Đẩy mạnh việc sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DN Nhà nước
- 481
- Tiêu điểm
- 22:55 27/05/2022
DNHN - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký ban hành Công điện về đẩy mạnh công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn và cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước.
Ngày 27/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký ban hành Công điện số 478/CĐ-TTg về đẩy mạnh công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn và cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước.
Công điện gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu rõ: Trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành để đẩy mạnh công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước; tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện chưa đạt kế hoạch đề ra.
Để đẩy mạnh công tác này, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, góp phần thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra.

Các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao nghiêm túc thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2022 của Chính phủ về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và huy động nguồn lực của doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty trong phát triển kinh tế-xã hội; Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg ngày 02/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn Nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2021-2025."
Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương rà soát, hoàn thiện Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2021-2025, theo đúng chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, quy định của pháp luật và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31/5/2022.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp đôn đốc các bộ ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế và tổng công ty thực hiện nghiêm túc các kế hoạch sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý nghiêm các trường hợp làm chậm, vi phạm quy định.
Bộ tổng kết tình hình thực hiện công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, Bộ rà soát, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung Tiêu chí phân loại doanh nghiệp Nhà nước phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội và các cơ chế, chính sách liên quan để thúc đẩy mạnh mẽ công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp đôn đốc, kiểm tra các bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, phê duyệt, triển khai Đề án cơ cấu lại của tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2021-2025, đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước; tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu, địa bàn quan trọng về quốc phòng, an ninh; phát huy vai trò dẫn dắt phát triển các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác phát triển; quản lý chặt chẽ, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp.
Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, trình cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi các quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ, Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30/11/2020 và các văn bản pháp luật khác có liên quan để khắc phục vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu thực tiễn.
Trên cơ sở phương án đề xuất của các bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ý kiến của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh (nơi có nhà, đất), kịp thời phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với nhà, đất của các doanh nghiệp cấp I thuộc Trung ương quản lý và nhà, đất của doanh nghiệp cấp I thuộc địa phương quản lý trên địa bàn địa phương khác theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
Các bộ, ngành, địa phương đôn đốc các bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của doanh nghiệp thuộc Trung ương quản lý và doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý trên địa bàn địa phương khác theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ.
Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, nghiên cứu, sửa đổi các quy định về đất đai trong cổ phần hóa, thoái vốn để có hướng dẫn theo thẩm quyền hoặc kịp thời đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan nhằm tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong công tác cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước.
Các cơ quan đại diện chủ sở hữu nghiêm túc thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 12/5/2022 của Chính phủ, Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg ngày 2/7/2021 và Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Các cơ quan triển khai công tác cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý theo đúng quy định, đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả và thu hồi cao nhất phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Ngoài ra, các cơ quan chỉ đạo các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý rà soát, đánh giá kết quả thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp; xây dựng, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025 để tổ chức thực hiện ngay.
Khẩn trương lập phương án sắp xếp, xử lý nhà, đất gửi Bộ Tài chính (đối với doanh nghiệp cấp I) hoặc gửi lấy ý kiến Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh (nơi có nhà, đất) đối với doanh nghiệp cấp II, doanh nghiệp cấp III; trên cơ sở đó, cơ quan đại diện chủ sở hữu kịp thời phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của doanh nghiệp cấp II, doanh nghiệp cấp III thuộc phạm vi quản lý theo thẩm quyền quy định tại Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ và pháp luật có liên quan.
Xử lý nghiêm trường hợp làm chậm, vi phạm quy định về cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan, nhất là người đứng đầu trong công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện các nhiệm vụ, công việc liên quan; coi việc thực hiện nhiệm vụ và kết quả thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước là một tiêu chí đánh giá các cơ quan, đơn vị, tập thể, cá nhân liên quan.
Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh khẩn trương có ý kiến về phương án sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất của các doanh nghiệp khi các bộ, ngành và Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh gửi lấy ý kiến; khẩn trương phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý theo thẩm quyền và quy định của pháp luật; chủ động tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp chỉ đạo triển khai thực hiện, thường xuyên kiểm tra, theo dõi, giám sát công tác cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp./.
Bài liên quan
- Mỗi năm phải sản xuất ít nhất 35 triệu tấn lúa để bảo đảm an ninh lương thực
- Đặt mục tiêu đưa nợ xấu toàn hệ thống về dưới mức 3%
- Các chủ nhà máy thép của Trung Quốc đang cảm thấy tồi tệ khi nhu cầu bị ảnh hưởng
- Việt Nam được dự đoán là quốc gia có triển vọng tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2022
- Đầu tư công: Căn bệnh “bốc thuốc” và sợ trách nhiệm
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Chọn cán bộ không vội vàng"
- Chính phủ đặt mục tiêu nợ công của Việt Nam tới năm 2030 không quá 60% GDP
- Việt Nam đã chiếm 9,6% thị phần cà phê nhập khẩu của Hoa Kì
- Khách du lịch đổ xô trở lại Đông Nam Á, nhưng sự phục hồi mạnh mẽ đang có dấu hiệu rạn nứt
- Đề xuất các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu
- UAE - thị trường tiềm năng cho lao động Việt Nam
- ASEAN - Canada: Nâng tầm và phát triển toàn diện quan hệ đối tác
- UOB: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam có thể ở mức 3,7% vào năm 2022
- Các công ty fintech triển khai hệ thống thanh toán mới tại thị trường Đông Nam Á
- Ấn Độ được coi là một giải pháp thay thế để đầu tư chip trong bối cảnh rủi ro khu vực
- Lạm phát ở Anh đạt kỷ lục 40 năm, cao nhất trong nhóm G7
- Doanh nghiệp chưa thụ hưởng chương trình hỗ trợ lãi vay 2%
- Triển vọng báo chí số: Sự lên ngôi của phát thanh
- Hơn 1 thập kỷ TH true MILK: Dòng sữa sạch từ trang trại đạt kỷ lục thế giới
- Tập đoàn TH: Ứng dụng công nghệ 4.0 vào cụm trang trại đạt kỷ lục thế giới
#Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái

Rà soát nhu cầu mua sắm trang thiết bị y tế ở cả Trung ương và địa phương
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 301/TB-VPCP ngày 5/11/2021 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại cuộc họp về mua sắm trang thiết bị y tế.

Cắt giảm, đơn giản hóa 27 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước
Ngày 2/11/2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 1844/QĐ-TTg phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa 27 thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Đọc thêm Tiêu điểm
Quảng Ngãi đề xuất Chính phủ, sớm có "cơ chế đặc biệt" cho KKT Dung Quất
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh đã có kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm ưu tiên sớm nâng cấp sân bay Chu Lai thành trung tâm vận chuyển hàng hóa cho Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, tạo thành hành lang kinh tế chủ đạo, đáp ứng nhu cầu vận tải tại KKT Dung Quất nói riêng, thúc đẩy phát triển các Vùng kinh tế động lực trọng điểm miền Trung nói chung.
Thu phí không dừng: Kiên quyết không lùi tiến độ, ai chậm phải chịu trách nhiệm!
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tiếp tục khẳng định kiên quyết không lùi tiến độ, nhất định hoàn thành lắp đặt thu phí không dừng trên toàn quốc trước ngày 31/7/2022.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương rà soát các quy định hiện hành về việc mua sắm thuốc, trang thiết bị và vật tư y tế
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về các giải pháp bảo đảm cung ứng thuốc, vật tư y tế và bảo đảm nguồn nhân lực cho ngành y tế...
Lễ công bố thành lập Ban Hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động
Chiều ngày 23/6, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (VINASME) đã đồng phối hợp cùng Công ty TNHH Nano Technologies Việt Nam tổ chức Lễ công bố thành lập Ban Hỗ trợ doanh nghiệp & người lao động (DN & NLĐ) và quyết định bổ nhiệm trưởng ban.
Bình Dương lần thứ 2 được ICF vinh danh Top 7 các cộng đồng phát triển thông minh trên thế giới
Sau bốn lần liên tiếp nằm trong Top 21 (Smart 21) và lọt vào Top 7 lần đầu tiên vào năm 2021, Vùng thông minh Bình Dương tiếp tục được Diễn đàn Cộng đồng thông minh thế giới (ICF) công nhận vào Top 7 các cộng đồng có chiến lược phát triển thông minh trên thế giới năm 2022.
Triển vọng báo chí số: Sự lên ngôi của phát thanh
Báo cáo xu hướng mới nhất của Viện Nghiên cứu Reuters năm 2022 cho rằng, về phía loại hình báo chí số, cũng như sự lựa chọn của công chúng cho thấy sự lên ngôi của phát thanh số, khi loại hình podcast này ngày càng được đón nhận rộng rãi trên các nền tảng tin tức.
Bình Dương tổ chức họp mặt kỷ niệm 97 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2022)
Ngày 17/6/2022, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức họp mặt 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2022) và trao thưởng Giải báo chí Nguyễn Văn Tiết lần thứ VII năm 2021. Đến dự có ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.
Công nghệ vì lợi ích cộng đồng: Blockchain và an ninh kinh tế
Blockchain có thể cải thiện an ninh kinh tế ở các nước đang phát triển ra sao? Sau đây là nhận định từ chuyên gia Shehzad Bhanji – diễn giả chính và cố vấn cuộc thi RMIT Fintech Blockchain 2022.
Số hóa hoạt động xuất khẩu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Sáng ngày 16/6, Alibaba.com, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) và công ty OSB đã cùng phối hợp tổ chức Hội thảo “Số hóa hoạt động xuất khẩu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” để đem đến các phân tích báo cáo xu hướng toàn cầu mới nhất, cũng như các ưu đãi về giải pháp tài chính nhằm hỗ trợ doanh nghiệp một cách tối ưu.
Hơn 70 ngàn tỷ đồng đầu tư dự án đường vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh
Sáng 16/6/2022, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án xây dựng dự án đường vành đai 3 TP.HCM.