Chủ nhật 17/11/2024 15:26
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Đầu tư công năm 2021: Cần nỗ lực đặc biệt để về đích 95%

21/08/2021 16:57
Chia sẻ với những khó khăn khi triển khai các dự án đầu tư công năm 2021 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lan rộng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương mong rằng, bên cạnh công tác phòng, chống dịch, các bộ, ngành, địa phương sẽ dành nh
Đầu tư công năm 2021: Cần nỗ lực đặc biệt để về đích 95%

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương (ảnh Đức Trung)

Thưa Thứ trưởng, năm 2020, nước ta cũng chịu tác động từ đại dịch Covid-19, nhưng hoạt động đầu tư công nói riêng, tăng trưởng kinh tế nói chung đều đạt kết quả rất tích cực. Vậy so với năm 2020, đâu là điểm khác biệt của năm 2021, thưa Ông?

Khó khăn thực tiễn của năm 2021 là đại dịch Covid-19 lan rộng, rất nhiều tỉnh, thành, địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống đại dịch. Các hoạt động kinh tế nói chung trên cả nước đều bị ảnh hưởng. Đầu tư công cũng là một hoạt động kinh tế, nên không nằm ngoài sự ảnh hưởng này. So với năm 2020, khó khăn từ đại dịch Covid-19 của năm 2021 lớn hơn rất nhiều.

Để triển khai dự án trong thực tế cần hội tụ đủ yếu tố con người và nguồn lực vật chất. Về con người (chuyên gia, công nhân, nhà tư vấn…), nếu nhiều địa phương có thể khắc phục được bằng giải pháp “3 tại chỗ” thì việc huy động nguồn lực vật chất (máy móc, thiết bị, nguyên liệu sản xuất…) lại gặp khó khăn rất lớn khi đại dịch bùng phát như hiện nay.

Chúng tôi cũng nhận thấy, một khó khăn khác trong triển khai giải ngân vốn đầu tư công, đó là việc giá cả một số nguyên liệu đầu vào như thép, xi măng, cát, đá… gần đây có diễn biến tăng mạnh. Thực tế này khiến nhà thầu khó tìm được nguồn cung cấp nguyên vật liệu phù hợp, hoặc là phải cân nhắc nếu triển khai sẽ ảnh hưởng đến phương án tài chính trong dự án đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cùng với đó, trong bối cảnh “chống dịch như chống giặc”, tại nhiều bộ, ngành, địa phương có sự phân tán và ưu tiên nguồn lực con người, vật chất cho công tác này, nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án đầu tư công của năm. Theo đó, đến 31 tháng 7 năm 2021, giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 36,71% so với kế hoạch vốn năm 2021 được Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020 (40,67%), đặc biệt tỷ lệ giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài rất thấp (7,52%).

Cùng với Nghị quyết số 63/NQ-CP, ngày 16/8/2021, Thủ tướng ban hành Công điện số 1082/CĐ-TTg về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021. Thủ tướng đặt mục tiêu phấn đấu tỷ lệ giải ngân năm 2021 đạt trên 95% kế hoạch và giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện. Về phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thứ trưởng có chia sẻ gì về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, khi chỉ còn hơn 4 tháng nữa là kết thúc năm 2021?

Với vai trò là cơ quan tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công của quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thường xuyên tổng hợp, báo cáo Chính phủ về tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công của các bộ, ngành, địa phương để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo kịp thời về công tác này.

Tại hai văn bản mới nhất (Nghị quyết số 63/NQ-CP và Công điện số 1082/CĐ-TTg), Thủ tướng đặt ra mục tiêu phấn đấu của năm 2021 và chỉ đạo rất cụ thể đến các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố. Chúng tôi mong rằng, các bộ, ngành, địa phương ý thức rõ tầm quan trọng của việc đẩy nhanh tiến độ đầu tư công năm 2021, cùng quyết tâm cao nhất, nỗ lực cao nhất để về đích kế hoạch được giao.

Thực tế đại dịch Covid-19 gây ra nhiều khó khăn, thách thức mới cho nền kinh tế, nhưng chúng tôi tin rằng, nếu các bộ, ngành, địa phương quyết tâm cao nhất, từ đó tìm ra những thời điểm có thể, những giải pháp khả thi để thúc đẩy các dự án đã được phê duyệt thì chắc chắn diễn tiến đầu tư công sẽ được cải thiện. Trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi mong rằng, những địa phương chưa có ca mắc Covid-19 hoặc ít chịu ảnh hưởng từ đại dịch, sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động đầu tư công. Những tỉnh, thành đang là tâm điểm của đại dịch như TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai… cũng cần lựa thời điểm, lựa công trình có thể làm được, để tổ chức thực hiện, cố gắng tối đa để không bị chậm tiến độ.

Một trong những nhiệm vụ Thủ tướng giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư là tổng hợp, báo cáo việc cắt giảm kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách trung ương năm 2021 của các đơn vị có tỷ lệ giải ngân dưới 60% tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2021 để điều chuyển cho đơn vị khác. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang triển khai công tác này như thế nào, thưa Thứ trưởng?

Đầu tư công năm 2021: Cần nỗ lực đặc biệt để về đích 95%

Thứ trưởng Trần Quốc Phương trả lời phỏng vấn báo chí sáng 20/8/2021 (ảnh Đức Trung)

Trong tháng 8/2021, chúng tôi đã nhận được văn bản đề xuất của một số địa phương về việc xin giảm kế hoạch đầu tư công, do khó có khả năng hoàn thành kế hoạch năm. Chúng tôi sẽ tiếp tục ghi nhận các đề xuất, ý kiến từ các bộ, ngành, địa phương và tổng hợp, báo cáo Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo đúng thời hạn quy định.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng, đến ngày 30 tháng 9 năm 2021 các đơn vị có tỷ lệ giải ngân dưới 60% kế hoạch vốn ngân sách trung ương được giao từ đầu năm sẽ phải điều chuyển vốn cho các bộ, ngành, địa phương khác có nhu cầu bổ sung vốn thực hiện các dự án quan trọng, cấp bách. Chúng tôi sẽ ghi nhận đề xuất từ các bộ, ngành, địa phương và đề nghị, các bộ, ngành, địa phương có nhu cầu bổ sung vốn đầu tư từ ngân sách trung ương cần chuẩn bị báo cáo, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nhu cầu vốn bổ sung trong thời gian tới.

Đại dịch Covid-19 lan rộng gây ra thách thức lớn cho nền kinh tế nói chung và triển khai các dự án đầu tư công nói riêng. Vậy theo Thứ trưởng, Chính phủ có nên xem xét lý do này để gia hạn cho một số bộ, ngành, địa phương không, thưa ông?

Theo tôi, đây là một ý kiến hay, nhưng bàn đến lúc này thì hơi sớm. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục đốc thúc các bộ, ngành, địa phương nỗ lực đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công và tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo tiến độ quy định.

Việc gia hạn tiến độ, hay điều chuyển vốn sang năm sau, chắc chắn sẽ được các cấp có thẩm quyền cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố và phải đặt trong dự toán tổng thể về nguồn vốn cho đầu tư công năm 2022 cũng như Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Bản dự thảo Quyết định về việc giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025 đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ngày 17/8/2021 vừa qua.

Tính đến hết tháng 7, cả nước có 34 bộ, cơ quan và 7 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 25% (không bao gồm các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg). Thực tế này nói lên điều gì, thưa Ông?

Đi qua hơn 7 tháng của năm 2021, chúng ta đều nhận thấy, năm 2021 là năm rất đặc biệt bởi chưa bao giờ nền kinh tế nước ta phải dồn tâm sức và nguồn lực cho công tác phòng, chống đại dịch như vậy và cũng chưa bao giờ nhiều tỉnh, thành, địa phương phải thực hiện các biện pháp giãn cách, hạn chế tiếp xúc như giai đoạn này.

Bên cạnh khó khăn từ đại dịch, mỗi đơn vị bộ, ngành, địa phương chắc chắn đều có lý do riêng để lý giải cho tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công trong 7 tháng đầu năm nay. Về phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chúng tôi có thể hỗ trợ và hướng dẫn về quy trình, thủ tục pháp lý cho các dự án, chứ không thể hỗ trợ được về kỹ năng quản lý, kỹ thuật để triển khai các dự án. Để thay đổi hiện trạng giải ngân chậm, cần có sự thay đổi về ý thức trách nhiệm, cũng như cần nhìn thẳng vào khó khăn hiện hữu, cụ thể của từng dự án, để tìm ra phương án khả thi nhất trong bối cảnh hiện nay.

Nghị quyết số 63/NQ-CP và Công điện số 1082/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã thể hiện rất rõ mục tiêu cùng những chỉ đạo cụ thể của người đứng đầu Chính phủ. Chúng tôi rất mong các bộ, ngành, địa phương, nhất là những nơi đang chậm giải ngân vốn đầu tư công, nâng cao ý thức trách nhiệm, từ đó có sự phân bổ nguồn lực vật chất, con người phù hợp để khắc phục sự trì trệ trong triển khai các dự án đầu tư công.

Năm 2020, đầu tư công chiếm tới 25% tổng vốn đầu tư của xã hội và là động lực tích cực cho tăng trưởng GDP của cả nước. Nếu đầu tư công đẩy nhanh được tiến độ trong những tháng cuối năm 2021, chắc chắn sẽ tiếp tục có những đóng góp quan trọng, giúp nền kinh tế vượt qua khó khăn của đại dịch và phục hồi./.

Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Chính phủ đặt 5 mục tiêu cho đầu tư công năm 2021

+ Phấn đấu quyết liệt để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu trong Nghị quyết số 124/2020/QH14 của Quốc hội và Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ;

+ Tập trung kiểm soát, đẩy lùi dịch COVID-19, phấn đấu hoàn thành tiêm chủng đạt miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất có thể;

+ Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; phát triển xuất nhập khẩu, hướng đến cán cân thương mại hài hòa, bền vững;

+ Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư ngân sách Nhà nước năm 2021 đạt 95-100% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao từ đầu năm. Trong đó đến hết quý III/2021 giải ngân đạt tối thiểu 60% kế hoạch;

+ Giữ vững ổn định chính trị xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; chủ động hội nhập quốc tế toàn diện sâu rộng; gìn giữ môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh, bền vững.

(Nguồn: Nghị quyết số 63/NQ-CP ban hành ngày 29/6/2021)

Tường Vi/kinhtevadubao.vn

Tin bài khác
Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Các nhà phát triển, các nhà đầu tư cùng với các bên liên quan đang dần bắt đầu xem giá trị xã hội trong một dự án như một khoản đầu tư, chứ không là chi phí.
Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Bất động sản công nghiệp Việt Nam thu hút mạnh mẽ vốn FDI nhờ vị trí chiến lược, chi phí cạnh tranh và phát triển khu công nghiệp hiện đại, mở ra cơ hội.
Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Quy định mới cho thấy nỗ lực của tỉnh Đồng Nai trong việc cải thiện môi trường đầu tư bất động sản và kinh doanh, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người dân.
Bình Định muốn chi 3.013 tỷ đồng mở rộng sân bay Phù Cát

Bình Định muốn chi 3.013 tỷ đồng mở rộng sân bay Phù Cát

Ủy ban nhân dân (UBND) Bình Định lên kế hoạch đầu tư 3.013 tỷ đồng xây dựng đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và hạ tầng khu bay tại sân bay Phù Cát.
Giá thuê nhà ở xã hội tại Hải Dương: Từ 17.200 đến 119.000 đồng/m²

Giá thuê nhà ở xã hội tại Hải Dương: Từ 17.200 đến 119.000 đồng/m²

UBND Hải Dương áp dụng khung giá thuê nhà ở xã hội từ 17.200 đến 119.000 đồng/m², kỳ vọng thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội và hỗ trợ công nhân khu công nghiệp.
Hà Nội: Metro số 2 sắp bước sang giai đoạn triển khai

Hà Nội: Metro số 2 sắp bước sang giai đoạn triển khai

Dự án Metro số 2 của Hà Nội sắp triển khai sau 4 năm điều chỉnh chủ trương, nhưng vẫn còn một số thủ tục cần hoàn tất trước khi thực hiện.
Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 14D

Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 14D

Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo Quốc lộ 14D trong năm 2025, thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng cường xuất nhập khẩu tại miền Trung và khu vực quốc tế.
Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị 1,8 tỷ USD tại Bắc Ninh

Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị 1,8 tỷ USD tại Bắc Ninh

Vingroup vừa đề xuất đầu tư dự án tại phường Hòa Long, TP. Bắc Ninh có quy mô gần 270 ha, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 44.500 tỷ đồng (khoảng 1,8 tỷ USD).
Áp quy định mới về tách thửa đất, hợp thửa đất tại Gia Lai từ 10/11

Áp quy định mới về tách thửa đất, hợp thửa đất tại Gia Lai từ 10/11

Quyết định 54/2024/QĐ-UBND của UBND tỉnh Gia Lai đưa ra quy định chi tiết về các điều kiện, diện tích tối thiểu cho việc tách thửa đất trên địa bàn.
Giá đất Đông Anh biến động thế nào khi đón hàng loạt đại dự án?

Giá đất Đông Anh biến động thế nào khi đón hàng loạt đại dự án?

Việc liên tiếp đón hàng loạt các dự án lớn và các chủ đầu tư tầm cỡ, giá đất Đông Anh trở nên sôi động trong thời gian gần đây khi mặt bằng giá thiết lập.
Lý do điều chỉnh tiến độ sân bay quốc tế Long Thành đến năm 2026

Lý do điều chỉnh tiến độ sân bay quốc tế Long Thành đến năm 2026

Dự án sân bay quốc tế Long Thành, công trình trọng điểm quốc gia, vừa được Chính phủ đề xuất điều chỉnh tiến độ hoàn thành Giai đoạn 1 từ 2025 sang cuối 2026.
Đông Anh (Hà Nội) “lột xác” với loạt đô thị mới, đón hàng trăm nghìn cư dân

Đông Anh (Hà Nội) “lột xác” với loạt đô thị mới, đón hàng trăm nghìn cư dân

Đông Anh, cửa ngõ phía Bắc Hà Nội, đang "lột xác" mạnh mẽ với hàng loạt dự án khu đô thị và hạ tầng quy mô lớn, hứa hẹn phát triển vượt bậc trước 2025.
Dự kiến hoàn thành 243,5km đường ven biển vào cuối năm nay

Dự kiến hoàn thành 243,5km đường ven biển vào cuối năm nay

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố rằng đến cuối năm 2024, cả nước dự kiến hoàn thành hơn 243,5km đường ven biển, góp phần quan trọng vào phát triển hạ tầng giao thông.
Bình Phước: Phát triển khu công nghiệp gắn với nhà ở xã hội

Bình Phước: Phát triển khu công nghiệp gắn với nhà ở xã hội

Bình Phước đang nổi lên như một điểm sáng trong thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ.
Bình Thuận: Chi tiết về điều chỉnh quy hoạch hành chính

Bình Thuận: Chi tiết về điều chỉnh quy hoạch hành chính

Tỉnh Bình Thuận đã thực hiện điều chỉnh lớn về đơn vị hành chính cấp xã nhằm tối ưu hóa việc quản lý dân cư và phát triển hạ tầng đô thị.