Thứ bảy 23/11/2024 15:39
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Chồng chéo luật làm khó nhà đầu tư

12/10/2020 00:00
Liên quan đến lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng, nhà ở hoặc thực hiện các dự án BT đến nay còn rất nhiều quy định pháp luật chồng chéo, bất cập, xung đột nhau, không những làm khó cho giới doanh nghiệp, nhà đầu tư, mà còn có thể gây thất thoát tài s

Chia sẻ với doanh nghiệp (DN) ở Tp.HCM mới đây để bàn về việc tháo gỡ khó khăn cho DN, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), bày tỏ sự băn khoăn khi càng tìm hiểu pháp luật về đầu tư, xây dựng, môi trường, đất đai thì càng cảm nhận sự e ngại vì “quá phức tạp, quá rối rắm và như một ma trận”.

Như một ma trận

“Hãy thử tìm hiểu xem, cũng là sự lặp lại từ các quy định của luật, của nghị định, rồi các thông tư, rồi là thông lệ áp dụng tại các địa phương... Sự chồng chéo giữa các luật không khác gì một đàn gà với một rổ trứng chứ không mạch lạc như một con gà với một quả trứng”, ông Tuấn bộc bạch.

Từ những chồng chéo về luật như thế mới thấy các DN phải rất “dũng cảm”, kiên nhẫn, rất am hiểu và nhiệt tình thì mới có thể theo đuổi các dự án đầu tư của mình. Đặc biệt là khi có những quy trình, thủ tục mà DN phải mất thời gian đến 4 - 5 năm.

Ông Đậu Anh Tuấn dẫn lại một khảo sát của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) từ năm 2016 mà cho đến nay vẫn không có sự thay đổi nhiều.

Theo đó, liên quan đến lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng, nhà ở có rất nhiều quy định pháp luật đang điều chỉnh, thống kê sơ bộ có tới 9 Luật là: Đầu tư, Đất đai, Xây dựng, Nhà ở, Bảo vệ môi trường, Quy hoạch đô thị, Kinh doanh bất động sản, Đấu thầu, Phòng cháy chữa cháy và hơn 20 thủ tục hành chính lớn, chưa kể vô số những thủ tục nhỏ khác.

Những Luật này mang tiếng là do Quốc hội ban hành, nhưng thực ra, như lưu ý của Gs. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT, là do một cơ quan Bộ chủ trì soạn thảo, và dưới Bộ là các cấp tổng cục phụ trách. Mà ở đó, tư duy, quan điểm, cách thức, cách nghĩ hoàn toàn khác biệt nhau.

Ông Võ cho rằng nên thay đổi cách thức xây dựng pháp luật, cần phải có sự tham gia của những tư duy ngoài khu vực nhà nước, của những chuyên gia. Hiện có thể thấy nhiều luật xây dựng thậm chí chi tiết pháp luật còn rất yếu.

“Chi tiết pháp luật còn rất yếu trong khi chúng ta lại có rất nhiều luật sư trong DN, của hội luật gia, của đoàn luật sư ở các tỉnh. Đấy chính là lực lượng có thể đưa ra những kiến thức pháp luật để chúng ta lấp kín được, không còn khoảng trống và làm cho các luật không xung đột”, ông Võ gợi ý.

Có thể nêu một trường hợp cụ thể như Nghị định 69/2019/NĐ-CP quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) có hiệu lực từ ngày 1/10/2019.

Chong-cheo-luat-lam-kho-nha-da-9847-9529
Chưa hết bất cập về luật trong thực hiện các dự án BT

Chưa hết bất cập

Kỳ vọng ban đầu của nghị định này là sẽ tạo khuôn khổ pháp luật để tiếp tục triển khai, thực hiện các dự án BT theo phương thức Nhà nước sử dụng tài sản công, trong đó có “quỹ đất, trụ sở làm việc”, để thanh toán cho nhà đầu tư.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu Nghị định 69/2019/NĐ-CP và đối chiếu với các quy định của Luật Đất đai; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Đấu thầu; Luật Đấu giá tài sản, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA), cho biết nội dung một số quy phạm pháp luật còn bất cập, chưa đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và có thể bị vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Nguyên nhân là chưa có khung pháp lý cụ thể để thực hiện quy định Nhà nước sử dụng “tiền thuộc ngân sách nhà nước” thanh toán dự án BT. Có sự thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ giữa quy định về khai thác “quỹ đất” để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng bằng phương thức đấu giá quyền sử dụng đất (theo Luật Đất đai) và quy định sử dụng “quỹ đất” để thanh toán dự án BT (theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công).

Theo ông Châu, bất cập của hệ thống pháp luật hiện nay là Luật Đấu thầu và Luật Đấu giá tài sản chưa có quy định các trường hợp vừa đấu thầu “mua” công trình BT, vừa đồng thời đấu thầu dự án có sử dụng đất (“bán” dự án khác). Hoặc trường hợp vừa đấu thầu “mua” công trình BT, vừa đồng thời đấu giá (“bán”) quỹ đất, trụ sở làm việc để lấy “tiền” thanh toán dự án BT.

“Pháp luật quản lý, sử dụng tài sản công quy định thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án BT, nhưng lại không quy định đồng thời thực hiện đấu giá “quỹ đất” hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất, mà lại sử dụng “quỹ đất” thanh toán dự án BT”, ông Châu lưu ý.

Có thể thấy, quy định này đã trái với quy định đấu giá đất, hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Đấu giá tài sản, Luật Nhà ở.

Với cách làm như vậy thực chất là chỉ định nhà đầu tư thực hiện “dự án khác” không qua đấu giá, đấu thầu, có thể dẫn đến làm thất thoát tài sản công và giảm nguồn thu ngân sách nhà nước.

Thế Vinh

Tin bài khác
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh  Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội lớn để phát triển kinh tế

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội lớn để phát triển kinh tế

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ông Trần Duy Đông, khẳng định chuyển đổi xanh là cơ hội quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường.
Dự thảo Luật quản lý vốn Nhà nước: Cải cách và tăng cường hiệu quả kinh tế

Dự thảo Luật quản lý vốn Nhà nước: Cải cách và tăng cường hiệu quả kinh tế

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp kỳ vọng tạo hành lang pháp lý ổn định, thúc đẩy hiệu quả quản lý và tối ưu hóa nguồn lực Nhà nước.
5 vấn đề cần thực hiện để vận hành được sàn giao dịch tín chỉ carbon

5 vấn đề cần thực hiện để vận hành được sàn giao dịch tín chỉ carbon

Thực hiện phát triển xanh, giảm phát thải khí nhà kính không chỉ là trách nhiệm mà là niềm tự hào của mỗi người, đi đầu phải là các doanh nghiệp, người dân.
Tăng thuế xe ô tô Pick-up: Cần phải lắng nghe y kiến người dân

Tăng thuế xe ô tô Pick-up: Cần phải lắng nghe y kiến người dân

Đề xuất tăng thuế đối với xe ô tô pick-up đang gây tranh cãi. Nhiều đại biểu cho rằng, quyết định này có thể ảnh hưởng đến người lao động, doanh nghiệp và thị trường ô tô trong nước.
Luật Thuế TNDN (sửa đổi): Đề nghị miễn thuế 2 năm cho doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh

Luật Thuế TNDN (sửa đổi): Đề nghị miễn thuế 2 năm cho doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh

Một nội dung hoàn toàn mới trong dự thảo luật là miễn thuế 2 năm cho doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh, theo Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long.
Sẽ áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với nước giải khát có đường?

Sẽ áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với nước giải khát có đường?

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã trình bày dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, trong đó đưa nước giải khát có đường vào danh mục chịu thuế 10%.
Khai trương Dự án thực hiện một số nội dung để xây dựng chính quyền số thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025

Khai trương Dự án thực hiện một số nội dung để xây dựng chính quyền số thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025

Ngày 21/11/2024, UBND TP. Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số - một trong những dự án quan trọng nhất, làm nền tảng thúc đột phá phát triển kinh tế số, xã hội số.
Kinh tế số Việt Nam là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Kinh tế số Việt Nam là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Đây là nhận định được đưa ra tại Diễn đàn Chuyển đổi số ngành Công Thương năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững” tổ chức ngày 21/11 tại Hà Nội.
Chủ tịch VINASME: Hợp tác Việt – Hàn tạo nền tảng bền vững cho doanh nghiệp

Chủ tịch VINASME: Hợp tác Việt – Hàn tạo nền tảng bền vững cho doanh nghiệp

Theo TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch VINASME, cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc tại Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc 2024 kỳ vọng mở ra nền tảng kết nối lâu dài và bền vững.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Hàn Quốc – Đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Hàn Quốc – Đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, Hàn Quốc là đối tác kinh tế chiến lược của Việt Nam, với các cam kết hợp tác bền vững trong các lĩnh vực công nghệ cao.
Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc 2024: Đẩy mạnh hợp tác bền vững

Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc 2024: Đẩy mạnh hợp tác bền vững

Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc 2024 với chủ đề “Niềm tin và hợp tác” tạo cơ hội quan trọng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của hai nước phát triển bền vững, mở rộng thị trường và gia tăng hợp tác đầu tư.
PGS. TS Hồ Sỹ Giao: Nên xem xét tái khởi động Dự án Khai thác và tyển quặng mỏ sắt Thạch Khê

PGS. TS Hồ Sỹ Giao: Nên xem xét tái khởi động Dự án Khai thác và tyển quặng mỏ sắt Thạch Khê

Trao đổi với phóng viên, PGS. TS Hồ Sỹ Giao- Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam cho biết, xét theo góc độ công nghệ - môi trường và thủ tục pháp lý, việc tái khởi động Dự án Khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê là đủ điều kiện.
Thanh Hóa: Định hướng phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại và công nghiệp hóa

Thanh Hóa: Định hướng phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại và công nghiệp hóa

Theo kế hoạch hành động về chiến lược phát triển trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, mục tiêu đến năm 2030 sẽ phát triển chăn nuôi toàn diện, theo hướng tập trung, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng khoa học và công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, bảo đảm an toàn sinh học, dịch bệnh, môi trường và an toàn thực phẩm.
Đầu tư đường sắt theo phương thức PPP là không khả thi

Đầu tư đường sắt theo phương thức PPP là không khả thi

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đã chia sẻ kết quả nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế từ 27 dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao theo phương thức PPP là không khả thi.
Doanh Nghiệp "hiến kế" đầu tư xây dựng dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Doanh Nghiệp "hiến kế" đầu tư xây dựng dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Các doanh nghiệp Việt chia sẻ chiến lược và đề xuất về cơ chế chính sách, cơ hội hợp tác quốc tế và năng lực để tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.