Chủ nhật 13/07/2025 03:42
Hotline: 024.355.63.010
Nghiên cứu - Dữ liệu

Côn Đảo trở thành đặc khu kinh tế trực thuộc TP. Hồ Chí Minh

Sau khi sáp nhập vào TP. Hồ Chí Minh, trong lộ trình hình thành siêu đô thị vùng Đông Nam Bộ, Côn Đảo đã chính thức chuyển mình, trở thành đặc khu kinh tế biển đảo trực thuộc TP. Hồ Chí Minh – một bước ngoặt lịch sử mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ nhưng cũng đặt ra không ít thách thức về bảo tồn, quản lý và phát triển bền vững.

Cơ hội bứt phá từ mô hình đặc khu kinh tế biển đảo đến hài hoà giữa bảo tồn và hiện đại hoá

Với vị thế địa lý chiến lược trên trục giao thương hàng hải quốc tế, lại sở hữu tài nguyên thiên nhiên đa dạng, môi trường sinh thái biển độc đáo và lịch sử cách mạng đặc biệt, Côn Đảo được định hướng trở thành trung tâm kinh tế biển, du lịch và logistics tầm khu vực.

Trụ sở HĐND-UBND đặc khu Côn Đảo, TP.HCM
Trụ sở HĐND-UBND đặc khu Côn Đảo, TP. Hồ Chí Minh

Theo quy hoạch phát triển mới, Côn Đảo sẽ vận hành theo mô hình đặc khu với cơ chế tự chủ, linh hoạt, ưu đãi thuế và thủ tục đầu tư đặc biệt. Chính quyền TP. Hồ Chí Minh đã sớm thành lập Ban Quản lý đặc khu Côn Đảo nhằm điều phối, quy hoạch và thu hút đầu tư bài bản, đồng thời đảm bảo hài hòa lợi ích giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Theo số liệu thống kê của huyện Côn Đảo (cũ) vào năm 2024, dân số Côn Đảo là 13.112 người và mật độ dân số bình quân là 173 người/km. 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, Côn Đảo đã có sự phát triển vượt bậc.

Từ hòn đảo với hệ thống nhà tù từng được mệnh danh là “Địa ngục trần gian”, Côn Đảo đã trở thành “Đảo ngọc” với thế mạnh về du lịch và khai thác thuỷ hải sản . Cơ cấu kinh tế của địa phương đang có sự chuyển dịch theo định hướng “Du lịch - dịch vụ, công nghiệp, nông - lâm - ngư nghiệp”, trong đó khu vực du lịch - dịch vụ - thương mại chiếm tỷ trọng chủ yếu, đạt trên 92%.

Du khách đến Côn Đảo bằng tàu cao tốc
Du khách đến Côn Đảo bằng tàu cao tốc

Các lĩnh vực mũi nhọn được ưu tiên phát triển bao gồm:Du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao, hạn chế số lượng nhưng nâng cao trải nghiệm, hướng đến mô hình du lịch xanh bền vững; Dịch vụ logistics hàng hải và cảng nước sâu, tận dụng vị trí cửa ngõ giao thương phía Đông Nam; Kinh tế biển gắn với nghiên cứu bảo tồn sinh vật biển, khai thác hợp lý tài nguyên đại dương.

Là đặc khu đầu tiên gắn kết chặt chẽ với một đô thị đặc biệt như TP. Hồ Chí Minh, Côn Đảo được kỳ vọng hưởng lợi nhiều chính sách vượt trội. Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh, doanh nghiệp đầu tư vào Côn Đảo sẽ được hưởng: Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian dài; Ưu đãi về thuê đất, mặt nước và hạ tầng kỹ thuật; Thủ tục đầu tư “một cửa, tại chỗ”, rút ngắn thời gian cấp phép xuống dưới 30 ngày; Hỗ trợ tín dụng xanh cho các dự án du lịch thân thiện với môi trường.

Những chính sách này không chỉ tạo sức hút mạnh với nhà đầu tư trong nước mà còn mở rộng cơ hội hợp tác với các đối tác quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch, công nghệ môi trường và logistics biển .

Hiện Côn Đảo đang có khoảng 30 dự án đầu tư đang triển khai, gồm 25 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư khoảng 1.691 tỷ đồng và 5 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn khoảng 37 triệu USD.

Dự án Cadabay Resort & Spa được xây dựng tại Bãi Ông Câu thuộc tiểu khu 58, Vườn quốc gia Côn Đảo với diện tích thuê môi trường rừng khoảng 34,18ha. Dự án bao gồm 74 căn bungalow, cao 01 tầng, diện tích 144m2/căn; Khách sạn 60 phòng, cao 03 tầng; Nhà hàng ăn uống, spa và các dịch vụ phụ trợ khác cao 03 tầng…

Dự án Hon Tre Island Resort & Spa được triển khai xây dựng trên đảo Hòn Tre Lớn thuộc Vườn quốc gia Côn Đảo, với diện tích thuê môi trường rừng khoảng 33 ha. Dự án xây dựng căn 91 bungalow, cao 01 tầng; Khách sạn 100 phòng, cao 03 tầng; Nhà hàng ăn uống, spa và các dịch vụ phụ trợ,…

Hai dự án đều được Chủ đầu tư thực hiện theo hình thức thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí. Mỗi dự án có thời hạn hoạt động 30 năm kể từ ngày ký hợp đồng thuê môi trường rừng.

“Khởi đầu cho một dự án du lịch xanh và bền vững – Cadabay Resort & Spa và Hòn Tre Island Resort & Spa chính thức được khởi công tại Vườn quốc gia Côn Đảo”
“Khởi đầu cho một dự án du lịch xanh và bền vững – Cadabay Resort & Spa và Hòn Tre Island Resort & Spa chính thức được khởi công tại Vườn quốc gia Côn Đảo”

Dự kiến vào khoảng tháng 3/2028 hai dự án trên sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác kinh doanh. Với mục tiêu khai thác có hiệu quả các giá trị tiềm năng về cảnh quan, môi trường tự nhiên, đa dạng sinh học để phát triển du lịch sinh thái tại Côn Đảo, các dự án trên đều được kỳ vọng sẽ mang đến những sản phẩm, dịch vụ du lịch chất lượng để tạo sức hút đối với du khách trong và ngoài nước.

Theo ông Lê Anh Tú – Bí thư Đảng ủy đặc khu Côn Đảo chia sẻ với báo chí: “Đặc khu Côn Đảo được thành lập trên cơ sở nguyên diện tích tự nhiên, dân số, điều kiện kinh tế‑xã hội… Đến ngày 1/7/2025, Đảng ủy, HĐND và UBND đặc khu đã tổ chức các hội nghị để… đảm bảo hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành được thông suốt, liên tục”.

Bên cạnh đó, ông Tú xác nhận công tác kiện toàn bộ máy đã cơ bản hoàn tất, các cơ quan đã đi vào chức năng ngay từ ngày đầu vận hành chính quyền hai cấp. “Côn Đảo sẽ phát triển kinh tế‑xã hội theo hướng đặc biệt, bền vững và toàn diện gắn với bảo đảm quốc phòng – an ninh và giữ vững chủ quyền biển đảo", ông Tú khẳng định.

Giữ hồn Côn Đảo: Lịch sử - tâm linh - thiên nhiên

Dù chuyển mình mạnh mẽ về kinh tế, Côn Đảo không đánh mất bản sắc vốn có – một vùng đất linh thiêng, giàu lịch sử và đậm chất nhân văn. Nơi đây từng là chốn địa ngục trần gian, chứng tích của bao lớp người yêu nước bị giam cầm. Nay, những địa danh như nhà tù Côn Đảo, trại Phú Hải, trại Phú Tường, đặc biệt là Nghĩa trang Hàng Dương, vẫn được giữ gìn nguyên vẹn như lời nhắc nhở sống động về lịch sử.

Khu mộ chị Võ Thị Sáu tại Nghĩa trang Hàng Dương

Mộ Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu tại Nghĩa trang Hàng Dương

UBND TP. Hồ Chí Minh khẳng định sẽ đầu tư mạnh cho công tác trùng tu, bảo tồn và số hóa dữ liệu các di tích lịch sử Côn Đảo, xây dựng trung tâm tư liệu lịch sử - cách mạng hiện đại phục vụ du lịch học đường, tâm linh và tri ân.

Đặc biệt, đặc khu Côn Đảo sẽ tập trung phát triển du lịch chất lượng cao để trở thành trung tâm du lịch quốc gia với trọng tâm là du lịch sinh thái biển đảo, du lịch lịch sử - văn hóa và tâm linh. Côn Đảo sẽ tiếp tục phát triển quy hoạch, tạo các phân khu du lịch như khu phố cổ kiến trúc Pháp tại trung tâm, khu nghỉ dưỡng cao cấp ven biển, khu cảng Bến Đầm, khu Đầm Trầu, Cỏ Ống và Vườn Quốc gia….

Bí thư đặc khu Côn Đảo chia sẻ thêm: “Côn Đảo sẽ tập trung phát triển du lịch chất lượng cao, trở thành khu du lịch quốc gia với trọng tâm là du lịch sinh thái biển đảo, lịch sử - văn hóa và tâm linh, ưu tiên nâng cấp sân bay, phát triển cảng biển đủ điều kiện đón tàu quốc tế, xây dựng trung tâm logistics, tất cả tuân thủ nghiêm quy hoạch, bảo vệ di sản và cảnh quan tự nhiên”.

“Côn Đảo sẽ đẩy mạnh chính quyền điện tử, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), đầu tư nâng cao chất lượng nhân lực, phục vụ phát triển kinh tế tuần hoàn và sẽ tập trung phát triển du lịch chất lượng cao, trở thành khu du lịch quốc gia với trọng tâm là du lịch sinh thái biển đảo, lịch sử - văn hóa và tâm linh, ưu tiên nâng cấp sân bay, phát triển cảng biển đủ điều kiện đón tàu quốc tế, xây dựng trung tâm logistics, tất cả tuân thủ nghiêm quy hoạch, bảo vệ di sản và cảnh quan tự nhiên.”

Bên cạnh đó, các hệ sinh thái quý hiếm như rừng nguyên sinh, rạn san hô, bãi đẻ trứng rùa biển, tiếp tục được bảo vệ nghiêm ngặt thông qua việc thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên biển đảo quốc gia Côn Đảo, kết hợp công nghệ AI và giám sát từ xa trong bảo vệ môi trường.

Côn Đảo sẽ khai thác hiệu quả hạ tầng đã có thu hút các nhà đầu tư chiến lược, uy tín để phát triển du lịch sinh thái cao cấp, tạo nguồn thu bền vững cho ngân sách, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân và tăng cường liên kết vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện.

Để phát triển theo hướng này, hiện địa phương đã có hồ sơ, tờ trình gửi Chính phủ, Bộ Chính trị, Quốc hội xem xét để thông qua những cơ chế chính sách đặc thù cho Côn Đảo.

Sự “lột xác” của Côn Đảo là một điển hình cho mô hình phát triển có chiều sâu: không chỉ tăng trưởng về số lượng khách hay dự án đầu tư, mà còn nâng cấp chất lượng sống, dịch vụ và trải nghiệm văn hóa. Các làng chài truyền thống, nghề biển, lễ hội dân gian được phục dựng, tạo nét riêng cho du lịch cộng đồng.

Côn Đảo được quy hoạch trở thành khu du lịch quốc gia, phát huy giá trị văn hóa - lịch sử - tâm linh đặc sắc.
Côn Đảo được quy hoạch trở thành khu du lịch quốc gia, phát huy giá trị văn hóa - lịch sử - tâm linh đặc sắc.

Nhiều chuyên gia đánh giá, Côn Đảo sẽ là “viên ngọc xanh” phía Đông Nam TP.Hồ Chí Minh – nơi vừa có sức hút hiện đại, vừa mang hồn di sản. Đặc khu kinh tế này không chỉ góp phần nâng tầm thương hiệu du lịch TP. Hồ Chí Minh, mà còn là mô hình mẫu trong phát triển xanh và kinh tế biển bền vững.

Ông Phan Trọng Hiền – Chủ tịch UBND Huyện Côn Đảo nhấn mạnh: “Sự kiện sáp nhập không chỉ mang tính hành chính, mà là bước ngoặt chiến lược. Côn Đảo sẽ không đánh đổi tài nguyên, mà chọn lối đi riêng: phát triển dựa trên giá trị di sản, sinh thái và bản sắc văn hóa. Đặc khu này sẽ là nơi hội tụ tinh hoa – vừa là điểm đến quốc tế, vừa là nơi để nhớ về những người đã nằm xuống vì độc lập dân tộc.”

Theo ông Hiền, trước đây Côn Đảo đã hoạt động theo mô hình 2 cấp nên cán bộ quen với mô hình này và không có gì bỡ ngỡ. Những lần chạy thử trước đây, trung tâm hành chính công đã vận hành trơn tru, đúng quy trình.

Đặc khu Côn Đảo, TP. Hồ Chí Minh có diện tích tự nhiên là 75,79km2 và quy mô dân số hơn 6.500 người.
Tin bài khác
Quảng Trị: Hạ tầng cầu xuống cấp nghiêm trọng, người dân đối mặt rủi ro giao thông

Quảng Trị: Hạ tầng cầu xuống cấp nghiêm trọng, người dân đối mặt rủi ro giao thông

Hơn 30 năm tồn tại, cầu Chợ ở xã Phú Trạch (Quảng Trị) đang xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ đổ sập. Mỗi ngày, hàng nghìn người dân vẫn buộc phải “nín thở” đi qua.
Cửa Việt vươn mình thành trung tâm kinh tế biển vùng Đông Quảng Trị

Cửa Việt vươn mình thành trung tâm kinh tế biển vùng Đông Quảng Trị

Cửa Việt đang chuyển mình mạnh mẽ sau sáp nhập, trở thành địa phương trọng điểm phát triển kinh tế biển của Quảng Trị với lợi thế cảng cá, du lịch, hạ tầng kết nối và đội tàu hùng hậu.
Dự án KCN Trấn Yên: Lào Cai và Viglacera tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh giải phóng mặt bằng

Dự án KCN Trấn Yên: Lào Cai và Viglacera tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh giải phóng mặt bằng

Tỉnh Lào Cai và Viglacera thống nhất nhiều giải pháp tháo gỡ vướng mắc, quyết tâm đẩy nhanh tiến độ khu công nghiệp Trấn Yên, tạo nền tảng thu hút đầu tư trong giai đoạn mới.
Lâm Đồng du lịch bứt tốc mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2025

Lâm Đồng du lịch bứt tốc mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2025

Theo báo cáo từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành du lịch địa phương đã đón hơn 12 triệu lượt khách, đạt 54,21% kế hoạch năm, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tây Ninh đề xuất cơ chế đặc thù cho Khu kinh tế Cửa khẩu Mộc Bài

Tây Ninh đề xuất cơ chế đặc thù cho Khu kinh tế Cửa khẩu Mộc Bài

Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Văn Út chỉ đạo Sở Xây dựng sớm công bố quy hoạch Khu kinh tế Cửa khẩu Mộc Bài, đồng thời đề xuất Trung ương cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế biên mậu và hạ tầng giao thông kết nối liên vùng.
Xã Hợp Tiến (Thanh Hóa): Lấy sự hài lòng của dân làm thước đo hiệu quả công việc

Xã Hợp Tiến (Thanh Hóa): Lấy sự hài lòng của dân làm thước đo hiệu quả công việc

Xã Hợp Tiến (huyện Triệu Sơn cũ) được hình thành trên cơ sở sắp xếp, sáp nhập 5 xã gồm: Hợp Tiến, Hợp Thắng, Hợp Thành, Hợp Lý và Triệu Thành. Ngay từ những ngày đầu đi vào vận hành chính thức, UBND xã đã xác định và làm việc theo phương châm “lấy sự hài lòng của dân làm thước đo hiệu quả công việc”.
Hà Tĩnh: Thu hút đầu tư khởi sắc, nguồn vốn ngày càng đa dạng

Hà Tĩnh: Thu hút đầu tư khởi sắc, nguồn vốn ngày càng đa dạng

6 tháng đầu năm 2025, Hà Tĩnh ghi nhận bước tiến vững chắc trong thu hút đầu tư khi số lượng và quy mô dự án được cấp phép tăng so với cùng kỳ, đồng thời mở rộng sang nhiều lĩnh vực mới.
Lào Cai: Thu trên 2.400 tỷ đồng từ rừng

Lào Cai: Thu trên 2.400 tỷ đồng từ rừng

Trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành lâm nghiệp tỉnh Lào Cai đã thu về 2.474 tỷ đồng giá trị sản xuất, trồng mới hơn 11.700 ha rừng.
Đồng Nai: Không ban hành thêm chính sách đặc thù khi di dời khu công nghiệp Biên Hòa 1

Đồng Nai: Không ban hành thêm chính sách đặc thù khi di dời khu công nghiệp Biên Hòa 1

Trong lộ trình chuyển đổi khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa 1 thành khu đô thị thương mại – dịch vụ, Sở Nội vụ tỉnh Đồng Nai khẳng định sẽ không ban hành thêm các chính sách hỗ trợ đặc thù, mà áp dụng linh hoạt chế độ hiện hành nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng bởi quá trình di dời.
Quảng Trị: Khơi dậy ý chí cống hiến từ những ngọn lửa tri ân

Quảng Trị: Khơi dậy ý chí cống hiến từ những ngọn lửa tri ân

Nhân kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập lực lượng An ninh nhân dân, cán bộ, chiến sĩ Công an Quảng Trị đã dâng hương tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Ba Dốc.
Khởi công Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất, chế biến gia vị Công ty TNHH Hương Gia vị Sơn Hà

Khởi công Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất, chế biến gia vị Công ty TNHH Hương Gia vị Sơn Hà

Ngày 11/7, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Hương Gia vị Sơn Hà đã tổ chức Lễ khởi công Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất, chế biến gia vị tại xã Xuân Ái.
Quảng Ninh bứt phá mạnh mẽ: Tăng trưởng GRDP top 3 cả nước, quyết tâm cán đích nhiệm kỳ 2021–2025

Quảng Ninh bứt phá mạnh mẽ: Tăng trưởng GRDP top 3 cả nước, quyết tâm cán đích nhiệm kỳ 2021–2025

Năm 2025 đánh dấu một mốc quan trọng với tỉnh Quảng Ninh – năm cuối cùng của nhiệm kỳ và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Trong bối cảnh thế giới đầy biến động, các chính sách thuế quan toàn cầu thay đổi nhanh chóng, cùng với tiến trình sắp xếp bộ máy tổ chức trong nước, Quảng Ninh vẫn thể hiện bản lĩnh vững vàng, nỗ lực bứt phá để đạt được những thành tựu nổi bật trong 6 tháng đầu năm và xác định rõ hướng đi cho 6 tháng cuối năm.
Hạ tầng trọng điểm – Nền tảng vững chắc cho Quảng Trị sau sáp nhập

Hạ tầng trọng điểm – Nền tảng vững chắc cho Quảng Trị sau sáp nhập

Tỉnh Quảng Trị yêu cầu các sở, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ, khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ loạt dự án cảng biển, công nghiệp trọng điểm với tổng vốn hàng chục ngàn tỉ đồng.
Quảng Trị: Khởi công dự án nhà ở xã hội Bảo Ninh 2

Quảng Trị: Khởi công dự án nhà ở xã hội Bảo Ninh 2

Dự án nhà ở xã hội Bảo Ninh 2 vừa được khởi công tại Quảng Trị, quy mô 568 căn hộ, tổng vốn 451 tỉ đồng, kỳ vọng tạo thêm nguồn cung nhà ở và thúc đẩy phát triển đô thị biển.
Quảng Trị: Bí thư Tỉnh ủy làm việc tại xã Triệu Phong, quyết liệt tinh gọn bộ máy, thúc đẩy kinh tế

Quảng Trị: Bí thư Tỉnh ủy làm việc tại xã Triệu Phong, quyết liệt tinh gọn bộ máy, thúc đẩy kinh tế

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Lê Ngọc Quang yêu cầu xã Triệu Phong đổi mới mạnh mẽ tư duy phát triển, tinh gọn bộ máy, chuẩn bị kỹ cho Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030.