Thứ sáu 20/09/2024 07:13
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Cuộc chiến giữa Uber và Doordash giành ngôi vị “ông hoàng” ngành giao đồ ăn

06/04/2021 10:26
Uber “chiến đấu” hết mình với DoorDash nhằm giành quyền thống trị thống trị thị trường giao đồ ăn. Đây là cách mà CEO của Uber đang thực hiện để lật đổ đối thủ lớn nhất.
aa

Giao hàng đồ ăn bắt đầu như một dự án phụ thử nghiệm của Uber nhưng giờ đây ngành này đã vươn lên trở thành lĩnh vực kinh doanh lớn nhất của công ty và là một trong những nền tảng trong chiến lược của CEO Dara Khosrowshahi nhằm biến Uber thành Amazon của ngành thương mại và vận tải địa phương. Tuy nhiên Uber không phải là nhân vật duy nhất theo đuổi một thị trường vốn đông đúc lại ngày càng cạnh tranh hơn do đại dịch COVID-19 đã hạn chế dùng bữa tại các nhà hàng. Lĩnh vực giao đồ ăn đang nhận được sự chú ý hơn bao giờ hết khi các đổi thủ như DoorDash và Grubhub chi tiêu mạnh tay để thu hút và giữ chân khách hàng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Mặc dù doanh thu giao hàng của Uber vẫn đang trên đà tăng trưởng, nhưng thị phần của Uber trong phân khúc này đã giảm dần trong những năm qua. DoorDash đã dẫn trước Uber trong thị trường giao đồ ăn vào năm 2019 và tiếp tục xây dựng đế chế cho đến tận bây giờ. Theo một báo cáo năm 2018 từ The Information, cựu Giám đốc điều hành Uber Travis Kalanick đã thuê Jason Droege vào năm 2014 để phát triển một dịch vụ bổ sung cho hoạt động kinh doanh gọi xe của công ty. Droege đã thử nghiệm giao hàng từ các cửa hàng ở góc phố và các doanh nghiệp địa phương khác. Nhưng trong quá trình này, anh nhận thấy mức độ phổ biến của các chương trình khuyến mại liên quan đến thực phẩm và vào năm 2014, Droege đã khởi động nỗ lực giao đồ ăn của Uber tại Los Angeles, cung cấp súp và salad từ chuỗi cửa hàng ăn nhanh Tender Greens.

Hoạt động kinh doanh mới của Uber, ban đầu được gọi là Uber Instant đã trải qua khó khăn chồng chất khó khăn. The Information đưa tin, Bill Gurley, một đối tác chung tại Benchmark, khi đó là nhà đầu tư lớn nhất của Uber, thậm chí còn đề nghị Kalanick từ bỏ ngành kinh doanh giao đồ ăn khi thua lỗ ngày càng cao. Tuy nhiên một chiến lược mới đã giúp Uber xoay chuyển tình thế. Cách tiếp cận ban đầu của Kalanick là mua món ăn trước khi khách hàng đặt để có thể giao hàng với tốc độ nhanh hơn nhưng điều đó đã hạn chế số lượng tùy chọn có sẵn cho khách hàng đồng thời tạo ra cho Uber thách thức lớn hơn khi cố gắng dự đoán nhu cầu.

Droege tin rằng Uber nên áp dụng một mô hình tương tự như mô hình DoorDash đang sử dụng cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn hơn và sẽ được các nhà hàng sẽ chế biến sau khi đặt hàng và chấp nhận thời gian giao hàng sẽ lâu hơn trước đây. Chiến lược này của Kalanick đã được thông qua vào cuối năm 2015. Trong những năm tiếp theo, Instant, được đổi tên thành Eats đã phát triển nhanh chóng. Các điều chỉnh của ứng dụng đã thu về kết quả phản hồi rất tốt khi phần lớn người tiêu dùng cho rằng họ dễ tiếp cận hơn với dịch vụ và khuyến khích lòng trung thành với hãng.

Khi Eats trở nên phổ biến hơn, Uber đã thực hiện một số động thái nhằm giúp dịch vụ này thuận tiện hơn với khách hàng lái xe và được lựa chọn sử dụng thường xuyên. Sau ba năm hoạt động riêng lẻ, nhánh kinh doanh giao hàng đồ ăn Eats đã trở lại bản đồ chính của Uber nhằm thực hiện các hoạt động phát triển chuyên sâu. Năm 2019, Uber đã tung ra dịch vụ đăng ký hướng tới những người dùng thường xuyên trong đó Eats Pass giảm giá cho người đăng ký và loại bỏ phí giao hàng.

Thị phần của Uber tăng trưởng ổn định từ năm 2016 đến năm 2018 khi vượt qua GrubHub để trở thành dịch vụ giao đồ ăn hàng đầu tại Mỹ. Nhưng động lực đó đã bị đình trệ vào năm 2019 khi DoorDash chiếm vị trí đầu bảng. Vào tháng 2, DoorDash giữ vị trí dẫn đầu với 55% thị phần và Uber đứng ở vị trí thứ hai với 21% thị phần. Mặc dù Uber không còn dẫn đầu trong thị trường giao đồ ăn ở Mỹ nhưng hoạt động kinh doanh giao hàng được ghi nhận phát triển với tốc độ nhanh chóng mặt trong những năm gần đây. Từ năm 2018 đến năm 2020, doanh thu giao hàng đã tăng từ 772 triệu đô la lên 4 tỷ đô la. Bắt đầu từ quý 2 năm ngoái, doanh thu giao đồ ăn lần đầu tiên vượt qua doanh thu đặt xe trong thời kỳ đại dịch COVID-19 cắt giảm nhu cầu đi xe. Xu hướng này đã tiếp tục nở rộ trong những tháng sau đó. Nhà phân tích Dan Ives của WedBush Securities đã bình luận vào tháng 11: “Uber Eats vẫn là một ngôi sao sáng.”

DoorDash giữ vị trí dẫn đầu vào năm 2020, Uber đã cố gắng mua Grubhub, dịch vụ giao đồ ăn phổ biến thứ ba sau Uber Eats. Thế nhưng do các công ty không đạt được thỏa thuận về các điều khoản nen cuối cùng Just Eat Takeway.com cuối cùng đã mua lại Grubhub. Tiếp đó, Uber chuyển sang Postmate, công ty lớn thứ tư và đạt được thỏa thuận mua lại công ty khởi nghiệp vào tháng bảy.

Khosrowshahi cho biết thương vụ này sẽ giúp hoạt động kinh doanh giao hàng của Uber trở nên cạnh tranh và hiệu quả hơn. Ông cho biết trong cuộc gọi hội nghị vào tháng 7 với các nhà phân tích Phố Wall: "Việc mua lại này sẽ cho phép chúng tôi thúc đẩy tăng trưởng liên tục, cải thiện hiệu quả hoạt động và đẩy nhanh con đường đi tới lợi nhuận.” Đối với Khosrowshahi, hoạt động kinh doanh giao hàng của Uber không chỉ là một phần phụ cho dịch vụ gọi xe mà còn được đánh giá là nền tảng trong tầm nhìn dài hạn của ông trong kế hoạch đưa công ty trở thành nhà cung cấp cho tất cả các phương án vận chuyển và phân phối hàng hóa tại địa phương.

Trong những năm gần đây, dịch vụ giao hàng của Uber đã mở rộng ngoài thực phẩm sang các mặt hàng tạp hóa, thuốc men, gói hàng và đồ dùng cho thú cưng. Đây cũng là một phần của nỗ lực của Uber và công ty tiếp tục công cuộc thu mua các công ty khởi nghiệp như Cornershop tập trung vào cửa hàng tạp hóa và Drizly với dịch vụ vận chuyển mặt hàng rượu.

TL

Tin bài khác
Bà Đoàn Hoàng Anh - con gái Bầu Đức đầu tư mạnh vào cổ phiếu HAGL

Bà Đoàn Hoàng Anh - con gái Bầu Đức đầu tư mạnh vào cổ phiếu HAGL

Thị trường chứng khoán ghi nhận bà Đoàn Hoàng Anh, con gái ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT HAGL, mua 2 triệu cổ phiếu HAG từ 10 đến 18/9.
Thị trường chứng khoán 19/9: VN-Index vẫn giữ vững được đà tăng

Thị trường chứng khoán 19/9: VN-Index vẫn giữ vững được đà tăng

Thị trường chứng khoán ghi nhận biến động thú vị từ phiên đáo hạn. Mặc dù ngưỡng 1.270 điểm tạo lực cản khiến giao dịch chậm lại, VN-Index vẫn duy trì đà tăng.
Thương vụ gọi vốn được giải ngân nhanh nhất lịch sử Shark Tank

Thương vụ gọi vốn được giải ngân nhanh nhất lịch sử Shark Tank

Màn gọi vốn làm phim điện ảnh của biên kịch phim "Mắt biếc" - Kay Nguyễn đã trở thành thương vụ được giải ngân nhanh nhất trong lịch sử Shark Tank Việt Nam.
Chứng khoán 18/9: Dòng tiền đổ về mạnh mẽ, VN-Index vượt 1.264 điểm

Chứng khoán 18/9: Dòng tiền đổ về mạnh mẽ, VN-Index vượt 1.264 điểm

Hôm nay, VN-Index đạt 1,264.9 điểm, tăng 12,02 điểm (+0,95%), nhờ thông tin khả năng “chốt sớm” quy định ký quỹ trước giao dịch cho tổ chức nước ngoài.
Chứng khoán ngày 16/9: VN-Index trượt dốc, thanh khoản biến động

Chứng khoán ngày 16/9: VN-Index trượt dốc, thanh khoản biến động

Ngày 16/9, VN-Index trượt dốc và thanh khoản giảm sâu, hiện đang ở gần ngưỡng hỗ trợ 1.250 điểm.
lp-bank
tms-group
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son