Công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 1
- 18
- Sự kiện
- 17:30 29/10/2021
DNHN - Thực hiện kế hoạch triển khai “Đề án công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công” được phê duyệt kèm theo Quyết định số 1299/QĐ-BTC ngày 31/7/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, ngày 29/10/2021, Bộ Tài chính tổ chức Hội thảo trực tuyến công bố 05 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 1 được ban hành theo Quyết định số 1676/QĐ-BTC ngày 01/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Tham dự Hội thảo tại điểm cầu Bộ Tài chính có Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn; bà Steffi Stallmeister, phụ trách danh mục, Đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam; ông Werner Gruber, Trưởng bộ phận hợp tác quốc tế Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ tại Việt Nam; đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tài chính; đại diện các hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán trong nước và nước ngoài.
Đồng tham dự Hội thảo tại các điểm cầu còn có đại diện các Bộ, ngành Trung ương; đại diện các Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố; thành viên ban soạn thảo, tổ biên tập hệ thống chuẩn mực kế toán công; đại diện các cơ sở đào tạo kế toán, kiểm toán và các chuyên gia về kế toán, kiểm toán, tư vấn trong nước.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn cho biết, việc công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công của Việt Nam là căn cứ để Bộ Tài chính ban hành hệ thống chế độ kế toán, hướng dẫn cụ thể phù hợp với từng loại hình đơn vị, đặc điểm tổ chức hoạt động trong mối quan hệ phù hợp với các cơ chế chính sách về tài chính công và ngân sách nhà nước.

Hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam sau khi được công bố sẽ là cơ sở để ban hành chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị trong khu vực công thực hiện công tác kế toán, lập báo cáo tài chính. Đồng thời, cung cấp thông tin hữu ích cho việc quản lý, kiểm tra, giám sát các nguồn lực thuộc Nhà nước, đặc biệt là thống nhất dữ liệu của các đơn vị kế toán công.
Việc áp dụng các quy định theo thông lệ chung làm căn cứ hướng dẫn kế toán dồn tích một cách phù hợp đối với đối tượng là kế toán công. Cùng đó, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế, thu hút nguồn lực bên ngoài; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị kế toán công.
Theo Thứ trưởng Tạ Anh Tuấn, việc công bố chuẩn mực công của Việt Nam sẽ là căn cứ, định hướng chung cho việc nghiên cứu các cơ chế tài chính công liên quan. Đây là nội dung quy định rất rõ trong chuẩn mực công, về nguyên tắc, thời hạn, cách thức xử lý,.. Theo đó, đối với các nội dung khác, việc vận dụng các thông lệ tốt trong chuẩn mực công sẽ giúp cho cơ chế tài chính công được đồng bộ, khoa học trên cơ sở kinh nghiệm, thông lệ tốt của quốc tế.
Do đó, khi chưa công bố chuẩn mực, sẽ ảnh hưởng đến việc xếp hạng của Việt Nam trong một số đánh giá của các tổ chức tài chính quốc tế nước ngoài và có thể ảnh hưởng đến kết quả của các cuộc đàm phán giao dịch kinh tế. Vì vậy, việc công bố và thực hiện hệ thống chuẩn mực công mang lại hiệu quả gián tiếp cho các hoạt động hội nhập quốc tế, cũng như việc nâng cao lòng tin của các đối tác, các tổ chức tài chính, kinh tế trong và ngoài nước.

Lộ trình công bố chuẩn mực kế toán công Việt Nam
Về lộ trình ban hành, các chuẩn mực dựa trên chuẩn mực kế toán công quốc tế có nội dung phù hợp với điều kiện Việt Nam, ít phải sửa đổi, bổ sung sẽ ban hành, công bố trước. Các chuẩn mực phức tạp, có nhiều khác biệt hơn, cần nhiều thời gian nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung về cơ chế tài chính hoặc phụ thuộc vào việc bổ sung, sửa đổi pháp luật có liên quan. Theo Đề án, giai đoạn 2020-2024, cần phải nghiên cứu, xây dựng và công bố các chuẩn mực kế toán công theo lộ trình sau:
Đợt 1: Ban hành 5 chuẩn mực không có sự khác biệt về mặt kỹ thuật, hoặc ít khác biệt, có thể điều chỉnh về mặt kỹ thuật. Đợt 2: Ban hành 5 chuẩn mực có ít khác biệt hoặc khác biệt, nghiên cứu ban hành sau khi bổ sung, sửa đổi về mặt cơ chế tài chính, ngân sách. Đợt 3: Ban hành 5 chuẩn mực có khác biệt, nghiên cứu ban hành sau khi bổ sung, sửa đổi về mặt cơ chế tài chính, ngân sách. Đợt 4: Tiếp tục ban hành 6 chuẩn mực có khác biệt, nghiên cứu ban hành sau khi bổ sung, sửa đổi về mặt cơ chế tài chính, ngân sách.
Sau năm 2024, ban hành các chuẩn mực có những khác biệt lớn, cần được nghiên cứu để áp dụng khi đã tạo lập đầy đủ các điều kiện liên quan để giải quyết sự khác biệt phù hợp với kinh tế Việt Nam.
Gia Minh
Bài liên quan
#tài chính

Chủ động nguồn vốn cho phục hồi sản xuất, kinh doanh
Chuẩn bị sẵn sàng nguồn vốn tín dụng dồi dào cùng với việc tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ của ngành ngân hàng sẽ tiếp thêm động lực cho các DN khôi phục hoạt động sản xuất sau dịch và lấy lại đà tăng trưởng.

Mỹ tái khẳng định Việt Nam không thao túng tiền tệ
Mỹ tái khẳng định Việt Nam không thao túng tiền tệ trong báo cáo mới nhất về chính sách kinh tế vĩ mô và tiền tệ của các đối tác thương mại chủ chốt của Mỹ do Bộ Tài chính nước này công bố ngày 3/12.

Cải thiện hệ số tín nhiệm tài chính quốc gia để thu hút các dòng vốn đầu tư
Để nâng cao vị thế quốc gia trong thập kỷ vừa qua, Việt Nam ngày càng quan tâm, đề cao tầm quan trọng của công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia và sự cần thiết của việc cải thiện kết quả hệ số tín nhiệm quốc gia. Với việc nâng bậc tín nhiệm, chi phí huy động vốn nước ngoài của cả Chính phủ và doanh nghiệp sẽ giảm xuống.

Thế giới có thể đang xuất hiện bong bóng tài chính rất lớn
"Chúng ta có thể đang ở trong bong bóng lớn nhất trong sự nghiệp của tôi", Bernstein, CEO công ty tư vấn Bernstein Advisors, cho biết trong cuộc phỏng vấn với CNBC. Nói cách khác, ông dự báo bong bóng hiện tại còn lớn hơn cả bong bóng dot-com và bong bóng nhà ở.

Hệ thống tài chính toàn cầu đang thay đổi
Kinh tế và thị trường tài chính toàn cầu đã trải qua “cú sốc bất lợi nhất trong vòng một thế kỷ” do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, song cũng đang chuyển mình mạnh mẽ trong kỷ nguyên số. Theo đó, hệ thống tài chính toàn cầu giai đoạn 2021-2025 đang chứng kiến nhiều xu hướng chủ đạo, đặt ra nhiều cơ hội đan xen nhưng không ít nguy cơ, thách thức. Việt Nam cũng không thể nằm ngoài xu hướng toàn cầu đang thay đổi.

Nhiều dự án bất động sản tạm ngưng để 'nghe ngóng' đợt bùng dịch thứ 2
Các chuyên gia cho biết thị trường bất động sản đang trong tình thế "nội công, ngoại kích" khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại.
Đọc thêm Sự kiện
Khánh Hòa: Đồng ý thí điểm hoạt động tàu lưu trú du lịch qua đêm trên vịnh Nha Trang
Chiều 23-5, ông Lê Hữu Hoàng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa chủ trì cuộc họp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan về hoạt động tàu lưu trú du lịch qua đêm trên vịnh Nha Trang.
Chủ tịch Hiệp hội Đài Việt nhận Bằng khen của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và Ủy ban Thành phố Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hiệp hội Đài Việt, bà Ngô Phẩm Trân chia sẻ: Tôi làm việc trong tâm trạng biết ơn giáo dục Đài Loan đã cho tôi học hỏi nhiều kiến thức hay ở họ, và với tinh thần cống hiến để phát triển Quê hương Việt Nam, vừa học hỏi vừa bước đi, chăm chỉ và cố gắng hoàn thành từng công việc dù lớn hay nhỏ.
Chính phủ đề xuất kéo dài thời hạn thí điểm nghị quyết về nợ xấu đến hết năm 2023
Sáng 24/5, tại Kỳ họp thứ 3, Chính phủ đã đề xuất Quốc hội việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) đến ngày 31/12/2023.
Ban Pháp chế HĐND tỉnh Phú Thọ làm việc tại Trại giam Tân Lập thuộc huyện Hạ Hòa
Ngày 23/5/2022, Ban Pháp chế HĐND tỉnh Phú Thọ do đồng chí Nguyễn Trung Kiên - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Trại giam Tân Lập để nắm tình hình công tác thi hành án hình sự từ ngày 1/1/2020 đến hết năm 2021.
Ngày 24/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận về nhiều nội dung quan trọng
Trong ngày làm việc thứ hai hôm nay, 24/5, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; cơ chế đặc thù cho tỉnh Khánh Hòa và một số vấn đề quan trọng khác.
Cần Thơ chỉ đạo tốt công tác Xây dựng Đảng - Xây dựng bộ máy chính quyền các cấp tinh gọn, năng động, hiệu quả
Ngày 21/5, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ tiếp xúc cử tri.
Thành phố Việt trì (Phú Thọ): Phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2022
Mới đây, tại Sân khấu quảng trường Công viên Văn Lang, Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ - UBND thành phố Việt Trì tổ chức lễ phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2022. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Mạnh Sơn - Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Việt Trì; lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh, đại diện lãnh đao Ban quản lý các KCN…; các cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa bàn thành phố và hơn 300 lao động của 16 doanh nghiệp lớn trong KCN Thụy Vân, thành phố Việt Trì cùng tham dự.
Phục hồi kinh tế từ COVID-19: Australia tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tăng cường lĩnh vực cấp nước
Tại tọa đàm “Biến đổi khí hậu và tài nguyên nước Sông Mê Công” sáng 21/5, bà Kaye Eldridge, Giám đốc Chương trình Aus4Skills tại Việt Nam cho biết: Australia tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tăng cường lĩnh vực cấp nước nhằm đảm bảo tiếp cận công bằng và bao trùm đối với nước và phục hồi kinh tế từ COVID-19.
Lãnh đạo tỉnh Hòa Bình gặp mặt chúc mừng thành tích đội tuyển Xe đạp Quốc gia Việt Nam thi đấu tại SEA Games 31
Chiều 22/5, UBND tỉnh Hòa Bình đã tổ chức gặp mặt chúc mừng thành tích đội tuyển Xe đạp Quốc gia Việt Nam thi đấu tại SEA Games 31.
Nhiều hoạt động quan trọng trong công tác Đảng bộ của Khu kinh tế Hải Phòng
Đảng ủy Khu Kinh tế Hải Phòng vừa công bố các quyết định thành lập, nâng cấp các Đảng bộ trực thuộc và triển khai chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh “về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên nhằm phát huy vị thế của Hải Phòng trong giai đoạn phát triển mới”.