Chủ nhật 11/05/2025 09:47
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Để doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tăng gấp đôi

25/03/2025 11:41
Các chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm khởi nghiệp tham gia thị trường, thương mại hóa là yếu tố không thể thiếu trong quá trình thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Bài liên quan
Vĩnh Phúc: Tăng cường các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo: Chìa khóa để kinh tế tư nhân bứt phá

Chiều 24/3, nhân Tháng Thanh niên năm 2025 và kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tại Hà Nội đã diễn ra chương trình "Thủ tướng Chính phủ đối thoại với thanh niên Việt Nam năm 2025". Sự kiện do Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức với chủ đề "Thanh niên Việt Nam tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia". Chương trình đã thu hút sự quan tâm của đông đảo thanh niên và các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học, công nghệ.

Mở đầu buổi đối thoại, ông Bùi Thế Quyền, Chủ tịch Câu lạc bộ Xúc tiến thương mại trên nền tảng số (EPC), đặt câu hỏi về những giải pháp của Chính phủ nhằm tăng gấp đôi số lượng doanh nghiệp khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo so với năm 2020, một mục tiêu được đề ra trong Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Để doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tăng gấp đôi
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Quốc Phương.

Được Thủ tướng ủy quyền trả lời, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Quốc Phương cho biết, chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam năm 2024 đã tăng hai bậc, lên vị trí thứ 44 thế giới. So với các nước có trình độ và thu nhập trung bình thấp, Việt Nam chỉ đứng sau Ấn Độ, trong khi tại khu vực ASEAN, nước ta xếp thứ tư sau Singapore, Malaysia và Thái Lan. Đây là nền tảng vững chắc để thúc đẩy sự gia tăng nhanh chóng của các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, đặc biệt là những doanh nghiệp do thanh niên lãnh đạo.

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, để đạt được mục tiêu trên, một loạt giải pháp mang tính nền tảng và cốt lõi cần được triển khai. Trước hết, việc hoàn thiện thể chế được xem là "giải pháp đột phá của đột phá", trong đó công tác sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các luật liên quan sẽ tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi, giúp doanh nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển mạnh mẽ hơn. Song song với đó, Chính phủ cũng chú trọng tăng cường đầu tư vào hạ tầng công nghệ thông tin, khoa học công nghệ và chuyển đổi số. Việc đầu tư hạ tầng thông qua nhiều kênh, đặc biệt là phương thức hợp tác công tư, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận và khai thác công nghệ hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, phát triển nguồn nhân lực cũng là một nhiệm vụ quan trọng. Công tác đào tạo sẽ dựa trên ba trụ cột chính: Hợp tác đào tạo nhân lực, thu hút nhân tài từ nước ngoài về làm việc tại Việt Nam và kết hợp với doanh nghiệp để đào tạo lực lượng lao động có tay nghề cao, đáp ứng ngay nhu cầu thực tiễn của thị trường.

Một trong những yếu tố then chốt khác là thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong khu vực doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào khoa học công nghệ để nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh. Đồng thời, Chính phủ cũng tập trung xây dựng các môi trường thuận lợi như vườn ươm khởi nghiệp, trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), trung tâm đổi mới sáng tạo, nhằm hỗ trợ thanh niên có điều kiện phát triển trong lĩnh vực này. Đặc biệt, các chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm khởi nghiệp tham gia thị trường, thương mại hóa là yếu tố không thể thiếu trong quá trình thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.

Làm rõ thêm về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh rằng, để phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn nữa, trước hết cần xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp một cách toàn diện. Ông đề xuất ba đột phá chiến lược gồm cải cách thể chế, phát triển hạ tầng chiến lược và đào tạo nhân lực chất lượng cao. Theo đó, cải cách thể chế cần tập trung vào việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm các khâu trung gian, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, giúp quá trình đăng ký và vận hành doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn, giảm chi phí tuân thủ. Song song với đó, việc phát triển hạ tầng chiến lược không chỉ mở ra không gian phát triển mới mà còn gia tăng giá trị sử dụng đất, thúc đẩy sự ra đời của các khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ và du lịch. Trong đó, đầu tư vào hạ tầng số, khoa học công nghệ và năng lượng sẽ góp phần quan trọng vào việc giảm chi phí đầu vào, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và tạo động lực phát triển doanh nghiệp.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh rằng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quyết định, nhất là trong bối cảnh các ngành kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ và kinh tế tri thức đang trở thành xu hướng chủ đạo. Để thích ứng với những ngành nghề mới nổi này, cần có các chương trình đào tạo chuyên sâu, bám sát thực tiễn, giúp người lao động nâng cao năng suất và phát huy tối đa tiềm năng. Ngoài ra, ông cho biết Chính phủ đang xây dựng đề án phát triển kinh tế tư nhân với quan điểm đây là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế. Việc "cởi trói" cho doanh nghiệp tư nhân bằng cơ chế, chính sách phù hợp, đồng thời luật hóa các quy định nhằm bảo đảm tính bền vững, minh bạch, sẽ giúp khu vực này phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Tin bài khác
Cần gấp rút sửa đổi Luật Doanh nghiệp để tránh rơi vào "danh sách đen"

Cần gấp rút sửa đổi Luật Doanh nghiệp để tránh rơi vào "danh sách đen"

Chiều 10/5, Quốc hội đã thảo luận tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp. Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh, việc sửa đổi luật lần này là yêu cầu hết sức cấp thiết.
"Nghị quyết số 68-NQ/TW là lời hiệu triệu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bước vào kỷ nguyên đổi mới"

"Nghị quyết số 68-NQ/TW là lời hiệu triệu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bước vào kỷ nguyên đổi mới"

Đây cũng là nhận định của ông Nguyễn Kim Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam về tầm vóc và ý nghĩa của Nghị quyết số 68-NQ/TW vừa được ban hành.
Mỹ xác lập danh sách 20 quốc gia ưu tiên đàm phán, Việt Nam là “ưu tiên cao”

Mỹ xác lập danh sách 20 quốc gia ưu tiên đàm phán, Việt Nam là “ưu tiên cao”

Chính quyền Mỹ đang gấp rút triển khai ưu tiên đàm phán thương mại với khoảng 20 quốc gia, trong đó Việt Nam được xếp vào nhóm “ưu tiên cao” trong số các quốc gia tại Đông Nam Á.
Doanh nhân Việt Nam – Singapore hé lộ chiến lược “vượt biên giới” trong kỷ nguyên mới

Doanh nhân Việt Nam – Singapore hé lộ chiến lược “vượt biên giới” trong kỷ nguyên mới

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, vừa qua, hơn 200 lãnh đạo doanh nghiệp, nhà sáng lập và chuyên gia chiến lược Việt Nam và Singapore đã tham gia diễn đàn cấp cao tại TP.HCM. Với chủ đề“Vươn mình vượt biên giới: Lãnh đạo trong kỷ nguyên hội nhập khu vực”.
Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh, nhưng bùng nổ với các đối tác khác

Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh, nhưng bùng nổ với các đối tác khác

Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong tháng 4/2025 đã giảm 21%, trong khi xuất khẩu sang châu Á và EU tăng mạnh, phản ánh sự dịch chuyển của dòng chảy thương mại toàn cầu.
Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 được ví như một “phát pháo lệnh” mạnh mẽ khởi động một giai đoạn mới đầy khát vọng dành cho khu vực tư nhân.
Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Sáng 9/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội dành nhiều thời gian thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó nội dung liên quan đến việc đánh thuế với mặt hàng xăng dầu thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu.
EU nhắm tới 108 tỷ USD hàng hóa Mỹ nếu đàm phán thương mại thất bại

EU nhắm tới 108 tỷ USD hàng hóa Mỹ nếu đàm phán thương mại thất bại

Liên minh châu Âu (EU) đưa ra cảnh báo sẽ áp thuế lên 95 tỷ euro (108 tỷ USD) hàng hóa Mỹ, nếu các đàm phán thương mại với chính quyền ông Trump không đạt được kết quả tích cực.
Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Sáng 9/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm và góp ý sôi nổi của các đại biểu là việc bổ sung nước giải khát có đường vào danh mục hàng hóa chịu thuế.
Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Tại phiên thảo luận ngày 9/5, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất bổ sung sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông vào danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh trở thành quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ hậu cuộc chiến thuế quan, giúp giảm thuế thép và ô tô, nhưng vẫn còn nhiều điều khoản hạn chế và gây tranh cãi.
Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Giá pin giảm và thuế quan của Mỹ đang thúc đẩy Đông Nam Á phát triển điện mặt trời nội địa, buộc các quốc gia trong khu vực phải đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện để ổn định mạng lưới.
Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Bộ Tài chính vừa thông tin về tình hình tổng trả nợ của Chính phủ trong tháng 4 và việc ký kết thoả thuận vay vốn ODA ưu đãi từ nước ngoài.
"Điểm nghẽn" giải ngân đầu tư công: TP. Hồ Chi Minh mới đạt 7,2% kế hoạch

"Điểm nghẽn" giải ngân đầu tư công: TP. Hồ Chi Minh mới đạt 7,2% kế hoạch

Tính đến ngày 29/4/2025, TP. Hồ Chí Minh mới chỉ giải ngân được 6.068 tỷ đồng, đạt 7,2% so với kế hoạch được giao là 85.500 tỷ đồng (mục tiêu giải ngân 95%, phấn đấu 100%).
Anh chuẩn bị là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh chuẩn bị là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh có thể là nước đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ sau đợt công bố thuế đối ứng hồi tháng 4, trong bối cảnh Washington theo đuổi các thỏa thuận song phương hẹp nhằm tránh quy trình phê chuẩn kéo dài.