Đề xuất gói hỗ trợ 27.000 tỷ cho người lao động ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
- 6
- Vấn đề
- 10:14 22/06/2021
DNHN - Bộ LĐ-TB&XH đang hoàn thiện dự thảo gói hỗ trợ an sinh lần thứ 2, để hỗ trợ người lao động (LĐ) và người sử dụng LĐ gặp khó khăn do dịch Covid-19. Dự kiến, gói hỗ trợ lần này khoảng 27.000 tỷ đồng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có kết luận với dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các chính sách hỗ trợ lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ LĐ -TB&XH khẩn trương tiếp thu ý kiến các bộ, ngành, hoàn thiện dự thảo nghị quyết này để trình Bộ Chính trị cho ý kiến.

Gói an sinh lần 2 được đề xuất tập trung hỗ trợ lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19.( Ảnh Internet)
Theo Tổng cục Thống kê, dịch Covid-19 tiếp tục tác động mạnh tới thị trường lao động, khi trong quý 1/2021, có tới 9,1 triệu lao động bị ảnh hưởng. Trong đó, có hơn nửa triệu lao động bị mất việc làm, hơn 2,8 triệu người phải tạm nghỉ việc không lương. Đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 đã lây lan vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp và lao động. Các ngành nghề tiếp tục chịu ảnh hưởng mạnh, như: Vận tải hành khách, hàng không, du lịch, khách sạn, giải trí, văn hóa, thể thao...
Với những tác động trên, Bộ LĐ -TB&XH cho rằng, cần thêm chính sách để hỗ trợ lao động, doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch bệnh. Do đó, Bộ này đề xuất gói hỗ trợ an sinh lần 2, với tổng trị giá trên 27.300 tỷ đồng. Cụ thể, miễn tiền đóng vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn LĐ, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng (các chế độ của LĐ vẫn được đảm bảo), tổng tiền miễn trên 3.600 tỷ đồng. Tiếp tục cho doanh nghiệp tạm dừng đóng Quỹ hưu trí và tử tuất trong 6 tháng; tổng số tiền gia hạn đóng trên 11.300 tỷ đồng. Sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo lại LĐ để duy trì việc làm, tổng số tiền hỗ trợ khoảng 3.000 tỷ đồng.
Bộ LĐ-TB&XH cũng đề xuất Nhà nước: Hỗ trợ trực tiếp LĐ dừng hợp đồng, LĐ nghỉ việc không lương, mất việc nhưng chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp 1,8 triệu đồng/người, tổng kinh phí khoảng 380 tỷ đồng; Hỗ trợ hộ kinh doanh phải tạm đóng cửa để phòng dịch theo yêu cầu của cơ quan chức năng mức 2 triệu đồng/hộ/tháng, tổng kinh phí khoảng 600 tỷ đồng; Hỗ trợ tiền ăn cho trẻ em phải cách ly y tế phòng dịch mức 80.000 đồng/trẻ em/ngày, tổng kinh phí khoảng 70 tỷ đồng (từ ngân sách nhà nước và Quỹ bảo trợ trẻ em). Ngoài ra, cơ quan soạn thảo đề xuất Trung ương hỗ trợ 1.000 tỷ đồng chia đều cho Bắc Giang và Bắc Ninh để hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng và lực lượng phòng chống dịch.
Cũng theo dự thảo nghị quyết trên, Ngân hàng Chính sách xã hội được đề nghị cho vay với lãi suất 0% để trả lương cho người LĐ bị ngừng việc (tổng kinh phí trên 2.400 tỷ đồng); cho vay trả lương trong thời gian phục hồi sản xuất (tổng kinh phí trên 5.000 tỷ đồng).
Trước đó, để hỗ trợ lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tháng 4/2020, gói an sinh lần 1 trị giá gần 62.000 tỷ đồng cũng được Bộ LĐ -TB&XH đề xuất Chính phủ ban hành. Trong đó, dự kiến khoảng 35.880 tỷ đồng hỗ trợ đối tượng chính sách, người nghèo; lao động tự do và lao động trong doanh nghiệp mất việc làm, hộ kinh doanh; khoảng 16.200 tỷ đồng cho doanh nghiệp vay ưu đãi trả lương cho người lao động. Ngoài ra, còn tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất khoảng 6.500 tỷ đồng; hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo lại lao động 3.000 tỷ đồng (từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp).
PV
Bài liên quan
#hỗ trợ người lao động

Tập trung hỗ trợ cho người dân, lao động trên nguyên tắc đảm bảo không ai bị thiếu đói.
Thực Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg về hỗ trợ người lao động và chủ sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid -19, đến nay, theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nniều địa phương đã triển khai giải ngân với số tiền lớn, như: Hải Dương 107 tỷ đồng, Bắc Ninh 75 tỷ đồng, Bắc Giang 63 tỷ đồng, Thanh Hóa 74 tỷ đồng, Thái Nguyên 57 tỷ đồng…

200.000 cơ hội việc làm hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19
Dự án 200.000 cơ hội việc làm hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp vượt qua đại dịch virus Covid-19 với tên gọi: “Việc làm trao tay, đánh bay COVID-19” đã chính thức được phát động từ ngày hôm nay, 24/4/2020.

TP. Hồ Chí Minh: Hỗ trợ gần 1.516 tỷ đồng tiền thuê nhà cho người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đến ngày 5/8 có 21 quận, huyện và thành phố Thủ Đức đã phê duyệt 9.120 doanh nghiệp với 282.066 người lao động thuộc diện hỗ trợ tiền thuê nhà (đạt 25,69% so với dự kiến ban đầu) theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Đẩy nhanh thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam yêu cầu các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, các công đoàn ngành Trung ương và tương đương, công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn khẩn trương thực hiện chỉ đạo công đoàn các cấp trực thuộc chỉ đạo các cấp công đoàn tiếp tục đôn đốc, kiến nghị và phối hợp với chủ doanh nghiệp đẩy mạnh tuyên truyền các quy định của Chính phủ về việc người lao động được hỗ trợ thuê nhà.

Hơn 3.500 người đã nhận tiền hỗ trợ từ gói 38.000 tỷ đồng
Đã có 3.570 người lao động được chi trả tiền hỗ trợ với tổng số tiền hơn 10,3 tỷ đồng trong ngày đầu thực hiện hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 của ngành BHXH Việt Nam.

Chủ tịch VINASME: Hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động có được cuộc sống tốt đẹp hơn là ưu tiên hàng đầu
Sáng ngày 12/4, tại Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đã diễn ra Lễ ký kết Chương trình phối hợp về hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động và phát triển thị trường lao động. Tại Lễ ký kết, ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch VINASME đã đưa ra các nội dung rất quan trọng mang tính lâu dài cho người lao động, như vấn đề về phát triển thị trường lao động, hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, tuyên truyền, vận động người lao động tham gia bảo hiểm xã hội.
Đọc thêm Vấn đề
Điều gì cản trở Việt Nam tăng trưởng cao?
Dù đã có nhiều cuộc đàm phán về xây dựng các chuỗi cung ứng toàn cầu, quá trình đưa các sản phẩm công nghệ vào về sản xuất tại Việt Nam diễn ra tương đối chậm. Vậy điểm nghẽn ở đây là gì? Bloomberg chỉ ra điểm nghẽn cản trở Việt Nam tăng trưởng cao vượt mức 7%.
Chính phủ ban hành Chương trình quốc gia nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2030
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 985/QĐ-TTg ban hành Chương trình quốc gia nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2030.
Nợ công của Việt Nam đang giảm mạnh
Theo bản tin nợ công số 14 của Bộ Tài chính, nợ công của Việt Nam giai đoạn 2017-2021 đang giảm mạnh từ mức 61,4% GDP xuống còn 43,1% GDP. Cùng với đó nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương cũng giảm dần.
Cần Thơ đặt mục tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người đạt từ 9.400 - 11.000 USD vào năm 2030
Trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố Cần Thơ (GRDP) tăng 8,04% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất của thành phố Cần Thơ trong vòng 3 năm qua, đứng thứ hai so với 5 thành phố trực thuộc Trung ương và thứ 2 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Thanh Hoá: Tháo dỡ phần công trình vi phạm trên hành lang thoát lũ của đê biển tại phường Hải Châu
Sau khi loạt bài phản ánh sai phạm về việc xây dựng công trình chế biến hải sản trái phép, vi phạm hành lang an toàn đê biển quốc gia của của sở kinh doanh Lý Hoà được đăng tải trên Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập, các cơ quan chức năng đã vào cuộc kiểm tra và xử lý tháo dỡ phần công trình vi phạm trên hành lang thoát lũ đê biển.
Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư thế giới
Kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đã có bước phát triển ngoạn mục, trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là về thương mại. Đây là nhận xét của ông Axel Goethals, Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu châu Âu về châu Á (EIAS) và ông Xavier Nuttin, chuyên gia cao cấp của EIAS,
Bà Trần Hồng Việt - Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam: Việt Nam nên tập trung vào điện hóa
Dựa trên việc phân tích các kịch bản dự kiến gắn với mục tiêu cam kết tại COP 26, phía Đan Mạch khuyến nghị Việt Nam nên tập trung vào điện hóa tất cả các ngành/lĩnh vực.
Quy hoạch Điện VIII: Phát thải ngành điện chỉ còn khoảng 40 triệu tấn/năm
Theo kịch bản Quy hoạch điện VIII, nhờ việc phát triển mạnh mẽ năng lượng tái tạo và chuyển đổi nhiên liệu của các nhà máy nhiệt điện nên lượng phát thải CO2 của phương án phát triển điện lực rà soát sau COP26 đã giảm mạnh.
Kiến nghị và giải pháp gỡ vướng về nợ đọng trong xây dựng
Ngày 18/8 tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) tổ chức Hội thảo "Nợ đọng xây dựng - Kiến nghị và giải pháp". Sự kiện sẽ chuyển tải tâm tư của cộng đồng doanh nghiệp và lãnh đạo của nhiều đơn vị, nhà thầu xây dựng trước những khó khăn về tình trạng nợ đọng chi phí, ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà thầu.
Phú Quốc: Thu hút nguồn vốn lớn để phát triển đô thị
Thu hút nguồn vốn lớn để phát triển đô thị là điều cần thiết đối với thành phố Phú Quốc - nơi tọa lạc của hòn đảo lớn nhất Việt Nam thuộc tỉnh Kiên Giang, phục vụ cho sự tăng trưởng đa dạng và bền vững của thành phố sau nhiều năm đầu tư vào ngành du lịch giải trí - nghỉ dưỡng.