Thứ bảy 12/07/2025 10:25
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP: Nâng giá trị nông sản Việt

04/03/2021 14:05
Xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường với hình thức phong phú và đẹp mắt, các sản phẩm mang thương hiệu OCOP đã tạo ra làn sóng mới trong kinh doanh, mua sắm và tiêu dùng của người dân.
(Ảnh: Internet)

Sức hút hàng đặc sản

Mặc dù chưa có các con số cụ thể về doanh thu từ nhóm hàng OCOP vào cao điểm mùa kinh doanh Tết Tân Sửu, nhưng hầu hết các siêu thị trên địa bàn TPHCM khẳng định, OCOP là một trong những nhóm hàng có mức tăng trưởng cao nhất. Nguyên nhân chính, phần lớn hàng được dán nhãn OCOP đều là đặc sản của các tỉnh, thành và vùng miền trên cả nước.

Chị Nguyễn Minh Khuê, nhân viên kế toán Công ty TNHH T.T cho biết, kể từ khi có các sản phẩm OCOP, chị khá yên tâm khi chọn mua hàng. Chẳng hạn, với mặt hàng bưởi da xanh, thanh long, xoài hay miến dong, bún tươi Ba Khánh, chị chỉ cần nhìn thấy nhãn OCOP là mua mà không phải lo về chất lượng, an toàn thực phẩm.

Tương tự, chị Đào Thúy Hà, ngụ quận Bình Thạnh cho hay, trái cây và các loại thực phẩm nhà chị dùng trong mâm cỗ tết vừa qua đều là hàng OCOP. Để thưởng thức đầy đủ các loại đặc sản vùng miền, chị Hà đã nhờ người thân mua và gửi vào TPHCM nhiều sản phẩm nổi tiếng của Quảng Ninh như nếp cái hoa vàng Đông Triều, mực một nắng Cô Tô, miến dong Bình Liêu, chè Đường Hoa, măng Ba Chẽ, nước mắm Cái Rồng…

Theo nhận định của chị Đào Thúy Hà: “Các doanh nghiệp (DN) và HTX ở Quảng Ninh không chỉ làm thương hiệu và quảng bá tốt mà sản phẩm của nơi đây thực sự rất ngon và đặc sẳc. Tiếc là tại TPHCM chưa có nhiều điểm bán các mặt hàng này nên mỗi khi cần dùng tôi thường phải nhờ bạn gởi từ Quảng Ninh vô”.

Để tạo thêm sự lựa chọn cho khách hàng, đồng thời mở đường cho hàng OCOP vào siêu thị, từ tháng 10-2020, Công ty Mega Market Việt Nam (MMVN) đã tổ chức đồng thời tại TPHCM và Hà Nội chương trình Tuần hàng Việt Nam và sản phẩm OCOP với các nhóm hàng như tiêu dùng, sản phẩm làng nghề, sản phẩm nông lâm thủy đặc sản, thực phẩm an toàn và hữu cơ…

Mặt khác, đơn vị này cũng đã ký biên bản ghi nhớ với Sở Công thương của 14 tỉnh trên cả nước về việc “Phát triển sản xuất và kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP vào điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP”, gồm Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Kạn, Sơn La, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Long An, Cần Thơ, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Sóc Trăng và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Theo nội dung ký kết, Sở Công Thương của 14 tỉnh, thành phố sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về các đơn vị sản xuất, sản phẩm tại địa phương để tạo cơ hội kết nối với MMVN tiêu thụ sản phẩm. Các Sở Công thương cũng chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị phân phối, thu mua hoàn thiện thủ tục giấy tờ; tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống siêu thị của MMVN tìm hiểu thực tế công tác sản xuất và tổ chức cung ứng tại địa phương. Sau dịp này, hàng hóa mang thương hiệu OCOP đã xuất hiện ngày càng nhiều hơn trên các quầy kệ của MMVN.

Ngoài ra, MMVN cũng tạo điều kiện cho các tỉnh, thành tổ chức luân phiên các phiên chợ mini hoặc bố trí quầy hàng riêng để bày bán và giới thiệu sản phẩm OCOP đến khách hàng. Nhiều hệ thống phân phối khác cũng chung tay hỗ trợ giúp sản phẩm OCOP dần tạo được vị thế riêng.

Sớm bảo vệ thương hiệu hàng OCOP

Theo Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, hiện cả nước có 1.271 chủ thể đã đăng ký kinh doanh và tổ chức sản xuất theo Chương trình OCOP. Trong đó có 471 hợp tác xã (chiếm 38,6%), 390 doanh nghiệp (30,7%), 365 cơ sở sản xuất (28,7%), còn lại là các tổ hợp tác đã tổ chức sản xuất 2.169 sản phẩm OCOP được công nhận đạt 3 sao trở lên (đạt 90,4% mục tiêu chương trình giai đoạn 2018-2020), tập trung vào 3 nhóm: thực phẩm 1.786 sản phẩm (chiếm 82,3%); đồ uống 163 sản phẩm (7,5%); lưu niệm nội thất và trang trí 107 sản phẩm (4,9%), còn lại là các sản phẩm khác.

Quảng Ninh là địa phương đầu tiên của cả nước triển khai Chương trình OCOP từ năm 2013 nhưng xét về số lượng các sản phẩm đạt chuẩn OCOP thì lại đứng vị trí thứ 2 với 236 sản phẩm đạt từ 3 đến 5 sao. Hà Nội đang dẫn đầu cả nuớc với 1.000 sản phẩm OCOP đạt 3-5 sao; Đồng Tháp ở vị trí thứ 3 với 161 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận 3-4 sao. Trong đó, có 4 sản phẩm tiềm năng 5 sao mà Đồng Tháp đang lập hồ sơ đề nghị Trung ương xét đánh giá, phân hạng.

Riêng tại TPHCM, Chương trình OCOP triển khai từ tháng 1-2019, trong đó tập trung vào các sản phẩm chủ lực gồm rau, hoa cây kiểng, bò sữa, heo, tôm nước lợ và cá cảnh cùng 6 sản phẩm thuộc 6 làng nghề truyền thống có sử dụng nguyên liệu nguồn gốc nông nghiệp như bánh tráng Phú Hòa Đông, đan lát xã Thái Mỹ, mành trúc Tân Thông Hội, đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn, làng nghề xe nhang Lê Minh Xuân, xoài Long Hòa, cá dứa Cần Giờ…

Kết quả bước đầu cho thấy, giá trị sản xuất tăng, góp phần cải thiện thu nhập người dân khu vực nông thôn. Năm 2019, theo kết quả điều tra của Cục Thống kê TPHCM, thu nhập bình quân của người dân nông thôn tại 5 huyện nông thôn mới đạt 63,096 triệu đồng/người/năm (tăng 172,32% so với năm 2010 - chỉ đạt 23,17 triệu đồng/người/năm).

Chương trình OCOP được thực hiện ở hầu hết các địa phương trên cả nước, tạo ra hàng ngàn sản phẩm hàng hóa đa dạng; cho thấy sự sáng tạo của người dân là vô hạn, ngày càng khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của chương trình, trở thành điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, để phát triển nhanh hàng nông sản và đặc sản, chuẩn hóa thành hàng OCOP rất cần sự hỗ trợ về nhiều mặt của các cơ quan chức năng trong tổ chức sản xuất, đầu tư công nghệ, thiết kế bao bì cũng như tạo sự gắn kết giữa sản xuất - phân phối, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để khai thác thị trường tiềm năng và hướng đến xuất khẩu cho sản phẩm OCOP.

Theo SGĐT

Tin bài khác
Chuyển dịch thuê toàn cầu: Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang ở đâu?

Chuyển dịch thuê toàn cầu: Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang ở đâu?

Sự thay đổi chiến lược thuê của các tập đoàn toàn cầu đang tạo bước ngoặt cho bất động sản công nghiệp. Việt Nam đứng trước cơ hội vàng – nhưng liệu có đủ năng lực để nắm bắt?
Cải cách hành chính: Đòn bẩy mới cho bất động sản “bứt phá”

Cải cách hành chính: Đòn bẩy mới cho bất động sản “bứt phá”

Triển khai mô hình chính quyền đô thị hai cấp và sáp nhập địa giới hành chính từ 1/7/2025 mở ra cơ hội vàng giúc thị trường bất động sản chuyển mình vượt rào cản.
Chủ tịch VACC: Cần giải quyết tình trạng “giá đất đuổi giá nhà”

Chủ tịch VACC: Cần giải quyết tình trạng “giá đất đuổi giá nhà”

Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Nguyễn Quốc Hiệp đề xuất cải cách thủ tục hành chính và quy định đấu thầu để xử lý tình trạng “giá đất đuổi giá nhà”, thúc đẩy bất động sản bền vững.
Khánh Hòa: Kêu gọi đầu tư khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại 2 khu rừng phòng hộ

Khánh Hòa: Kêu gọi đầu tư khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại 2 khu rừng phòng hộ

Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc và Nam Khánh Hòa vừa công bố kế hoạch cho thuê môi trường rừng để khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí tại hai khu vực này.
Đề xuất điều chỉnh bảng giá đất nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh bằng 65–70% giá đất ở

Đề xuất điều chỉnh bảng giá đất nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh bằng 65–70% giá đất ở

Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND Thành phố kiến nghị điều chỉnh giá đất nông nghiệp trong Quyết định 79/2024 theo hướng tăng lên mức bằng 65–70% giá đất ở trong bảng giá đất.
Đề xuất bổ sung sân bay Măng Đen, Vân Phong vào quy hoạch hàng không quốc gia

Đề xuất bổ sung sân bay Măng Đen, Vân Phong vào quy hoạch hàng không quốc gia

Bộ Xây dựng vừa trình Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, bổ sung hai sân bay Măng Đen và Vân Phong, mở ra cơ hội đột phá kinh tế - xã hội cho các địa phương.
Chi phí xây dựng leo thang bất động sản bị tác động thế nào?

Chi phí xây dựng leo thang bất động sản bị tác động thế nào?

Báo cáo Savills Impacts chỉ rõ chi phí, tài chính và nhân lực đang ghìm ngành xây dựng. Chịu áp lực nhưng mở ra hướng đi bền vững cho thị trường bất động sản.
Cơ hội vàng để quy hoạch thông minh sau sáp nhập địa giới hành chính

Cơ hội vàng để quy hoạch thông minh sau sáp nhập địa giới hành chính

Việc sáp nhập đơn vị hành chính và chuyển sang mô hình chính quyền hai cấp mở ra cơ hội vàng cho quy hoạch thông minh.
Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Dự thảo sửa đổi Nghị định 103 quy định mức thu bổ sung 5,4%/năm đối với tiền sử dụng đất chưa nộp đang vấp phải phản ứng từ doanh nghiệp bất động sản. Các nhà đầu tư cảnh báo rủi ro pháp lý và tài chính và đề xuất điều chỉnh chính sách để tránh gây tắc nghẽn thị trường.
Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

UBND TP Đà Nẵng ban hành Quyết định 45, điều chỉnh giá đất từ 7-7-2025, tăng mạnh đến 170%. Đường Bạch Đằng lên gần 341 triệu đồng/m², nguồn thu ngân sách bùng nổ, báo hiệu cơ hội và thách thức cho thị trường bất động sản.
Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Ngày 28/6/2025, sự kiện “Lễ khởi công dự án Bcons Bình An – Đông Tây” là mốc son ghi dấu cho sự phát triển và khẳng định sự gắn bó của Bcons với mảnh đất Bình Dương.
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Theo ông Mai Văn Phấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đất đai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), đây là bước đi thiết thực nhằm rút ngắn quy trình, giảm thiểu thủ tục hành chính và tăng tính tiếp cận cho người dân, đặc biệt tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Nhiều tuyến phố trung tâm TP. Vinh bất ngờ điều chỉnh giá đất tăng gấp ba lần, có nơi lên tới 165 triệu đồng/m², vượt xa mặt bằng chung toàn tỉnh Nghệ An.
Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Ngày 25/6, UBND TP. Hồ Chí Minh chính thức công bố Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Sắp lựa chọn nhà đầu tư cho dự án sân bay Sa Pa 6.393 tỷ đồng

Sắp lựa chọn nhà đầu tư cho dự án sân bay Sa Pa 6.393 tỷ đồng

Cảng hàng không Sa Pa trị giá hơn 6.393 tỷ đồng sắp gọi vốn. Dự án nghìn tỷ này hứa hẹn thay đổi diện mạo du lịch Lào Cai và mở ra kỷ nguyên mới.