉnh cho rằng, nếu thông tin mà HoREA cung cấp về việc ngân hàng thương mại yêu cầu chủ đầu tư dự án bất động sản phải có Giấy phép xây dựng mới được vay vốn tín dụng là đúng thì cần phải xem xét lại động thái này từ các tổ chức tín dụng.

“Tôi đồng ý một phần với kiến nghị của HoREA về việc Giấy phép xây dựng không phải điều kiện bắt buộc để chủ đầu tư dự án bất động sản được vay vốn tín dụng trong mọi trường hợp. Hiện nay chủ đầu tư dự án bất động sản có nhiều hình thức thế chấp tài sản để vay vốn tín dụng, gồm: Thế chấp dự án nhà ở; thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai (thực hiện theo Luật Nhà ở năm 2014); thế chấp quyền sử dụng đất (theo Luật Đất đai năm 2013)”, ông Đỉnh nói.

Ảnh minh họa
Ông Nguyễn Văn Đỉnh, chuyên gia pháp lý đầu tư, bất động sản.

Với các hình thức trên, theo ông Đỉnh, thì pháp luật không buộc bên thế chấp phải có Giấy phép xây dựng. Cụ thể là với hình thức thế chấp quyền sử dụng đất, Điều 168 Luật Đất đai quy định người sử dụng đất được thế chấp quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Các Điều 173, 174, 175 Luật Đất đai quy định tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền một lần mới được thế chấp cho cả thời gian thuê; tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất không được thực hiện quyền này, trong khi tổ chức thuê đất trả tiền hàng năm chỉ được thế chấp bằng tài sản gắn liền với đất thuê.

Như vậy, Luật Đất đai đã quy định rất chặt về điều kiện được thế chấp quyền sử dụng đất. Chỉ tổ chức được giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất thu tiền một lần mà đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai (để được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thì mới được thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng để phục vụ vay vốn.

Các Điều 147, 148 Luật Nhà ở cũng quy định về thế chấp dự án nhà ở và thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai. Theo đó, trường hợp chủ đầu tư thế chấp một phần hoặc toàn bộ dự án nhà ở thì hồ sơ về đất đai gồm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất; hồ sơ về xây dựng gồm hồ sơ dự án và thiết kế kỹ thuật được phê duyệt. Như vậy trường hợp này không bắt buộc phải có Giấy phép xây dựng mà chỉ cần có thiết kế kỹ thuật được thẩm định, phê duyệt.

Đối với trường hợp chủ đầu tư thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai trong dự án thì ngoài điều kiện như thế chấp một phần/toàn bộ dự án, chủ đầu tư phải xây dựng xong phần móng, đồng nghĩa với việc chủ đầu tư phải có Giấy phép xây dựng và đã khởi công xây dựng.

“Như vậy, trường hợp chủ đầu tư thế chấp một phần hoặc toàn bộ dự án nhà ở (đồng thời thế chấp quyền sử dụng đất trong dự án/một phần dự án đó) thì không bắt buộc phải có Giấy phép xây dựng. Chỉ trường hợp chủ đầu tư thế chấp bằng một số căn nhà ở hình thành trong tương lai trong dự án thì Giấy phép xây dựng mới là điều kiện tiên quyết để giải ngân”, ông Đỉnh khẳng định.

Chồng chất thêm khó khăn cho doanh nghiệp

Theo ông Đỉnh, hiện tượng HoREA phản ánh có thể xuất phát từ việc một số ngân hàng nhầm lẫn về điều kiện thế chấp (áp dụng điều kiện thế chấp bằng nhà ở hình thành trong tương lai cho trường hợp thế chấp một phần/toàn bộ dự án nhà ở đồng thời với quyền sử dụng đất).

Hoặc cũng có thể do ngân hàng hiện đang thiếu nguồn tiền cho vay (do quy định của Ngân hàng Nhà nước về khống chế tỷ lệ nguồn vốn huy động ngắn hạn, tiết kiệm để cho vay trung dài hạn) nên các ngân hàng thương mại nảy sinh tâm lý “so đo”, chọn dự án có pháp lý tốt nhất để cho vay trước.

Ảnh minh họa
Doanh nghiệp bế tắc vì điều kiện “trái khoáy” vay tín dụng.

Trường hợp này, với 2 dự án quy mô tương đương nhau nhưng một dự án có Giấy phép xây dựng, một dự án chưa có, thì đương nhiên ngân hàng sẽ ưu tiên giải ngân cho dự án đã có Giấy phép xây dựng trước.

Giấy phép xây dựng chỉ là điều kiện bắt buộc để ngân hàng giải ngân đối với trường hợp chủ đầu tư thế chấp bằng một số căn nhà ở hình thành trong tương lai trong dự án; không bắt buộc trường hợp chủ đầu tư thế chấp một phần/toàn bộ dự án nhà ở đồng thời với quyền sử dụng đất.

Lưu ý rằng, để được thế chấp quyền sử dụng đất thì chủ đầu tư phải được giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất thu tiền một lần và đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai để được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp này, chủ đầu tư đã phải huy động nguồn vốn tự có rất lớn để nộp tiền sử dụng đất/tiền thuê đất cho toàn bộ thời gian sử dụng đất, nghĩa là chủ đầu tư đã thực hiện nghĩa vụ rất lớn và nặng nề.

Hơn nữa, trong tình huống xấu nhất khi khoản vay trở thành “nợ xấu”, phải xử lý nợ thì Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng cũng có quy định về xử lý tài sản bảo đảm là dự án bất động sản mà trong đó không có điều kiện phải có Giấy phép xây dựng.

Như vậy, trường hợp nhận tài sản bảo đảm là dự án bất động sản thì ngân hàng đã có thể yên tâm khi nắm giữ tài sản bảo đảm có tính pháp lý cao, không cần phải “đòi hỏi” thêm phải có Giấy phép xây dựng và trong tình huống phải xử lý nợ xấu thì ngân hàng vẫn có thể tìm đối tác để chuyển nhượng dự án. Việc dự án chưa có Giấy phép xây dựng không ngăn cản ngân hàng thực hiện chuyển nhượng dự án cho đối tác được lựa chọn.

Ngoài ra, cần phải xuất phát từ bản chất Giấy phép xây dựng là một loại giấy tờ có tính chất “tổng duyệt lần cuối”, qua đó xác nhận dự án phù hợp về pháp lý trong lĩnh vực đất đai, đầu tư, quy hoạch, phòng cháy chữa cháy, môi trường, xây dựng... để cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng cho phép chủ đầu tư khởi công xây dựng.

“Chủ đầu tư không cần thiết phải có Giấy phép xây dựng thì mới chứng minh được dự án của mình là tài sản hợp pháp, có giá trị để đem thế chấp. Cách xử lý “cứng nhắc” của ngân hàng thương mại, như hiện tượng HoREA phản ánh, sẽ chồng chất thêm khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản trong bối cảnh đang cần được “giải cứu” để hi vọng “sống sót” cho đến phục hồi, phát triển”, ông Đỉnh nói.

Hoài Anh

Bài liên quan
Tin bài khác
Ông Phan Đức Hiếu: Nghị quyết số 68 sẽ mở ra “cú huých” lớn cho doanh nghiệp tư nhân

Ông Phan Đức Hiếu: Nghị quyết số 68 sẽ mở ra “cú huých” lớn cho doanh nghiệp tư nhân

Ông Phan Đức Hiếu kỳ vọng Nghị quyết 68 sẽ tạo bước ngoặt cải cách thể chế, giúp doanh nghiệp tư nhân thoát khỏi rào cản “xin – cho”, tiếp cận đất đai, vốn, và phát triển bền vững.
TS. Võ Trí Thành: "Kinh tế tư nhân phải trở thành trụ cột thực sự của nền kinh tế

TS. Võ Trí Thành: "Kinh tế tư nhân phải trở thành trụ cột thực sự của nền kinh tế

Nghị quyết 68-NQ/TW xác định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế. TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh đã có những phân tích với DNHN về cải cách đột phá để khu vực này bứt phá.
Luật hóa Nghị quyết 68 “cấp cứu” mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Luật hóa Nghị quyết 68 “cấp cứu” mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo TS. Trần Xuân Lượng, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Đánh giá thị trường Bất động sản Việt Nam, không có đất thì mọi hỗ trợ khác đều là hình thức. Luật hóa Nghị quyết 68 chính là cách cấp cứu năng lực nội sinh của nền kinh tế.
TS. Võ Trí Thành: "Tiêu dùng là động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế"

TS. Võ Trí Thành: "Tiêu dùng là động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế"

Theo TS. Võ Trí Thành, Việt Nam đang thiếu các nghiên cứu khoa học vững chắc để xây dựng chính sách tiêu dùng hiệu quả, trong khi khẩu hiệu lại chiếm ưu thế.
Thích ứng nhanh - Chìa khóa để doanh nghiệp Việt vượt thách thức thuế đối ứng

Thích ứng nhanh - Chìa khóa để doanh nghiệp Việt vượt thách thức thuế đối ứng

Trong khi chính phủ đàm phán thương mại với Mỹ, doanh nghiệp Việt cần sẵn sàng kịch bản ứng phó để giảm thiểu rủi ro và duy trì hoạt động ổn định.
Ứng dụng AI và dữ liệu thông minh là xu hướng không thể đảo ngược

Ứng dụng AI và dữ liệu thông minh là xu hướng không thể đảo ngược

Đây là nhận định của ông Lê Hồng Quang khi nói về ứng dụng AI và dữ liệu thông minh- hướng đi tất yếu giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao hiệu quả, ra quyết định và tối ưu nguồn lực.
Tài chính xanh – xu hướng mới định hình chiến lược đầu tư doanh nghiệp

Tài chính xanh – xu hướng mới định hình chiến lược đầu tư doanh nghiệp

Tín dụng xanh đang trở thành một trong những xu hướng tài chính quan trọng tại Việt Nam, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dài hạn, chi phí hợp lý nhằm phát triển bền vững. Tuy nhiên, hành trình thúc đẩy tín dụng xanh vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức: từ khung pháp lý chưa hoàn chỉnh, năng lực thẩm định hạn chế, đến rào cản về lãi suất và nhận thức môi trường. Trong bối cảnh đó, việc tháo gỡ các nút thắt, hoàn thiện chính sách và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận tín dụng xanh trở thành nhiệm vụ cấp thiết. Dưới đây là góc nhìn của ông Nguyễn Bá Hùng – Chuyên gia Kinh tế trưởng tại Việt Nam, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), về triển vọng, khó khăn và giải pháp phát triển tín dụng xanh tại Việt Nam.
Cảnh báo về sự "lệch pha" giữa tăng trưởng GDP và tỷ trọng chi tiêu hộ gia đình

Cảnh báo về sự "lệch pha" giữa tăng trưởng GDP và tỷ trọng chi tiêu hộ gia đình

Theo ông Trần Anh Thắng – Thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), người tiêu dùng đang dần thắt chặt hầu bao hoặc thiếu niềm tin vào triển vọng thu nhập và thị trường.
Mức sinh thấp và già hóa dân số nhanh là bài toán cần lời giải kịp thời của Việt Nam

Mức sinh thấp và già hóa dân số nhanh là bài toán cần lời giải kịp thời của Việt Nam

Trong bối cảnh dân số toàn cầu đang biến chuyển nhanh chóng, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế. Đặc biệt, mức sinh thấp và tốc độ già hóa đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết cho các chính sách dân số. Phóng viên DNHN đã có cuộc trao đổi với ông Matt Jackson - Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
PGS.TS Nguyễn Văn Thành: Cần sớm xây dựng một chiến lược khoa học công nghệ rõ ràng, dài hạn và có định hướng cụ thể

PGS.TS Nguyễn Văn Thành: Cần sớm xây dựng một chiến lược khoa học công nghệ rõ ràng, dài hạn và có định hướng cụ thể

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Thành, tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược khoa học công nghệ rõ ràng và dài hạn. Theo đó, Cần xác định các danh mục cụ thể để phát triển tốt lĩnh vực này.
TS. Cấn Văn Lực: “Thị trường vốn cần thiết kế riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”

TS. Cấn Văn Lực: “Thị trường vốn cần thiết kế riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”

Trong cuộc trao đổi với phóng viên DNHN, TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia – cho rằng, để thị trường vốn phát huy tốt vai trò hỗ trợ khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), cần sự đồng hành từ cả tổ chức tài chính và chính bản thân doanh nghiệp.
PGS. TS Phan Đăng Tuất: Phát triển công nghệ phải đúng, trúng và không manh mún

PGS. TS Phan Đăng Tuất: Phát triển công nghệ phải đúng, trúng và không manh mún

PGS. TS Phan Đăng Tuất cho rằng, Việt Nam cần sử dụng hiệu quả ngân sách 3% GDP để phát triển công nghệ, tập trung đúng lĩnh vực trọng yếu, tránh lãng phí nguồn lực và xây dựng nền tảng tự chủ kỹ thuật.
TS. Nguyễn Văn Đính: Gỡ vướng cấp chứng chỉ môi giới là mệnh lệnh thị trường

TS. Nguyễn Văn Đính: Gỡ vướng cấp chứng chỉ môi giới là mệnh lệnh thị trường

Theo TS. Nguyễn Văn Đính ngành môi giới đang bị kìm hãm bởi điểm nghẽn tổ chức thi sát hạch và cấp chứng chỉ hành nghề, cần tháo gỡ ngay để khơi thông dòng chảy nhân lực thị trường bất động sản .
Cải thiện sức mua phải bắt đầu từ thu nhập và khâu phân phối hàng hóa

Cải thiện sức mua phải bắt đầu từ thu nhập và khâu phân phối hàng hóa

Muốn phục hồi sức mua bền vững, cần bắt đầu từ việc nâng cao thu nhập cho người lao động, chấn chỉnh hệ thống phân phối hàng hóa, và xử lý triệt để vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng đang làm xói mòn niềm tin người tiêu dùng, theo ông Vũ Vinh Phú - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội.
Việt Nam có thể thu 50 tỷ USD/năm nhờ nuôi cá biển công nghiệp

Việt Nam có thể thu 50 tỷ USD/năm nhờ nuôi cá biển công nghiệp

Với tiềm năng từ 1 triệu km2 từ diện tích biển, Việt Nam có thể sản xuất 10 triệu tấn cá mỗi năm, tương đương 50 tỷ USD nếu phát triển nuôi thủy sản theo hướng công nghiệp hóa.