Thứ sáu 18/04/2025 06:11
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Còn nhiều dư địa để hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam -Trung Quốc lập kỷ lục mới

28/06/2023 16:35
Về quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư song phương Việt Nam - Trung Quốc, Thủ tướng cho rằng còn rất nhiều dư địa để lập các kỷ lục mới vì độ tin cậy chính trị, mối
Ảnh minh họa
Về quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư song phương Việt Nam-Trung Quốc, Thủ tướng cho rằng còn rất nhiều dư địa để lập các kỷ lục mới vì độ tin cậy chính trị, mối quan hệ lịch sử… và phải nỗ lực để làm được điều này - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Nhân dịp thăm chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, sáng 28/6, tại Thủ đô Bắc Kinh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Hợp tác đầu tư và thương mại Việt Nam - Trung Quốc. Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã quan tâm chỉ đạo, Phó Thủ tướng Lưu Quốc Trung đã dành thời gian đến dự và phát biểu tại Diễn đàn; đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương khẩn trương tổng hợp, tiếp thu tối đa các ý kiến tại Diễn đàn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, cần tìm giải pháp tốt nhất để các nhà đầu tư, nhà nghiên cứu tiếp tục có điều kiện cống hiến cho phát triển quan hệ hai nước, nhất là đầu tư hiệu quả tại Việt Nam; đề nghị cơ quan chức năng hai bên tiếp tục rà soát, hoàn thiện khuôn khổ luật pháp, cơ chế, chính sách, cải thiện môi trường kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, thúc đẩy đầu tư, thương mại giữa hai nước. Theo Thủ tướng, cần có Tổ công tác chuyên biệt về thương mại và đầu tư để thúc đẩy các hoạt động này thực chất, hiệu quả hơn.

Chia sẻ về các yếu tố nền tảng thúc đẩy phát triển của Việt Nam, Thủ tướng cho biết Việt Nam phát triển dựa trên 3 trụ cột: Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN; xây dựng nền dân chủ XHCN; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Quan điểm xuyên suốt là "Lấy con người là trung tâm, chủ thể, là mục tiêu, là nguồn lực và động lực phát triển; không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần".

Việt Nam tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược về thể chế, nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng. Triển khai thực hiện hiệu quả Quy hoạch Tổng thể quốc gia và 6 vùng kinh tế - xã hội của cả nước để chỉ ra và phát huy được tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, tháo gỡ được những mâu thuẫn, thách thức, hạn chế, yếu kém.

Việt Nam sẽ tiếp tục bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; củng cố quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập quốc tế. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; bảo đảm cân bằng hài hòa, hợp lý giữa tỉ giá và lãi suất, giữa tăng trưởng và lạm phát, giữa cung và cầu, giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, giữa tình hình bên trong và bên ngoài.

Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam vẫn kiểm soát được lạm phát và đang tập trung thúc đẩy các động lực tăng trưởng như tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu cùng với việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Về quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư song phương Việt Nam - Trung Quốc, Thủ tướng cho rằng, còn rất nhiều dư địa để lập các kỷ lục mới vì độ tin cậy chính trị, mối quan hệ lịch sử…; phải nỗ lực để làm được điều này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại phát biểu của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường khi nói thị trường 1,4 tỷ dân Trung Quốc sẵn sàng chào đón các sản phẩm chất lượng cao của Việt Nam.

Để hàng hóa Việt Nam thâm nhập nhiều hơn nữa vào thị trường Trung Quốc thì các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa, cải thiện hơn nữa chất lượng hàng hóa xuất khẩu.

Về định hướng, giải pháp chủ yếu thu hút đầu tư, thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ Việt Nam thu hút FDI có chọn lọc, hiệu quả, bền vững, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu.

Về lĩnh vực ưu tiên, Việt Nam đẩy mạnh thu hút và có các chính sách khuyến khích các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển; các dự án tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị; các dự án thúc đẩy kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, phát triển bền vững.

Đặc biệt, Việt Nam kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư Trung Quốc tham gia đầu tư phát triển các công trình kết cấu hạ tầng chiến lược, như đường sắt, đường bộ cao tốc...; khuyến khích hình thức hợp tác công tư. Đây là cơ hội rất tốt cho các nhà đầu tư Trung Quốc mở rộng phạm vi hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia phát triển hạ tầng cứng và mềm cho Việt Nam. Bài học kinh nghiệm của Trung Quốc cũng cho thấy cần đầu tư phát triển mạnh cho hạ tầng.

Về một số giải pháp chủ yếu để giảm chi phí, nâng chất lượng, nâng cao hiệu quả cho đầu tư tại Việt Nam, Thủ tướng cho biết Việt Nam sẽ giữ vững môi trường ổn định, hoà bình, hợp tác và phát triển. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng minh bạch, thuận lợi, có khả năng cạnh tranh quốc tế.

Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và hệ thống kết cấu hạ tầng. Ứng phó phù hợp với các xu hướng mới, phản ứng chính sách kịp thời với các vấn đề phát sinh.

Về thương mại, cần rà soát, có cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích, thúc đẩy mạnh mẽ thương mại hai nước theo hướng cân bằng hơn, nhất là nhập khẩu nông sản từ Việt Nam. Tiếp tục thúc đẩy thương mại biên giới, nghiên cứu hình thành các khu thương mại biên giới phù hợp.

Phát triển hệ thống logistics, kết nối chuỗi cung ứng, thúc đẩy thương mại điện tử, tạo thuận lợi thương mại; tăng cường hợp tác chống buôn lậu, gian lận thương mại. Đơn giản hóa thủ tục hành chính về xuất nhập khẩu, hải quan, nâng cao hiệu suất thông quan, tăng cường xuất khẩu chính ngạch; nâng cấp các cửa khẩu, sớm triển khai và nhân rộng mô hình cửa khẩu thông minh.

Thủ tướng hoan nghênh việc xây dựng mô hình cửa khẩu thông minh giữa Lạng Sơn (Việt Nam) và Quảng Tây (Trung Quốc).

Kêu gọi các nhà đầu tư Trung Quốc tiếp tục đầu tư mở rộng tại Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Chính phủ Việt Nam nỗ lực bảo đảm môi trường đầu tư thông thoáng, lành mạnh cho các nhà đầu tư; tinh thần đã nói là làm, đã cam kết là thực hiện; đã làm, đã thực hiện phải có hiệu quả,"cân, đong, đo, đếm" được với tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, tất cả cùng thắng. Điều này chính là cụ thể hóa cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước.

T.H

Tin bài khác
Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

Quy hoạch sử dụng đất điều chỉnh sẽ bao gồm nội dung đánh giá môi trường chiến lược – một bước quan trọng để đảm bảo tính bền vững và gắn kết chặt chẽ giữa sử dụng đất và bảo vệ môi trường sống.
Thị trường bất động sản Việt Nam quý 1/2025: Những cơ hội mới từ FDI, du lịch và hạ tầng

Thị trường bất động sản Việt Nam quý 1/2025: Những cơ hội mới từ FDI, du lịch và hạ tầng

Thị trường bất động sản Việt Nam quý 1/2025 cho thấy tín hiệu phục hồi rõ nét với những cơ hội mới từ FDI, du lịch và hạ tầng – mở ra kỳ vọng tăng trưởng dài hạn.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA): Xây dựng chính sách nhà ở khu vực công tương tự mô hình của Singapore

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA): Xây dựng chính sách nhà ở khu vực công tương tự mô hình của Singapore

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) kiến nghị cần xây dựng chính sách nhà ở riêng dành cho đội ngũ công chức, viên chức, trong bối cảnh giá nhà tại các đô thị lớn đang vượt xa khả năng chi trả từ thu nhập thực tế của họ.
Bình Dương duyệt quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1

Bình Dương duyệt quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1

Khi hoàn thiện và đi vào hoạt động, khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 có thể tạo ra khoảng 32.000 việc làm, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế Bình Dương.
Thị trường căn hộ Hà Nội: Nguồn cung tăng, giá bán hạ nhiệt

Thị trường căn hộ Hà Nội: Nguồn cung tăng, giá bán hạ nhiệt

Thị trường căn hộ Hà Nội ghi nhận nguồn cung tăng mạnh trong quý 1/2025, nhưng giá bán có dấu hiệu hạ nhiệt sau một năm “nóng sốt”. Cung tăng, giao dịch ổn định, giá giảm nhẹ.
Ứng Dụng AI: Động lực tăng trưởng bất động sản công nghiệp xanh

Ứng Dụng AI: Động lực tăng trưởng bất động sản công nghiệp xanh

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành yếu tố quan trọng giúp phát triển bền vững ngành bất động sản công nghiệp xanh tại Việt Nam, tạo ra cơ hội tăng trưởng trong tương lai.
Duyệt quy hoạch Khu công nghiệp Phước An tại Đồng Nai

Duyệt quy hoạch Khu công nghiệp Phước An tại Đồng Nai

Theo quyết định phê duyệt quy hoạch UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành, phân khu xây dựng 1/2000, Khu công nghiệp Phước An có tổng diện tích đất khoảng 330 ha.
Chính sách tín dụng công cụ để điều tiết thị trường bất động sản

Chính sách tín dụng công cụ để điều tiết thị trường bất động sản

Chính sách tín dụng là công cụ quan trọng điều tiết thị trường bất động sản, ngăn bong bóng và đảm bảo ổn định kinh tế, như các quốc gia đã thành công áp dụng.
Bộ Xây dựng tháo gỡ dự án nghìn tỷ dở dang, gây lãng phí

Bộ Xây dựng tháo gỡ dự án nghìn tỷ dở dang, gây lãng phí

Bộ Xây dựng triển khai giải pháp tháo gỡ các dự án nghìn tỷ dở dang, chống lãng phí và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, theo công điện của Thủ tướng Chính phủ.
Thị trường bán lẻ Việt Nam 2025: Cơ hội và thách thức

Thị trường bán lẻ Việt Nam 2025: Cơ hội và thách thức

Thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2025 có nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt với thách thức lớn từ nguồn cung hạn chế và yêu cầu khắt khe về mặt bằng.
Nhà ở xã hội có giúp thị trường bất động sản năm 2025 bớt "nóng"?

Nhà ở xã hội có giúp thị trường bất động sản năm 2025 bớt "nóng"?

Nhà ở xã hội đang trở thành động lực quan trọng phát triển thị trường bất động sản trong năm 2025, khi phân khúc nhà ở bình dân thiếu trầm trọng.
Nhà đầu tư đổ xô săn đất: Cơ hội hay cơn sốt ảo?

Nhà đầu tư đổ xô săn đất: Cơ hội hay cơn sốt ảo?

Cùng với việc chính sách tín dụng nới lỏng, bất động sản đang thu hút dòng tiền mạnh mẽ, nhưng liệu đây là cơ hội thật hay chỉ là những cơn sóng đầu cơ ảo?
TP Huế đầu tư 1.143 tỷ đồng mở rộng hạ tầng kết nối sân bay Phú Bài

TP Huế đầu tư 1.143 tỷ đồng mở rộng hạ tầng kết nối sân bay Phú Bài

Dự án đường Tố Hữu nối dài đến sân bay Phú Bài đã khởi công với vốn đầu tư 1.143 tỷ đồng. Dự kiến hoàn thành năm 2027, dự án hứa hẹn tăng cường giao thông và thu hút đầu tư cho TP. Huế.
Đầu tư gần 15.000 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành

Đầu tư gần 15.000 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành

Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành với tổng mức đầu tư gần 15.000 tỷ đồng đẩy nhanh tiến độ, kỳ vọng hoàn thành vào tháng 9/2025 để đồng bộ với sân bay quốc tế Long Thành.
Cẩn trọng với cơn sốt đất từ thông tin sáp nhập tỉnh thành

Cẩn trọng với cơn sốt đất từ thông tin sáp nhập tỉnh thành

Thông tin về việc sáp nhập tỉnh, thành khiến giá đất tăng mạnh, nhưng nhiều chuyên gia cảnh báo các nhà đầu tư nên cẩn trọng với nguy cơ bong bóng giá đất.