Dịch chuyển chuỗi cung ứng: Ngành công nghệ nắm bắt cơ hội
- Kinh doanh
- 08:54 20/11/2020
DNHN - Việt Nam hiện đứng trước nhiều cơ hội đón nhận dòng vốn FDI đang dịch chuyển cũng như tăng tính bền vững cho chuỗi kết nối. Trong đó ngành công nghệ của Việt Nam đang có cơ hội đón luồng chuyển dịch sản xuất sản phẩm công nghệ của Mỹ ra khỏi Trung Quốc.
Ảnh minh họa
Ngành công nghệ Việt thực sự phải chuẩn bị sẵn sàng
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ 8 tháng đầu năm 2020 tăng 19,7%, đạt 46,98 tỷ USD.
Trong đó xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang Mỹ tăng trưởng mạnh 83,1% so với cùng kỳ, xếp thứ 2 về kim ngạch, đạt 6,32 tỷ USD, chiếm 13,5% trong tổng kim ngạch. Tiếp sau đó là nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 6,19 tỷ USD, tăng 0,5%, chiếm 13,2%.
Những số liệu này chứng tỏ một điều: đang có xu hướng dịch chuyển đầu tư, sản xuất sản phẩm công nghệ sang Việt Nam.
Thực tế cũng cho thấy hiện có nhiều thông tin các tập đoàn công nghệ lớn của thế giới lên kế hoạch dịch chuyển chuỗi sản xuất đến Việt Nam: LG đã chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất từ Hàn Quốc về Hải Phòng. Ngoài ra, Panasonic Việt Nam cũng đang từng bước tiếp nhận để sản xuất tủ lạnh và máy giặt cửa đứng công suất lớn từ Thái Lan. Những hoạt động này được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu của ngành tăng trưởng mạnh hơn thời gian tới.
Nhưng để đón được luồng gió lành này ngành công nghệ Việt thực sự phải chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng được mọi yêu cầu khắt khe của các nhà đầu tư. Từ lực lượng lao động có tay nghề, chuyên nghiệp, chịu được áp lực và công việc nặng nhọc; đến việc đầu tư cho các dây chuyền và công nghệ sản xuất hiện đại, công nghiệp hỗ trợ hay thỏa mãn các tiêu chuẩn khắt khe và chính sách ưu tiên đầu tư.
Tất cả những yếu tố này đều cần chứng minh bằng thực tế khi mà trong con mắt các nhà đầu tư, Việt Nam hiện chỉ có các nhà máy gia công, lắp ráp và sản xuất kỹ thuật thấp.
Thu hút các “đại bàng” đến làm tổ
Chính phủ Việt Nam có những chính sách kịp thời và ưu đãi cho doanh nghiệp công nghệ trong nước giúp thúc đẩy nền công nghệ nước nhà
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ngày càng gay gắt và chưa có dấu hiệu dừng lại, làm leo thang căng thẳng chưa từng có giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, tác động mạnh mẽ tới kinh tế toàn cầu trong đó có Việt Nam. Việc tác động này về mặt tích cực là cơ hội cho Việt Nam đón luồng gió đầu tư, di dời chuỗi sản xuất công nghệ của Mỹ ra khỏi thị trường Trung Quốc.
Theo thống kê, hiện có khoảng 50 công ty đa quốc gia, cả trong và ngoài Trung Quốc, đã quyết định hoặc lên kế hoạch di dời toàn bộ hoặc một phần hoạt động sản xuất. Trong cuộc đại chuyển dịch này, cơ hội cho các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là tương đương, song Việt Nam có nhiều lợi thế từ những hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký, hoặc như FTA với Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Ông Frederick R.Burke, chuyên gia kinh tế Mỹ, Giám đốc Công ty TNHH Baker&Mckenzie Việt Nam, nhìn nhận, trong bối cảnh ảm đạm của kinh tế toàn cầu, Việt Nam dù chịu ảnh hưởng nặng của đại dịch nhưng các chỉ số kinh tế vĩ mô vẫn cho thấy có nhiều dư địa để làm tốt hơn nữa. Với việc 13 hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương đã có hiệu lực, hiệp định RCEP mới được ký kết, đang đàm phán 2 FTA, Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới, tạo ra cơ hội lớn để phát triển chuỗi cung ứng mới.
Thêm vào đó, chính phủ Việt Nam cũng có những chính sách kịp thời và ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng như các doanh nghiệp công nghệ trong nước giúp thúc đẩy nền công nghệ nước nhà nhanh chóng bắt kịp cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
LyLy
Tin liên quan
Đọc thêm Kinh doanh
Hơn 200 thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
Theo Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, tính đến ngày 18/1/2021, danh sách thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã tăng lên 205 thương nhân.
Năm 2020, thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng đạt mức 18% với quy mô 11,8 tỷ USD
Năm 2020, với tốc độ tăng trưởng 18% và quy mô đạt 11,8 tỷ USD, Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á có tăng trưởng thương mại điện tử 2 con số.
Sẽ triển khai Dự án tổ hợp chế biến thịt heo tại Thanh Hóa với số vốn đầu tư 1,4 tỷ USD
Dự án tổ hợp chế biến thịt heo có tổng quy mô trang trại chăn nuôi heo 5 triệu con/năm, diện tích ít nhất 1.000ha; lò mổ và nhà máy chế biến với sông suất 0,6 triệu tấn/năm với tổng diện tích khoảng 400ha...
Mở chuỗi siêu thị cho công nhân... ghi nợ
Đặt ra mục tiêu phục vụ riêng cho 400 nghìn người lao động của 1.600 doanh nghiệp tại các khu công nghiệp và khu chế xuất trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, siêu thị phúc lợi đầu tiên vừa được khai trương sáng 22/1.
Hàn Quốc tiếp tục siết chặt kiểm tra bột có thành phần trái nhàu đến từ Việt Nam
Giai đoạn từ 24/12/2009-23/12/2020, sản phẩm dạng bột có thành phần trái nhàu từ 50% trở lên của Việt Nam bị Hàn Quốc áp dụng phương thức kiểm tra chặt về chỉ tiêu thôi nhiễm kim loại.
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc thực vật
Trước đó, Tổng cục Hải quan đã nhận được Công văn Công văn số 7415/BYT-YDCT của Bộ Y tế phúc đáp Công văn số 7524/TCHQ-GSQL ngày 25/11/2020 của Tổng cục Hải quan về chính sách nhập khẩu hàng hóa có nguồn gốc thực vật.
Điều kiện miễn, giảm thuế đối với doanh nghiệp khoa học công nghệ
Thông tư số 03/2021/TT-BTC hướng dẫn về miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ quy định tại Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 1/02/2019 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Thu hồi toàn bộ giấy phép trò chơi trực tuyến của Gold Game Việt Nam
Bộ Thông tin & Truyền thông đã tiến hành thu hồi giấy phép trò chơi trực tuyến của Gold Game Việt Nam - công ty từng vướng vào nghi vấn hoạt động trái pháp luật.
Nửa tháng đầu năm 2021 hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam có sự khởi đầu ấn tượng với quy mô kim ngạch đạt khoảng 26 tỷ USD
Theo số liệu Tổng cục Hải quan vừa công bố, kim ngạch xuất khẩu cả nước trong nửa đầu tháng 1 đạt 12,9 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 13,15 tỷ USD. Như vậy, nửa tháng đầu năm nay nước ta nhập siêu khoảng 250 triệu USD.
Thực hiện khai báo thông tin trước khi hàng đến cửa khẩu
Kể từ 0 giờ ngày 20/1/2021, các chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải phải thông báo cho Cơ quan Hải quan thông tin về phương tiện vận tải, hàng hóa nhập khẩu trước khi đưa vào lãnh thổ Việt Nam.