Chuyên gia kinh tế cấp cao Hoa Kỳ: Việt Nam đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội từ chiến tranh thương mại
- Kinh doanh
- 10:37 25/05/2019
Financial Times đưa tin, thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ tăng vọt 45,5% so với cùng kỳ trong quý đầu tiên của năm 2019.
Sau hơn 20 năm hàng hóa có mác "Made in China" có mặt ở khắp mọi nơi, công xưởng thế giới Trung Quốc đã bị kìm hãm và đang có dấu hiệu chậm lại. Các nhà đầu tư đang nhận thấy chi phí nhân công và đất đai ở đây dần trở nên đắt đỏ. Các luật lệ về giám sát môi trường đang khắt khe hơn, khiến sản xuất của Trung Quốc giảm sức cạnh tranh so với các đối thủ khác. Kim ngạch xuất khẩu toàn cầu của Trung Quốc đã bắt đầu suy giảm kể từ năm 2016. Sự cạnh tranh gay gắt trên khắp châu lục đã dịch chuyển dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo các hướng khác nhau.
Sau khi đạt mức cao kỷ lục 8,7% trong năm 2015, tỷ trọng FDI của Trung Quốc trong FDI toàn cầu đã giảm gần một điểm phần trăm trong năm 2016 và 2017, trong khi con số tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của nước này giảm đáng kể. Tương tự như vậy, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ cũng giảm theo, và ngược lại Trung Quốc cũng đã giảm nhập khẩu từ Mỹ.
Các nhà sản xuất đậu nành của Mỹ là một trong những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Hoa Kỳ là một trong những nhà cung cấp đậu nành lớn nhất của Trung Quốc trong năm 2017. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã cắt giảm 80% lượng mua đậu tương từ Mỹ vào năm ngoái do chiến tranh thương mại và chuyển sang nhập khẩu từ Brazil để thay thế.
Theo khảo sát của khối nghiên cứu của Tập đoàn Ngân hàng UBS, gần 60% các công ty trong ngành công nghiệp máy móc và thiết bị cho biết họ đã giảm một phần sản lượng ở Trung Quốc trong năm vừa qua. Dù vậy, Trung Quốc vẫn là một trong những nền kinh tế mạnh nhất thế giới. Trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2018, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc vẫn tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2017, bất chấp sự bất ổn từ chiến tranh thương mại.
Các đối thủ trực tiếp như Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc đều tăng sức hấp dẫn trong những năm gần đây đối với các CFO. Tuy nhiên, các trung tâm sản xuất đang phát triển ở Đông Nam Á như Philippines và Việt Nam mới là nơi có sự thay đổi dòng đầu tư rõ rệt.
Business Insider nhận xét: "Việt Nam đã bất ngờ hưởng lợi trong cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh, khi người tiêu dùng và nhà sản xuất ở cả hai bên Mỹ và Trung Quốc tiếp tục chịu gánh nặng thuế quan đối với hàng hóa của nhau". Hoa Kỳ và Trung Quốc đang mắc kẹt trong một cuộc chiến thương mại kéo dài không có hồi kết. Kể từ tháng 3/2018, hai chính phủ đã áp các khoản thuế quan lên đến hàng trăm tỷ USD lên hàng hóa từ đối phương.
Để tránh gánh nặng thuế trầm trọng thêm, các nhà nhập khẩu Mỹ và Trung Quốc đang chuyển sang các quốc gia khác để nhập khẩu hàng hóa - và dữ liệu kinh tế mới đây đã chỉ rõ việc các quốc gia khác đã được hưởng lợi bao nhiêu.
Thomas Costerg, một nhà kinh tế học tại Pictet Wealth Management nói: "Xuất khẩu của Việt Nam đang hưởng lợi và họ đã nắm bắt thời cơ đó khá nhanh chóng. Đối với một đất nước nhỏ, điều đó thật ấn tượng".
Financial Times đưa tin, thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ tăng vọt 45,5% so với cùng kỳ trong quý đầu tiên của năm 2019. Theo dữ liệu từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, sự tăng cường xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam sang Mỹ đặc biệt mạnh đối với những ngành hàng Trung Quốc bị Tổng thống Donald Trump áp thuế.
IMF cho biết, người tiêu dùng Mỹ và Trung Quốc đang phải chịu cảnh tăng giá và họ "chắc chắn sẽ là kẻ thua cuộc" của cuộc chiến thương mại. Các nhà nhập khẩu Mỹ đang trả "gần như toàn bộ" gánh nặng thuế quan của Trump đối với hàng hóa Trung Quốc. Các nhà nhập khẩu Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng tương tự, nhưng thiệt hại tổng thể của Trung Quốc có thể nhỏ hơn do Trung Quốc nhập khẩu ít hàng hóa Mỹ hơn.
Trang Thái
Tin liên quan
- Cảnh báo mới nhất từ châu Âu về 3 biến thể đặc biệt nguy hiểm của SARS-CoV-2
- Điều gì giúp du lịch Việt Nam tỏa sáng trong nước và thị trường quốc tế?
- Thúc đẩy kết nối cơ hội kinh doanh giữa Trung Quốc và Việt Nam
- Làm gì khi chuyển tiền nhầm tài khoản ngân hàng?
- Cải cách "hệ sinh thái kinh doanh" còn rất nhiều điểm nghẽn cần xóa bỏ
#kinh tế Việt Nam

Ngân hàng Standard Chartered: Tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2021 đạt 7,8%
Ngân hàng Standard Chartered dự báo mức tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021, đạt 7,8% so với mức 2,9% trong năm 2020, đây là cái nhìn lạc quan lớn về kinh tế Việt Nam so với các tổ chức nghiên cứu khác.

ASEAN Today: Những dấu ấn nổi bật của Việt Nam trong năm 2020
Theo bài viết trên trang ASEAN Today, trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng toàn cầu và khu vực do COVID-19 gây ra, thiên tai, Việt Nam tiếp tục thể hiện sự thành công rõ rệt trong cuộc chiến vừa chống đại dịch và tăng trưởng kinh tế.

Thủ tướng: Phải đi lên bằng “đôi cánh” một bên là khát vọng cường thịnh, một bên là chính sách và cơ chế phát triển
Theo người đứng đầu Chính phủ, trong thời gian tới, nền kinh tế phải đi lên với “đôi cánh”, một bên là khát vọng cường thịnh, một bên là chính sách, cơ chế phát triển và đi liền với đó là công nghệ.

Kịch bản và triển vọng kinh tế năm 2021: Cải cách, hội nhập và phát triển bền vững
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã dự báo năm 2021 kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng theo 2 kịch bản. Kịch bản 1 tăng trưởng đạt mức 5,98%. Kịch bản 2 tăng trưởng đạt 6,46%.

Fitch Solutions dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng lên 8,6% trong năm 2021
Tổ chức nghiên cứu thị trường Fitch Solutions dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng 8,6% trong năm nay, mức cao nhất trong hơn hai thập kỷ.

Kinh tế Việt Nam: Khép lại một thập kỷ đầy tự hào, chờ đợi sự bứt phá
Khép lại một thập kỷ đầy tự hào với hàng loạt thành tựu mà Việt Nam đã đạt được, cũng như khép lại năm 2020 - một năm với vô vàn thách thức, khó khăn. Bước sang thập niên thứ 3, Việt Nam đã sẵn sàng trở thành ngôi sao sáng trong nền kinh tế khu vực và toàn cầu.
Đọc thêm Kinh doanh
Mở chuỗi siêu thị cho công nhân... ghi nợ
Đặt ra mục tiêu phục vụ riêng cho 400 nghìn người lao động của 1.600 doanh nghiệp tại các khu công nghiệp và khu chế xuất trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, siêu thị phúc lợi đầu tiên vừa được khai trương sáng 22/1.
Hàn Quốc tiếp tục siết chặt kiểm tra bột có thành phần trái nhàu đến từ Việt Nam
Giai đoạn từ 24/12/2009-23/12/2020, sản phẩm dạng bột có thành phần trái nhàu từ 50% trở lên của Việt Nam bị Hàn Quốc áp dụng phương thức kiểm tra chặt về chỉ tiêu thôi nhiễm kim loại.
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc thực vật
Trước đó, Tổng cục Hải quan đã nhận được Công văn Công văn số 7415/BYT-YDCT của Bộ Y tế phúc đáp Công văn số 7524/TCHQ-GSQL ngày 25/11/2020 của Tổng cục Hải quan về chính sách nhập khẩu hàng hóa có nguồn gốc thực vật.
Điều kiện miễn, giảm thuế đối với doanh nghiệp khoa học công nghệ
Thông tư số 03/2021/TT-BTC hướng dẫn về miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ quy định tại Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 1/02/2019 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Thu hồi toàn bộ giấy phép trò chơi trực tuyến của Gold Game Việt Nam
Bộ Thông tin & Truyền thông đã tiến hành thu hồi giấy phép trò chơi trực tuyến của Gold Game Việt Nam - công ty từng vướng vào nghi vấn hoạt động trái pháp luật.
Nửa tháng đầu năm 2021 hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam có sự khởi đầu ấn tượng với quy mô kim ngạch đạt khoảng 26 tỷ USD
Theo số liệu Tổng cục Hải quan vừa công bố, kim ngạch xuất khẩu cả nước trong nửa đầu tháng 1 đạt 12,9 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 13,15 tỷ USD. Như vậy, nửa tháng đầu năm nay nước ta nhập siêu khoảng 250 triệu USD.
Thực hiện khai báo thông tin trước khi hàng đến cửa khẩu
Kể từ 0 giờ ngày 20/1/2021, các chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải phải thông báo cho Cơ quan Hải quan thông tin về phương tiện vận tải, hàng hóa nhập khẩu trước khi đưa vào lãnh thổ Việt Nam.
Lộ diện hàng hiệu dởm trong chuỗi cửa hàng “AE Shop Việt Nam”
Hàng nghìn sản phẩm thời trang tại cửa hàng AE Shop Việt Nam cơ sở Hà Nội, Bắc Giang và Hải Dương có dấu hiệu giả mạo thương hiệu nổi tiếng trên thế giới đã bị lực lượng chức năng thu giữ.
Đằng sau vẻ hào nhoáng của công việc làm Influencer
Dạo quanh một vòng trên các trang mạng xã hội không khó để bắt gặp các ca sĩ, diễn viên, hotgirl... đăng hình ảnh cầm trên tay một sản phẩm nào đó để quảng cáo, review. Công việc tuy nhìn đơn giản nhưng lại mang đến nguồn thu nhập lớn cho họ.
Làm thế nào để khoai lang Việt… lên ngôi xuất khẩu?
Giá khoai lang Việt xuất khẩu sang Nhật hiện đang ở mức cao hơn khoai lang Indonesia và đặc biệt, cao hơn khoai lang Trung Quốc gấp 3 lần.