Thứ hai 28/07/2025 12:50
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Địa phương chủ động điều phối nguồn cung không để Biến động giá và khan hiếm vật liệu xây dựng

Giá vật liệu xây dựng biến động khiến nhiều dự án trọng điểm có nguy cơ chậm tiến độ. Thủ tướng chỉ đạo các địa phương chủ động nguồn cung, tăng tốc khai thác và quản lý giá.
Địa phương chủ động điều phối nguồn cung không để Biến động giá và khan hiếm vật liệu xây dựng
Địa phương chủ động điều phối nguồn cung không để Biến động giá và khan hiếm vật liệu xây dựng

Từ đầu năm đến nay, tình trạng khan hiếm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ngày càng trở nên nghiêm trọng. Dù giá vật liệu tăng cao đột biến, nhiều công trình vẫn không thể mua đủ số lượng cần thiết để triển khai thi công, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ các dự án đầu tư công và đời sống người dân.

Tại gói thầu số 5 của Dự án đường bộ ven biển đoạn Nga Sơn – Hậu Lộc, nhiều hạng mục vẫn chưa thể thi công do thiếu nghiêm trọng nguồn đất đắp và cát. Mặc dù nhà thầu đã nỗ lực tìm kiếm vật liệu từ các tỉnh lân cận như Ninh Bình, Nghệ An, nhưng việc vận chuyển đường dài khiến chi phí đội lên đáng kể. Hiện công trình vẫn cần khoảng 160.000m³ đất đắp và 13.000m³ cát để đảm bảo tiến độ.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại một số dự án đầu tư công trên địa bàn huyện Ngọc Lặc. Giá vật liệu leo thang và khan hiếm kéo dài đã khiến nhiều nhà thầu gặp khó khăn trong việc đảm bảo kế hoạch thi công, đứng trước nguy cơ chậm tiến độ.

Theo đánh giá từ cơ quan chức năng, nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này là do công tác dự báo nhu cầu vật liệu chưa sát với thực tế. Ngoài ra, nhiều mỏ khoáng sản nằm trong quy hoạch nhưng chưa đáp ứng đủ điều kiện để đưa ra đấu giá, cấp phép khai thác. Một số mỏ đã được cấp phép nhưng lại bị đình chỉ hoạt động vì vi phạm quy định.

Đặc biệt, việc đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trong bối cảnh chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ cấp huyện khiến nhu cầu vật liệu tăng đột biến trong thời gian ngắn, gây áp lực lớn lên nguồn cung.

Mặc dù Thanh Hóa hiện có hơn 320 mỏ khoáng sản được xác định là có trữ lượng lớn, nhưng nghịch lý là vẫn xảy ra tình trạng thiếu hụt vật liệu nghiêm trọng. Điều này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến tiến độ thi công mà còn làm gia tăng chi phí đầu tư và tác động đến đời sống xã hội.

Giá vật liệu xây dựng liên tục biến động và nguồn cung khan hiếm tại nhiều địa phương, hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm trên cả nước đang đối mặt với nguy cơ đội vốn và chậm tiến độ. Trước thực trạng này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành công điện yêu cầu các bộ, ngành và địa phương khẩn trương có giải pháp xử lý.

“Không để tình trạng khan hiếm và biến động giá vật liệu làm ảnh hưởng đến tiến độ các dự án trọng điểm” – Thủ tướng nhấn mạnh trong chỉ đạo mới đây.

Một trong những giải pháp được đánh giá là hiệu quả hiện nay đến từ tỉnh Quảng Ninh, nơi chính quyền đã chủ động điều chuyển vật liệu thừa từ các công trình dư thừa sang các dự án có nhu cầu. Cụ thể, hàng triệu m³ đất đá từ dự án mở rộng Quốc lộ 279 đang được phân phối lại cho nhiều dự án hạ tầng trên địa bàn, góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt vật liệu.

Theo đánh giá từ các đơn vị khai thác mỏ, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng khan hiếm không đến từ năng lực khai thác mà là do thiếu kiểm soát về quy hoạch, cấp phép và điều phối. Khi nhu cầu xây dựng đồng loạt tăng cao trong cùng thời điểm, nhiều địa phương rơi vào tình trạng bị động do chưa mở rộng đủ số lượng mỏ vật liệu.

Các chuyên gia trong ngành nhận định, nếu các địa phương chủ động hơn trong công tác cấp phép khai thác và kiểm soát giá vật liệu, thị trường hoàn toàn có thể được điều hòa ổn định.

Theo dự báo, từ nay đến cuối năm 2025, nhu cầu xây dựng tiếp tục duy trì ở mức cao, đặc biệt với các dự án đầu tư công được thúc đẩy mạnh mẽ. Điều này đòi hỏi các địa phương không chỉ linh hoạt trong điều phối nguồn vật liệu mà còn cần tận dụng cơ chế phân cấp để chủ động hơn trong quy hoạch và cấp phép khai thác.

Bên cạnh đó, việc rút ngắn thủ tục hành chính, đồng thời xây dựng cơ chế kiểm soát giá vật liệu một cách minh bạch, hợp lý là yếu tố then chốt để hạn chế tình trạng đầu cơ, nâng giá từ phía các mỏ khai thác.

Trong công điện, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các tỉnh, thành phố phải công bố đầy đủ và kịp thời giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng phù hợp với thực tế thị trường. Đặc biệt, với những vật liệu có biến động giá bất thường, cần công bố theo chu kỳ hàng tháng hoặc đột xuất khi có diễn biến lớn.

Ngoài ra, các mỏ khai thác có hành vi nâng giá bất hợp lý, gây ảnh hưởng đến tiến độ và chi phí thực hiện dự án sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Lấy vật liệu thừa ở dự án này để điều chuyển cho các dự án khác có nhu cầu. Đây là giải pháp đã được tỉnh Quảng Ninh đang áp dụng ở nhiều dự án công trên địa bàn. Hàng triệu m3 đất đá thừa của dự án mở rộng quốc lộ 279 đang từng bước bù lấp nguồn vật liệu cho nhiều dự án hạ tầng đang triển khai.
Tin bài khác
Ứng phó bão số 3: Kiên quyết xử lý hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý

Ứng phó bão số 3: Kiên quyết xử lý hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý

Nhằm ứng phó bão số 3, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã phát đi công văn khẩn, yêu cầu các địa phương tăng cường giám sát thị trường, đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng thiên tai để trục lợi.
Ứng phó bão số 3: Đảm bảo dự trữ hàng hóa, an toàn hồ đập và cung cấp điện

Ứng phó bão số 3: Đảm bảo dự trữ hàng hóa, an toàn hồ đập và cung cấp điện

Để ứng phó bão số 3, Bộ Công Thương kêu gọi các đơn vị, doanh nghiệp và người dân chủ động phối hợp thực hiện các biện pháp ứng phó bão với tinh thần trách nhiệm cao nhất, nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.
Doanh nghiệp ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu (cũ) đối thoại tìm giải pháp phát triển thị trường

Doanh nghiệp ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu (cũ) đối thoại tìm giải pháp phát triển thị trường

Sau sáp nhập, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Dương về TP.Hồ Chí Minh, ngành du lịch dư địa phát triển lớn hơn, có cơ hội cùng nhau liên kết và phát triển các sản phẩm thuận lợi hơn. Tuy nhiên có nhiều bất cập trong công tác quản lý, sản phẩm dịch vụ tại một số địa phương. Tất cả được nêu ra trong "Hội nghị đối thoại giữa Doanh nghiệp và Chính quyền TP.Hồ Chí Minh"
Việt Nam chấm dứt thuế chống bán phá giá với sản phẩm bằng plastic nhập khẩu

Việt Nam chấm dứt thuế chống bán phá giá với sản phẩm bằng plastic nhập khẩu

Bộ Công Thương vừa công bố Quyết định về việc chấm dứt áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bằng plastic làm từ polyme propylen nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia, sau khi kết thúc quá trình rà soát cuối kỳ.
Thị trường bán lẻ TP. Hồ Chí Minh bão hòa: Hồi chuông cảnh báo cho chiến lược tiêu dùng

Thị trường bán lẻ TP. Hồ Chí Minh bão hòa: Hồi chuông cảnh báo cho chiến lược tiêu dùng

Dù chiếm gần 25% tổng mức bán lẻ của cả nước, TP. Hồ Chí Minh đang đối mặt với thực tế đáng quan ngại: Thị trường tiêu dùng dần bước vào giai đoạn bão hòa, hạ tầng thương mại chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nguồn nhân lực thiếu hụt, và đặc biệt là những điểm nghẽn thể chế trong liên kết vùng.
TP. Hà Nội siết kiểm soát an toàn thực phẩm sau vụ thịt heo bệnh tuồn ra thị trường

TP. Hà Nội siết kiểm soát an toàn thực phẩm sau vụ thịt heo bệnh tuồn ra thị trường

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho rằng, để kiểm soát hiệu quả an toàn thực phẩm cần có giải pháp đồng bộ từ khâu sản xuất, phân phối đến tiêu dùng.
Lào Cai siết chặt kiểm tra, xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng

Lào Cai siết chặt kiểm tra, xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng

Trước tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tiếp tục diễn biến phức tạp, tỉnh Lào Cai đang tăng cường triển khai các biện pháp kiểm tra, kiểm soát nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hà Nội đẩy mạnh khuyến mại và bình ổn giá

Hà Nội đẩy mạnh khuyến mại và bình ổn giá

Thành phố Hà Nội đang triển khai đồng loạt các chương trình bình ổn giá và khuyến mại tập trung nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận hàng Việt với mức giá hợp lý, đồng thời tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển sản xuất – kinh doanh trong những tháng cao điểm cuối năm.
Chính thức áp thuế chống bán phá giá với thép HRC nhập khẩu từ Trung Quốc

Chính thức áp thuế chống bán phá giá với thép HRC nhập khẩu từ Trung Quốc

Bắt đầu từ ngày 6/7/2025, một số sản phẩm thép cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc bị áp dụng thuế chống bán phá giá với mức từ 23,1% đến 27,83%, theo Quyết định chính thức vừa được Bộ Công Thương ban hành.
Cảng Thị Vải – Cái Mép : “Bàn đạp” chiến lược cho logistics Việt Nam

Cảng Thị Vải – Cái Mép : “Bàn đạp” chiến lược cho logistics Việt Nam

Cụm cảng Thị Vải – Cái Mép thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hiện bao gồm 35 bến, trong đó 22 bến đã đi vào hoạt động với tổng công suất 117,8 triệu tấn/năm, trong đó riêng 7 bến container chiếm năng lực khoảng 6,8 triệu TEUs/năm.
Việt Nam rà soát cuối kỳ biện pháp phòng vệ thương mại với đường nhập khẩu từ Thái Lan

Việt Nam rà soát cuối kỳ biện pháp phòng vệ thương mại với đường nhập khẩu từ Thái Lan

Sau 4 năm áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm đường mía từ Thái Lan, Việt Nam chính thức khởi động quá trình rà soát cuối kỳ, theo đúng thông lệ quốc tế và quy định pháp luật trong nước.
Truy xuất nguồn gốc: Từ giải pháp kỹ thuật đến yêu cầu bắt buộc

Truy xuất nguồn gốc: Từ giải pháp kỹ thuật đến yêu cầu bắt buộc

Truy xuất nguồn gốc không chỉ là giải pháp kỹ thuật mà là yêu cầu sống còn để bảo vệ người tiêu dùng, nâng cao uy tín hàng Việt và đảm bảo xuất khẩu bền vững trong thời kỳ hội nhập sâu rộng.
Thúc đẩy thương mại điện tử xanh để 70% người trưởng thành sẽ mua sắm online vào 2030

Thúc đẩy thương mại điện tử xanh để 70% người trưởng thành sẽ mua sắm online vào 2030

Bộ Công Thương vừa phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2026 – 2030, đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 70% dân số trưởng thành tham gia mua sắm trực tuyến, với doanh thu thương mại điện tử chiếm khoảng 20% tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước.
Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi quy định về Quản lý thị trường

Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi quy định về Quản lý thị trường

Ngày 9/6/2025, Bộ Công Thương có Công văn số 4142/BCT-TTTN gửi các cơ quan, tổ chức đề nghị góp ý cho dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều trong các Thông tư thuộc lĩnh vực Quản lý thị trường.
Đồng Nai: Tiếp tục cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Đồng Nai: Tiếp tục cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Trước diễn biến phức tạp của tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành văn bản số 7065/UBND-KTNS ngày 5/6/2025, chỉ đạo các lực lượng chức năng khẩn trương thực hiện nghiêm Công điện số 72 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.