Thứ năm 09/01/2025 16:08
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Bất động sản

Đề xuất chi 6.000 tỷ đồng duy trì việc làm cho người lao động do ảnh hưởng dịch COVID-19

17/03/2021 21:33
Bộ LĐ-TB&XH đưa ra đề xuất, trích 6.000 tỷ đồng từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo lại số lao động bị cắt giảm do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất chi 6.000 tỷ đồng duy trì việc làm cho người lao động do ảnh hưởng dịch COVID-19.

Đề xuất chi 6.000 tỷ đồng hỗ trợ 1 triệu lao động

Dự thảo đề xuất trên đã được Bộ LĐ-TB&XH gửi xin ý kiến 12 bộ, ngành, 4 địa phương gồm: Hà Nội, Tp.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và một số doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp như: Du lịch, Dệt may, Da dày, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Samsung Việt Nam…

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hiện nay Luật Việc làm đã quy định Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo, chuyển đổi nghề cho người lao động do thay đổi công nghệ. Tuy nhiên, các điều kiện đặt ra như: quy mô lao động bị cắt giảm; điều kiện về việc không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo được xác định thông qua báo cáo sản xuất, kinh doanh của năm trước mà bị lỗ có xác nhận của cơ quan thuế là chưa rõ ràng và khiến doanh nghiệp khó tiếp cận. Do đó, đến nay chưa có doanh nghiệp nào được hỗ trợ theo chính sách trên.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch Covid -19, nhiều doanh nghiệp đã phải thay đổi cơ cấu, quy trình công nghệ, cắt giảm lao động, giảm giờ làm…Do đó, đề xuất kỳ vọng không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp mà còn giúp người lao động duy trì việc làm, hạn chế thất nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội.

Bộ này đề xuất sử dụng 6.000 tỷ đồng từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo lại số lao động bị mất việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Dự kiến có khoảng 1 triệu lao động được hỗ trợ tối đa 6 tháng với mức 1 triệu đồng/tháng nếu chính sách này được ban hành.

Để được hỗ trợ, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện như: đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động từ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ; phải thay đổi cơ cấu sản xuất, kinh doanh do dịch bệnh Covid-19.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải có báo cáo quyết toán tài chính của quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ phản ánh việc giảm doanh thu từ 20% trở lên so với cùng kỳ năm 2019.

Riêng trường hợp người sử dụng lao động đề nghị hỗ trợ trong 3 tháng đầu năm 2021 thì báo cáo quyết toán tài chính năm 2020 phải phản ánh giảm doanh thu từ 20% trở lên so với năm 2019. Ngoài ra, doanh nghiệp phải có phương án đào tạo nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Cơ quan này đánh giá, chính sách sẽ tạo điều kiện cho người sử dụng lao động có thể tiếp cận và đáp ứng đủ điều kiện được hưởng hỗ trợ hơn so với các quy định hiện nay.

Thực hiện chính sách cho hiệu quả - vấn đề không hề đơn giản

Theo chuyên gia Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), chính sách là rất tốt trong bối cảnh thời gian qua số lao động bị thất nghiệp do ảnh hưởng của dịch Covid-19 ở mức cao.

Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện chính sách sao cho hiệu quả sẽ là vấn đề không hề đơn giản, thậm chí là "tế nhị" nếu không sẽ dẫn đến trục lợi. "Làm thế nào để triển khai tốt thì cần xây dựng các kịch bản đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp rất cụ thể. Đặc biệt, nên rút kinh nghiệm từ các chương trình đào tạo, hỗ trợ việc làm trước đây, không phải cứ người lao động đăng ký cái gì dạy cái đó, càng không phải đào tạo lại một cách ồ ạt.

Vấn đề ở đây là cần có một chiến lược về đào tạo lại, trong đó xác định rõ những nhóm ngành, nghề nào thực sự cần thiết để đào tạo cho phù hợp", bà Hương nêu quan điểm.

Theo bà Hương, cùng với thực thi là có đánh giá hiệu quả của chính sách, tốt nhất nên đưa doanh nghiệp tham gia vào. Bời vì, chính các doanh nghiệp phải xác định được vị trí việc làm, cần lao động như thế nào, yêu cầu kỹ năng ra sao để xây dựng chương trình phù hợp.

"Chúng ta có thể coi như đây là một đợt thí điểm chứ không nên coi là chính sách đào tạo ăn xổi, mang tính chớp nhoáng. Nếu triển khai tốt, việc này sẽ không chỉ dừng lại ở đào tạo cho lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid -19 mà sẽ là tiền đề cho những chiến lược đào tạo có tính chất lâu dài và bài bản về sau", bà Hương đề xuất.

Nói thêm về một số yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng để tiếp cận được hỗ trợ này như phải sụt giảm doanh thu từ 20% trở lên, theo bà Hương là hơi cảm tính và không phù hợp, như vậy có thể gây khó để doanh nghiệp đáp ứng được.

Từng có thời gian tương tác với nhiều doanh nghiệp, bà Hương cho rằng, trên thực tế không chỉ do ảnh hưởng của dịch mới khiến doanh nghiệp phải đào tạo lại lao động, mà điều này còn xuất phát từ chính nhu cầu đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng để tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

"Rõ ràng chúng ta phải rút kinh nghiệm từ các chính sách hỗ trợ, đào tạo trước để sử dụng được hiệu quả nguồn tiền nhưng vẫn phù hợp với điều kiện hiện có của doanh nghiệp và tránh lãng phí. Yêu cầu giả định như vậy theo tôi là là hơi "hẹp hòi" với doanh nghiệp", vị chuyên gia đánh giá.

Cũng góp ý kiến về các hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19, trước đó khi trao đổi với VnEconomy, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng khẳng định, thời gian qua việc tiếp cận các gói hỗ trợ của doanh nghiệp đúng là chưa được như kỳ vọng.

Do đó, Phó chủ tịch VCCI cho rằng, các chính sách hỗ trợ trong thời gian tới cần mang tính khả thi hơn để doanh nghiệp tiếp cận được, từ đó duy trì và phát triển thị trường.

PV

Tin bài khác
Thách thức nguồn cung của thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM

Thách thức nguồn cung của thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM

Dự báo nguồn cung bất động sản TP.HCM cải thiện vào năm 2025, song phân khúc nhà ở giá rẻ vẫn khan hiếm, các khu vực vệ tinh sẽ trở thành lựa chọn tiềm năng.
Khởi công cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vào tháng 9/2025

Khởi công cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vào tháng 9/2025

Sáng 7/1, lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông cho biết đã chỉ đạo các ngành, địa phương hoàn thiện các thủ tục cuối cùng để khởi công cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vào tháng 9/2025.
Bình thuận: Đẩy mạnh công tác quy hoạch đô thị và xây dựng

Bình thuận: Đẩy mạnh công tác quy hoạch đô thị và xây dựng

Bình Thuận hiện có 14 đô thị với 10 đơn vị hành chính, bao gồm thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi và 12 thị trấn. Tuy nhiên, công tác quy hoạch đang gặp nhiều thách thức cần được tháo gỡ.
Cầu nhà ở sẽ phục hồi khi niềm tin của nhà đầu tư trở lại

Cầu nhà ở sẽ phục hồi khi niềm tin của nhà đầu tư trở lại

Thị trường bất động sản tiếp tục phục hồi mạnh mẽ, với sự gia tăng giao dịch và nhu cầu mua nhà thực. Đặc biệt, đầu tư bất động sản ngày càng sôi động nhờ nguồn cung cải thiện.
Cơ hội và tiềm năng của phân khúc bất động sản bán lẻ Việt Nam

Cơ hội và tiềm năng của phân khúc bất động sản bán lẻ Việt Nam

Bất động sản bán lẻ Việt Nam đang nổi lên mạnh mẽ nhờ vào sự phát triển của các trung tâm thương mại, dân số trẻ, và tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những thách thức cần vượt qua để khai thác tối đa tiềm năng.
Năm 2024 có hơn 47. 000 sản phẩm bất động sản giao dịch thành công

Năm 2024 có hơn 47. 000 sản phẩm bất động sản giao dịch thành công

Thị trường bất động sản 2024 ghi nhận hơn 47.000 giao dịch thành công với tỷ lệ hấp thụ đạt 72%. Căn hộ chung cư chiếm 75% lượng giao dịch, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh: 644 dự án nhà ở xã hội đang triển khai

Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh: 644 dự án nhà ở xã hội đang triển khai

Bộ Xây dựng xác nhận các giải pháp điều hành hiệu quả để thúc đẩy thị trường bất động sản, đặc biệt là triển khai 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, với 644 dự án đang triển khai trên cả nước.
Bình Thuận: Dự kiến áp dụng bảng giá đất mới cho năm 2025

Bình Thuận: Dự kiến áp dụng bảng giá đất mới cho năm 2025

Giá đất tăng mạnh tại nhiều khu vực xuất phát từ sự phát triển nhanh chóng của các dự án hạ tầng, đô thị và du lịch ở Bình Thuận có chiều hướng phát triển. Đặc biệt, các khu vực có tiềm năng kinh tế và kết nối giao thông thuận lợi.
Quảng Trị: Đề xuất điều chỉnh mức tăng bình quân giá đất

Quảng Trị: Đề xuất điều chỉnh mức tăng bình quân giá đất

Ngày 24/12, UBND tỉnh Quảng Trị đã có phiên họp với các sở, ngành và địa phương để thẩm định kết quả điều chỉnh bảng giá các loại đất định kỳ 5 năm (2020 - 2024) trên địa bàn tỉnh, tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025.
Quy định mới về xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia đất đai

Quy định mới về xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia đất đai

Thông tư số 25/2024/TT-BTNMT quy định quy trình xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, với những yêu cầu mới về kỹ thuật, bảo mật và kết nối dữ liệu.
Trái phiếu bất động sản: Cơ hội và rủi ro từ cuộc "phá băng" thị trường

Trái phiếu bất động sản: Cơ hội và rủi ro từ cuộc "phá băng" thị trường

Năm 2024, thị trường bất động sản (BĐS) sôi động nhờ kênh huy động vốn từ trái phiếu riêng lẻ. Tuy nhiên, dù tạo cơ hội lớn, nhưng cũng ẩn chứa những rủi ro tiềm ẩn mà nhà đầu tư cần thận trọng.
Định giá đất ‘

Định giá đất ‘'tắc nghẽn'’: Nguyên nhân và giải pháp từ chính sách

Khó khăn trong công tác định giá đất đang khiến hàng loạt dự án bất động sản đình trệ. Việc thiếu tính rõ ràng trong quy trình pháp lý và sự thay đổi liên tục của các nghị định gây nên tình trạng này.
Đầu tư bất động sản 2025 - Những yếu tố cần lưu ý

Đầu tư bất động sản 2025 - Những yếu tố cần lưu ý

Giới đầu tư cho rằng, bất động sản 2025 sẽ phát triển mạnh mẽ nếu tập trung vào nhu cầu ở thực. Những yếu tố quan trọng để đầu tư thành công sẽ là vị trí, giá trị cộng đồng và kết nối giao thông.
Quy hoạch mở rộng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị

Quy hoạch mở rộng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị

Theo phương án điều chỉnh ranh giới, KKT Đông Nam Quảng Trị sẽ có tổng diện tích 26.092 ha, tăng 2.300 ha so với quy hoạch cũ.
Bộ Xây dựng: Yêu cầu quản lý chặt việc chuyển công năng công trình

Bộ Xây dựng: Yêu cầu quản lý chặt việc chuyển công năng công trình

Bộ Xây dựng yêu cầu các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm soát việc chuyển đổi công năng các công trình nhà ở và đảm bảo an toàn cháy nổ theo quy định pháp luật.