Thứ tư 05/02/2025 15:50
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Bất động sản

Chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong hoạt động đấu thầu

21/09/2022 10:27
Đề cập đến hiện tượng thông thầu, tham nhũng, tiêu cực, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng cần làm rõ có phải do luật pháp thiếu chặt chẽ, thiếu công khai minh bạch, có lỗ hổng hay không?
Ảnh minh họa
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN).

Tiếp tục Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9/2022, chiều 20/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi).

Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, dự thảo Luật được xây dựng trên cơ sở 5 nhóm chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật đã được Quốc hội, Chính phủ thông qua, gồm 10 Chương, 92 Điều.

Những nội dung chủ yếu của dự thảo Luật gồm: Nhóm các quy định về phạm vi điều chỉnh và nguyên tắc áp dụng Luật Đấu thầu; Nhóm các quy định sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác đấu thầu, bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu; Nhóm các quy định sửa đổi, bổ sung nhằm đơn giản hóa quy trình, thủ tục thực hiện hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, cắt giảm thời gian, chi phí trong hoạt động đấu thầu; Nhóm các quy định sửa đổi, bổ sung nhằm thúc đẩy hoạt động đấu thầu mua sắm các sản phẩm đổi mới sáng tạo, sản xuất trong nước; tạo công ăn việc làm cho nhóm yếu thế, mua sắm xanh nhằm mục tiêu phát triển bền vững; Nhóm các quy định sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đấu thầu; phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong hoạt động đấu thầu.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường, đại diện cơ quan thẩm tra cho biết, Thường trực Ủy ban tán thành về sự cần thiết sửa đổi Luật nhằm kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật hiện hành; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong đấu thấu, lựa chọn nhà thầu và quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước.

Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ rà soát, làm rõ khái niệm “vốn Nhà nước” để đảm bảo thống nhất với quy định tại các luật có liên quan như Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Đối tác công tư…

Bên cạnh đó, làm rõ mối quan hệ với việc đảm bảo quyền tự chủ của đơn vị, nhất là đối với các đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực y tế đang gặp nhiều khó khăn trong việc mua sắm trang, thiết bị y tế; phạm vi điều chỉnh đối với dự toán mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội.

Ảnh minh họa
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi). (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN).

Đối với Dự án đầu tư có sử dụng đất thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu, ban soạn thảo cần rà soát, thống nhất với Dự án Luật Đất đai cũng đang được Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

Đối với hoạt động lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật chuyên ngành, cần làm rõ tính khả thi, đối tượng áp dụng theo pháp luật chuyên ngành và tính thống nhất với pháp luật chuyên ngành.

Dự thảo Luật quy định 11 trường hợp chỉ định thầu; trong đó đã bổ sung, mở rộng thêm nhiều trường hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu.

Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng, điều này là chưa thực sự phù hợp với mục tiêu “nâng cao tính cạnh tranh, công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế.” Do vậy, cần giới hạn việc áp dụng chỉ định thầu với các trường hợp đặc thù như: Dự án cấp bách; Đảm bảo bí mật liên quan đến an ninh, quốc phòng; Đầu tư mua sắm thuốc, hóa chất, sinh phẩm, trang thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch bệnh trong trường hợp khẩn cấp và các trường hợp đặc thù gắn với việc đảm bảo yêu cầu đồng bộ về công nghệ, nghiên cứu thử nghiệm, mua bán bản quyền sở hữu trí tuệ. Chính phủ cần rà soát cụ thể từng trường hợp, đánh giá tác động của các trường hợp này để bảo đảm mục tiêu, yêu cầu sửa đổi Luật Đấu thầu đã đặt ra, tránh việc lợi dụng, lạm dụng chỉ định thầu.

"Đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát các quy định về hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư theo nguyên tắc chủ yếu là đấu thầu rộng rãi, chỉ áp dụng đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, các hình thức lựa chọn nhà thầu khác, đặc biệt là chỉ định thầu khi không thể đấu thầu rộng rãi vì lý do bất khả kháng, an ninh, quốc phòng, phòng, chống thiên tai...; rà soát kỹ các điều kiện cho từng trường hợp áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu không phải đấu thầu rộng rãi thật rõ ràng, minh bạch, tránh lạm dụng, tùy tiện", Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải kết luận phiên họp.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nêu vấn đề được dư luận xã hội quan tâm thời gian qua liên quan đến đấu thầu tập trung thuốc, trang thiết bị y tế. Nhấn mạnh việc thực hiện rất khó khăn, ông Thanh đề nghị báo cáo làm rõ trong quá trình tổ chức thực hiện có vướng mắc, khó khăn gì. Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo rất quyết liệt nhưng vẫn còn tình trạng khan hiếm thuốc, trang thiết bị y tế. Dự thảo Luật cần có những quy định để khắc phục được vấn đề này.

Ảnh minh họa
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN).

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho rằng, dự thảo Luật liên quan đến nhiều luật như Luật Đất đai, Bộ luật Lao động, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Luật Dầu khí, Luật Đầu tư công… Do đó, cần rà soát nhằm đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Trong điều về áp dụng pháp luật cần nêu rõ trong trường hợp luật này và các luật khác quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng luật nào?

Theo bà Lê Thị Nga, khi nói đến lĩnh vực đấu thầu, nhiều người nghĩ ngay đến tình trạng gian lận, tiêu cực, "quân xanh,” "quân đỏ.”

Đề cập đến hiện tượng "quân xanh,” "quân đỏ" và thông thầu, tham nhũng, tiêu cực, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, cần làm rõ có phải do luật pháp thiếu chặt chẽ, thiếu công khai, minh bạch, có lỗ hổng hay không? Vá lỗ hổng như thế nào? Để đảm bảo công khai, minh bạch, chặt chẽ, dự thảo Luật phải làm rõ trách nhiệm của cơ quan tham mưu, người đứng đầu.

Theo Phan Phương (TTXVN/Vietnam+)

Tin bài khác
Bất động sản nghỉ dưỡng 2025: Thách thức và hy vọng phục hồi

Bất động sản nghỉ dưỡng 2025: Thách thức và hy vọng phục hồi

Dù có sự cải thiện nguồn cung và pháp lý, bất động sản nghỉ dưỡng 2025 vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thanh khoản yếu và sự thận trọng từ nhà đầu tư.
300/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất

300/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất

Có 325/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thiện cơ sở dữ liệu quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, 300/705 đơn vị cấp huyện hoàn tất xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất.
Tiềm năng phát triển bất động sản nhà phố vùng ven Hà Nội năm 2025

Tiềm năng phát triển bất động sản nhà phố vùng ven Hà Nội năm 2025

Bất động sản nhà phố vùng ven Hà Nội đang thu hút sự quan tâm lớn từ nhà đầu tư nhờ vào hạ tầng phát triển mạnh mẽ và tiềm năng sinh lời cao trong năm 2025.
Bình Dương: Khởi công cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Bình Dương: Khởi công cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Sáng ngày 1 tháng 2 (tức mùng 4 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác đã tham dự lễ khởi công dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, với đoạn đi qua tỉnh Bình Dương dài 52 km.
Phê duyệt quy hoạch tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt quy hoạch tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 55/QĐ-TTg, ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hạ tầng phát triển là “chìa khoá” cho cho bất động sản “cất cánh”

Hạ tầng phát triển là “chìa khoá” cho cho bất động sản “cất cánh”

Sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng đang mở ra cơ hội lớn cho bất động sản Việt Nam. Các dự án chiến lược hứa hẹn mang lại lợi ích dài hạn cho thị trường.
Thành phố Tây Ninh chính thức đạt chuẩn đô thị loại II

Thành phố Tây Ninh chính thức đạt chuẩn đô thị loại II

Ngày 21/1/2025, Hội đồng thẩm định liên ngành đã thống nhất thông qua Đề án phân loại đô thị và công nhận thành phố Tây Ninh là đô thị loại II với số điểm ấn tượng 87,92/100.
Giá bất động sản TP.HCM tăng cao, người mua nhà đang gặp khó

Giá bất động sản TP.HCM tăng cao, người mua nhà đang gặp khó

Mặc dù lãi suất vay giảm, nhưng giá bất động sản quá cao và lãi suất thả nổi vẫn là rào cản lớn khiến nhiều gia đình trẻ khó tiếp cận thị trường nhà ở TP.HCM.
Thị trường bất động sản 2025: Cơ hội cho nhà đầu tư và người mua

Thị trường bất động sản 2025: Cơ hội cho nhà đầu tư và người mua

Năm 2025, thị trường bất động sản đang chuẩn bị bước vào giai đoạn tăng trưởng mới, với nguồn cung tăng trưởng mạnh mẽ và giá cả vẫn duy trì ở mức cao. Những tín hiệu phục hồi tích cực đang mở ra cơ hội lớn cho nhà đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo mạnh tay xử lý thao túng và đầu cơ bất động sản, ổn định thị trường địa ốc

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo mạnh tay xử lý thao túng và đầu cơ bất động sản, ổn định thị trường địa ốc

Những chỉ đạo và hành động thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc xây dựng một thị trường bất động sản minh bạch, lành mạnh, đồng thời xử lý triệt để các hành vi gây bất ổn và trục lợi.
Khó khăn của thị trường bất động sản Bình Thuận và kiến nghị tháo gỡ

Khó khăn của thị trường bất động sản Bình Thuận và kiến nghị tháo gỡ

Tỉnh Bình Thuận đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc triển khai các dự án bất động sản, gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Doanh nghiệp bất động sản “đua nhau” tìm quỹ đất mới đầu năm 2025

Doanh nghiệp bất động sản “đua nhau” tìm quỹ đất mới đầu năm 2025

Doanh nghiệp bất động sản vào cuộc đua "săn" quỹ đất trong năm 2025 đang diễn ra mạnh mẽ, nhiều tập đoàn lớn tích cực mở rộng và đầu tư vào các dự án chiến lược tại các khu vực trọng điểm.
Hà Nội có 8 dự án nhà ở xã hội, với hơn 1.500 căn hộ

Hà Nội có 8 dự án nhà ở xã hội, với hơn 1.500 căn hộ

Hà Nội vừa phê duyệt 8 dự án nhà ở xã hội, cung cấp hơn 1.500 căn hộ cho người dân. Các dự án này sẽ thúc đẩy thị trường nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng tăng
Triển vọng thị trường Bất Động Sản ven biển Bình Thuận 2025

Triển vọng thị trường Bất Động Sản ven biển Bình Thuận 2025

Thị trường bất động sản ven biển đang có dấu hiệu chững lại, tuy nhiên, theo chuyên gia bất động sản giai đoạn 2025-2026 sẽ là thời điểm thị trường này khởi sắc trở lại. Đây là cơ hội vàng cho Bình Thuận, một thị trường mới nổi đầy tiềm năng với lợi thế về du lịch.
Thị trường nhà kho, xưởng xây sẵn miền Bắc có tỷ lệ lấp đầy 88%

Thị trường nhà kho, xưởng xây sẵn miền Bắc có tỷ lệ lấp đầy 88%

Thị trường nhà kho và xưởng xây sẵn tại Việt Nam đã ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ với tỷ lệ lấp đầy cao và giá thuê tăng. Tuy nhiên, sự cạnh tranh cũng đang ngày càng gay gắt.