Đại dịch đã biến các căn hộ ở Việt Nam thành những khu chợ phồn hoa như thế nào?
- 13
- Kinh doanh
- 09:48 07/10/2021
DNHN - Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, phương tiện truyền thông xã hội là công cụ kết nối người mua với những người bán hàng đáng tin cậy trong cộng đồng dân cư.

Mỗi buổi sáng sau khi thức dậy, chị Lan, một cư dân tại Hà Nội, kiểm tra ứng dụng nhắn tin Zalo xem những cư dân khác trong khu chung cư 300 căn hộ đang bán mặt hàng gì ngày hôm đó. Danh sách đa dạng từ các các sản phẩm tươi sống, thịt đến bữa trưa đóng hộp và bánh. Chị Lan chia sẻ: "Bạn có thể đặt vào buổi sáng và hàng hóa sẽ được giao đến cửa nhà trước giờ ăn trưa. Tôi thấy rất tiện lợi".
Sức tàn phá của đại dịch cũng như biến thể Delta đã buộc chính phủ phải ra lệnh giãn cách trong thời gian dài, nhiều người tiêu dùng trong nước ở nhà nhiều hơn. Chị Lan là một trong số ngày càng nhiều những người tham gia thị trường trên mạng xã hội, nơi họ có thể mua và bán sản phẩm với những người hàng xóm đáng tin cậy thay vì tiếp xúc với người ngoài.
Hà Nội đã bắt đầu đóng cửa vào cuối tháng 7 do sự gia tăng các trường hợp Covid-19, người dân thủ đô ở nhà trong phần lớn thời gian cho đến cuối tháng 9. Việc sử dụng các ứng dụng gọi xe như Grab bị hạn chế và các thị trường vật lý thường xuyên đóng cửa, tùy thuộc vào mức độ lây lan ca nhiễm.
Nhóm zalo của Lan có hơn 200 thàng viên. Tất cả các giao dịch đều được thực hiện trực tuyến và hầu hết không tính phí giao hàng. Mặc dù giá sản phẩm mùa dịch có xu hướng cao hơn so với chợ truyền thống nhưng Lan cho biết chị rất yên tâm bởi người quản lý chung cư cũng tham gia nhóm này. "Tôi có thể đặt hàng mà không cần phải lo lắng về bất cứ vấn đề nào", chị chia sẻ.
Chị Hà, một cư dân khác của khu phức hợp, mỗi sáng đều mang thịt lợn và thịt gà nuôi ở tỉnh Bắc Giang gần đó để bán trên Zalo. Chị tự tay giao đến từng cửa hoặc cổng khu dân cư. Hà là một nhân viên ngân hàng nhưng trong mùa dịch, chị làm việc ở nhà thường xuyên hơn và "cá kiếm" thêm khoảng 5 triệu đồng một tuần nhờ bán hàng trên zalo khi rảnh rỗi. Hà nói: "Tôi dự định sẽ tiếp tục bán hàng ngay cả sau khi đại dịch kết thúc".
Việt Nam được cho là đã vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất của đợt bùng phát ca nhiễm do biến thể Delta. Tuy nhiên tỷ lệ tiêm chủng vẫn ở mức thấp và các hạn chế đi lại dự kiện sẽ áp dụng trong một thời gian. Những người bán hàng trên Zalo đã phát triển từ nghiệp dư trở nên sành sỏi sau dịch bệnh, thậm chí còn bán các sản phẩm độc đáo, không có sẵn ở chợ truyền thống. Dịch Covid-19 vẫn chưa có hồi kết, các chợ trực tuyến được kỳ vọng trở thành yếu tố ổn định hơn trong đời sống người dân Việt Nam và mở ra cánh cửa kỹ thuật số.
TL (theo Nikkie Asia)
Bài liên quan
#dịch Covid-19

Hơn 45% doanh nghiệp phải trả thu nhập cao hơn trước dịch để thu hút lao động trở lại
Ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch lần 4 tại Việt Nam tới hoạt động của doanh nghiệp rất lớn.

Ngành Y tế Nghệ An xuất quân hỗ trợ Hà Tĩnh chống dịch Covid-19
Vào lúc 6h30 sáng nay (9/6), ngành Y tế Nghệ An đã tổ chức Lễ xuất quân hỗ trợ Hà Tĩnh chống dịch covid-19….

Kiên Giang: Kiểm soát nghiêm ngặt tuyến biên giới phòng dịch Covid-19
Sáng 27/2, UBND tỉnh Kiên Giang triển khai họp trực tuyến với các huyện, thành phố kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Hà Nội yêu cầu đóng cửa tất cả quán ăn đường phố, trà đá vỉa hè, cà phê từ 0h ngày 16/2 để phòng dịch
Để ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, từ 0h ngày 16-2, UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu đóng cửa tất cả quán ăn đường phố, trà đá vỉa hè, cà phê.

Hỗ trợ DNNVV chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19: Thu hẹp khoảng cách từ chính sách tới thực thi
Sáng 8/12, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức “Diễn đàn chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19: Thu hẹp khoảng cách từ chính sách tới thực thi”.

Các nước đang dùng chính sách tiền tệ và tài khoá như thế nào để vượt khó khăn do Covid-19?
Nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn, giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch Covid-19, Chính phủ và NHTW các nước đã thực hiện nhiều chính sách tiền tệ nới lỏng và tài khóa mở rộng với các gói hỗ trợ quy mô lớn chưa từng có...
Đọc thêm Kinh doanh
Nợ thuế: Chủ doanh nghiệp sẽ không được phép thành lập công ty mới
Một trong những nội dung quan trọng trong lộ trình hoàn thiện việc truy thu thuế của Tổng cục Thuế là luật hóa quy định các pháp nhân là chủ thể của doanh nghiệp đang nợ thuế sẽ không được phép thành lập các công ty mới.
Nỗ lực “kéo” hàng hoá cạnh tranh nội địa cảng biển Việt Nam
Đồng Nai là một trong những nhóm tỉnh thành phố có cảng biển lớn nhất và đóng vai trò quan trọng trong cạnh tranh nội địa hàng hoá.
Viettel có thêm 2 sáng chế được bảo hộ độc quyền tại Mỹ
Viện Hàng không Vũ trụ Viettel (VTX), một thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội chính thức được Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) cấp giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền cho hai công trình thuộc lĩnh vực quang điện tử và công nghiệp vật liệu.
Hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý và điều hành xăng dầu quốc gia đã vận hành
Bộ Công Thương cho biết, Hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý và điều hành xăng dầu quốc gia đã chính thức vận hành từ ngày 20/5.
VCCI đề xuất bỏ kê khai nộp thuế thay người bán trên sàn thương mại điện tử
VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bỏ quy định yêu cầu sàn thương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến thực hiện trách nhiệm kê khai, nộp thuế thay người bán trên sàn. Việc kê khai, nộp thuế thay chỉ nên thực hiện trên cơ sở uỷ quyền của pháp luật dân sự.
TP Hồ Chí Minh đang có giá cho thuê BĐS công nghiệp cao nhất cả nước
TP Hồ Chí Minh hiện có mức giá cao nhất cả nước, lên đến 198 USD/m2 cho mỗi kỳ thuê, bỏ xa mặt bằng giá bình quân của khu vực trọng điểm phía Nam.
Xiaomi vào danh sách những công ty có doanh số smartphone cao nhất thế giới
Doanh số của Xiaomi đã vượt mốc 500 triệu chiếc điện thoại thông minh vào quý I/2022 và đã lọt vào top các công ty có doanh số cao nhất thế giới.
Hàng hóa thông qua cảng biển vẫn tăng trưởng thấp
Tàu thông qua cảng biển trong 4 tháng đầu năm, có 6.222 lượt tàu ngoại đạt, giảm 27% và có 18.081 lượt tàu nội, giảm 15% so với cùng kỳ 2021.
Phân hóa lợi nhuận ngành bảo hiểm phi nhân thọ
Trong quý I có 4/11 doanh nghiệp bảo hiểm trên sàn có lợi nhuận trước thuế suy giảm. Đáng chú ý, lợi nhuận ròng quý I của PTI (Tổng Công ty CP Bảo hiểm Bưu điện) có mức giảm mạnh nhất.
Ngành vận tải biển, cảng biển đạt doanh thu, lợi nhuận cao
Ngay từ đầu năm 2022, nhiều chuyên gia và doanh nghiệp đã dự báo ngành vận tải biển, cảng biển sẽ tiếp tục đạt doanh thu, lợi nhuận cao trong năm nay khi cước vận tải biển vẫn ở mức cao và tình hình phục hồi kinh tế khả quan sau đại dịch.