Thứ bảy 14/06/2025 15:54
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Để logistics TP. Hồ Chí Minh cạnh tranh bình đẳng, vươn tầm quốc tế

04/10/2021 16:00
TP.HCM là đầu tàu, là trung tâm kinh tế của cả nước, đóng góp hơn 22% GDP và khoảng 27% tổng thu ngân sách của cả nước. Đây là đầu mối xuất nhập khẩu hàng hóa của cả vùng với thế giới. Để logistics TP HCM trở thành ngành dịch vụ mũi nhọn, cần có các

Kịch bản ngành logistic tại TP. HCM

Theo Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) Trần Thanh Hải, trong đợt áp dụng Chỉ thị 16 quả qua tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam vừa qua, lượng hàng hóa xuất khẩu tại khu vực này tương đương khoảng 9.000 tỷ đồng xuất khẩu mỗi ngày, chiếm đến 45% giá trị xuất khẩu của cả nước. Khi vaccine Covid-19 cho người dân được “phủ” rộng khắp thì việc mở cửa trở lại phục hồi sản xuất kinh doanh là vô cùng cần thiết. Trong tương lai chưa thể loại bỏ hoàn toàn dịch bệnh nhưng việc thích nghi và sống chung với dịch bệnh là điều tất yếu.

Cảng Cát Lái
Cảng Cát Lái.

Đánh giá về hoạt động ngành logistics tại TP. HCM, ông Võ Tân Thành – Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Giám đốc VCCI tại TP. HCM khẳng định ngành logistics là ngành rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp 4-5% GDP của cả nước và chi phí ngành logistics hiện nay từ 19-20%, có đóng góp quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. Tuy nhiên, ngành logistics tại Việt Nam còn nhiều bất cập, nguồn nhân lực thiếu, trình độ hạn chế, ứng dụng CNTT còn nhiều hạn chế, đặc biệt do phần lớn cũng do nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên tính liên kết giữa các doanh nghiệp còn lỏng lẻo, khi mà phần lớn doanh nghiệp logistics đều tại Tp. HCM và các vùng lân cận, cần sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong vùng. Vì đó logistics cần được chú trọng đẩy mạnh hoạt động.

Nhận định rõ về tầm quan trọng của ngành đối với nền kinh tế và đời sống nhân dân TP. HCM, bà Phan Thị Thắng – Phó Chủ tịch UBND thành phố HCM cho biết, TP.HCM là một đô thị hàng đầu, là trung tâm kinh tế lớn, quan trọng mang tầm chiến lược của cả nước. Thành phố có thế mạnh về thương mại, dịch vụ; có lợi thế về nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng thương mại, xuất nhập khẩu. Không chi phục vụ cho riêng nội bộ thành phố mà còn phục vụ cho toàn Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, trong đó có vai trò hết sức quan trọng của hoạt động logistics.

Bà cho biết, khi phê duyệt “Đề án Phát triển ngành logistics Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, thành phố xác định logistics là “mạch máu của nền kinh tế”. Và thật vậy, trong suốt thời gian chống dịch vừa qua, logistics chính là những đoàn xe chuyên chở thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh đến từng Bệnh viện tuyến đầu; là chuyên cơ vận chuyển vaccine từ các nước về phục vụ nhân dân; là xe tải, tàu thủy đưa thực phẩm thiết yếu từ các tỉnh về Thành phố, và là shipper giao hàng đến từng hộ dân trong những ngày siết chặt giãn cách.

Bà Phan Thị Thắng – Phó Chủ tịch UBND thành phố HCM
Bà Phan Thị Thắng – Phó Chủ tịch UBND thành phố HCM.

Giai đoạn từ nay đến năm 2025-2030, Thành phố đặt mục tiêu: (1) Tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ logistics của doanh nghiệp TP.HCM đạt 15% vào năm 2025, và đạt 20% vào năm 2030; (2) Tỷ trọng đóng góp của logistics vào GRDP TP.HCM đến năm 2025 đạt 10% và đến năm 2030 đạt 12% bằng 06 nhóm giải pháp chính; trong đó tập trung 03 nhóm giải pháp then chốt:

Thứ nhất, hình thành các trung tâm logistics: Thành phố đang nghiên cứu thành lập 07 trung tâm logistics với tổng diện tích 623 ha, phân bổ rộng khắp các địa bàn giáp ranh thành phố để tăng cường kết nối tỉnh/thành, nâng cao năng suất trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu; đồng thời làm trung tâm phân phối, hỗ trợ cho hệ thống bán lẻ, thương mại điện tử nội thành, kéo giảm ùn tắc giao thông và giảm thiểu sự phụ thuộc vào các hệ thống kho trung tâm của các hệ thống phân phối hiện đại đang phân bổ tại các tỉnh lân cận gây rất nhiều bị động trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp vừa qua.

Thứ hai, về ứng dụng công nghệ thông tin: Thành phố mong muốn sớm thiết lập hệ sinh thái logistics, sử dụng dữ liệu dùng chung cho cả doanh nghiệp và cơ quan nhà nước, từ đó tối ưu hóa quá trình lưu chuyển hàng hóa (xuất nhập khẩu, phân phối nội địa), góp phần kéo giảm chi phí logistics. Tình hình dịch bệnh vừa qua cho thấy chúng ta cần khẩn trương hơn nữa việc số hóa ngành logistics.

Thứ ba, về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành logistics: Thành phố xác định phải trở thành trung tâm đào tạo, cung cấp nhân lực logistics cho khu vực phía Nam và cả nước. Vì xét cho cùng, nguồn nhân lực là thế mạnh nội tại và chiến lược của Thành phố.

Ngoài ra, Thành phố sẽ tổ chức các nhóm giải pháp về kết nối cung cấp dịch vụ logistics; thúc đẩy hợp tác, liên kết vùng về logistics; tổ chức gặp gỡ thường niên với cộng đồng doanh nghiệp logistics…

Hiệp hội Logistics TP.HCM ra đời là cấp thiết

Tôi muốn nhấn mạnh vai trò quan trọng của logistics đối với nền kinh tế và đời sống nhân dân thành phố, để thấy rằng việc thành lập Hiệp hội Logistics TP.HCM là rất cấp thiết, để cộng đồng doanh nghiệp logistics TP.HCM có nơi phát ngôn chính thức và đồng hành với Thành phố trong những dự án phát triển logistics cụ thể”. Đây là lời nhấn mạnh của bà Phan Thị Thắng – Phó Chủ tịch UBND thành phố HCM nhấn mạnh tại Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2021 – 2026 do Ban vận động thành lập Hiệp hội Logistics Tp. HCM đã tổ chức ngày 30/9/2021. Hiệp hội HLA sẽ chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Công Thương TP. HCM theo Quyết định số 2474 của UBND TP. HCM ngày 08/7/2021.

Theo đại diện UBND TP. HCM, bà Phan Thị Thắng đặt vấn đề với các doanh nghiệp, nhất là với Ban chấp hành Hiệp hội HLA nhiệm kỳ 2021 - 2026 với hai vấn đề. Thứ nhất, bên cạnh sự phát triển của logistics để phục vụ cho xuất nhập khẩu, cần phải quan tâm đầu tư thỏa đáng cho logistics phục vụ lưu chuyển hàng hóa nội địa; tổ chức vận chuyển hàng hóa thông suốt, an toàn giữa TP. HCM với các tỉnh phía Nam; tổ chức phân phối hàng hóa để phục vụ hơn 10 triệu dân của TP. HCM và là bài học cần rút ra sâu sắc sau thời gian chống dịch vừa qua. Thứ 2, thương mại điện tử là xu hướng phát triển tất yếu của thương mại trong nước và xuất nhập khẩu, do đó việc phát triển hạ tầng dịch vụ logistics phục vụ cho thương mại điện tử là nhiệm vụ cấp bách trong giai đoạn này.

Nhấn mạnh về tầm quan trọng của HLA giúp các doanh nghiệp cùng kết nối thành chuỗi giá trị liên kết, nhằm tạo cho hoạt động logistics thành phố được phát triển, Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TP. HCM chia sẻ: “Sở Công thương TP. HCM sẽ phối hợp chặt chẽ dù là trong điều lệ, chúng tôi là đơn vị quản lý Nhà nước về hoạt động của hội, nhưng chúng tôi xem đây là đối tác quan trọng mà Sở Công thương TP. HCM sẽ phối hợp, xác lập nội dung thúc đẩy 7 nhóm nội dung quan trọng trong thực hiện đề án phát triển logistics TP. HCM, tạo diễn đàn hoạt động thường niên có tính liên kết với khu vực và quốc tế”.

Vũ Đào

Tin bài khác
Cận cảnh các tuyến đường Hồ Tây sẽ sớm “lột xác” sau cải tạo

Cận cảnh các tuyến đường Hồ Tây sẽ sớm “lột xác” sau cải tạo

Hồ Tây được kỳ vọng sẽ sớm thay đổi diện mạo, sau loạt dự án xây dựng, mở rộng các tuyến đường theo quyết định số 2567/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2025.
Đồng Nai: Hơn 21 ngàn thửa đất công đang "nằm chờ" được khai thác

Đồng Nai: Hơn 21 ngàn thửa đất công đang "nằm chờ" được khai thác

Đồng Nai là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh của cả nước hiện vẫn còn tồn tại hàng chục ngàn khu đất công chưa được khai thác hiệu quả.
Đồng Nai nghiên cứu thí điểm miễn cấp phép xây dựng

Đồng Nai nghiên cứu thí điểm miễn cấp phép xây dựng

UBND tỉnh Đồng Nai giao Sở Xây dựng nghiên cứu đề án thí điểm miễn cấp giấy phép xây dựng tại một số vị trí, khu vực cụ thể trên địa bàn.
Cụm công nghiệp mở đường “bay” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cụm công nghiệp mở đường “bay” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quỹ đất công nghiệp sẽ phát huy tối đa nếu được quy hoạch bài bản, trao cơ hội công bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa - những “hạt giống” sáng tạo của nền kinh tế.
Đồng Nai điều chỉnh quy hoạch, “mở khóa” cho loạt dự án bất động sản lớn

Đồng Nai điều chỉnh quy hoạch, “mở khóa” cho loạt dự án bất động sản lớn

UBND tỉnh Đồng Nai mới đây đã phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu C4, TP. Biên Hòa – động thái được xem là “chìa khóa” tháo gỡ hàng loạt vướng mắc pháp lý tại nhiều đại dự án quy mô lớn đang bị đình trệ.
Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: "Gọi vốn chia khúc" và câu hỏi lớn về trách nhiệm, tiến độ

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: "Gọi vốn chia khúc" và câu hỏi lớn về trách nhiệm, tiến độ

Được kỳ vọng là cú hích hạ tầng thế kỷ, nhưng đề xuất làm đường sắt cao tốc Bắc – Nam theo kiểu "chia khúc, mời góp vốn" đang làm dấy lên lo ngại về năng lực điều phối, rủi ro tài chính và viễn cảnh đội vốn, chậm tiến độ. Liệu một doanh nghiệp tư nhân – dù nhiệt huyết – có đủ sức chèo lái một siêu dự án tầm vóc quốc gia?
Phát triển khu công nghiệp xanh đón dòng vốn đầu tư xanh toàn cầu

Phát triển khu công nghiệp xanh đón dòng vốn đầu tư xanh toàn cầu

Việt Nam hiện đang đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp xanh hướng tới mục tiêu Net-Zero năm 2025 đồng thời tạo sụ hấp dẫn để thu hút đầu tư FDI xanh.
Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Bước ngoặt chiến lược không được phép chậm trễ

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Bước ngoặt chiến lược không được phép chậm trễ

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam là cơ hội bứt phá hạ tầng, thúc đẩy kinh tế và khẳng định vai trò doanh nghiệp tư nhân trong các dự án chiến lược.
Sau sáp nhập: Bất động sản Bắc Giang bước vào “trạng thái thị trường mới"

Sau sáp nhập: Bất động sản Bắc Giang bước vào “trạng thái thị trường mới"

Trong bức tranh đa sắc màu của thị trường bất động sản miền Bắc, dư luận cho rằng, sau sát nhập Bắc Giang sẽ là thị trường mới đầy tiềm năng…
Hà Nội khởi công cầu Tứ Liên nối đôi bờ sông Hồng

Hà Nội khởi công cầu Tứ Liên nối đôi bờ sông Hồng

Cầu Tứ Liên chính thức khởi công sáng 19/5/2025, mở đầu loạt dự án hạ tầng lớn giúp Hà Nội kết nối liên vùng, giảm ùn tắc, phát triển kinh tế – đô thị hiện đại hai bên bờ sông Hồng.
Bình Dương thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung, hướng tới hệ sinh thái công nghệ cao

Bình Dương thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung, hướng tới hệ sinh thái công nghệ cao

Khu công nghệ thông tin tập trung tại Bình Dương sẽ ưu tiên phát triển các lĩnh vực chủ lực như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ môi trường.
Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu hoàn thành kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong tháng 6/2025, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân.
Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Chính phủ đề xuất giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư nhà ở xã hội, mở ra cơ hội đẩy nhanh tiến độ dự án, tăng nguồn cung nhà giá rẻ và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Doanh nghiệp kỳ vọng vào Nghị quyết 68, đề xuất gỡ vướng bất động sản

Doanh nghiệp kỳ vọng vào Nghị quyết 68, đề xuất gỡ vướng bất động sản

Tại hội nghị VNREA 2025, doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng lớn vào Nghị quyết 68-NQ/TW và kiến nghị nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn thị trường.
TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

Việc sáp nhập TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu hứa hẹn hình thành một siêu đô thị năng động, thúc đẩy phát triển kinh tế, đô thị vùng Đông Nam Bộ.