Thứ ba 01/07/2025 15:52
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Chiến lược giúp PayPal đứng vững trên thương trường: Mua, mua và mua

25/06/2021 10:09
Đại dịch dần được kiểm soát báo hiệu một làn sóng mua bán và sát nhập mới đang đến gần. Là gã khổng lồ thanh toán di động toàn cầu, PayPal hiện có tốc độ mở rộng đa dạng hóa đáng kinh ngạc.

Vào thời điểm các Chính phủ trên khắp thế giới ngày càng thắt chặt chống độc quyền, các đối thủ lớn như Google, Amazon, Facebook, Apple bị kìm hãm, tạo điều kiện ở một mức độ nhất định cho PayPal. Đồng thời, dịch bệnh đã đẩy nhanh sự phổ biến của hình thức thanh toán không tiếp xúc, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới khác nhau, làm nảy sinh nhu cầu chuyển đổi mô hình kinh doanh. Trong đó, sát nhập và mua lại (M&A) là một trong những cách nhanh nhất để thực hiện.

Dữ liệu mới nhất từ ​​JP Morgan Chase cho thấy, kể từ tháng 1 đến tháng 5 năm nay, các hoạt động M&A doanh nghiệp toàn cầu đã đạt mức cao kỷ lục. Nếu trước đây “mafia” PayPal đã tạo nên huyền thoại ở Thung lũng Silicon thì giờ là thời điểm hoàn hảo để mở rộng và bứt phá.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Happy Returns

Vào ngày 13 tháng 5, PayPal đã công bố mua lại Happy Returns, một công ty mới thành lập nổi tiếng về tối ưu hóa quy trình trả hàng cho người mua sắm tại các cửa hàng. Ngay từ năm 2019, khi PayPal đầu tư chiến lược 11 triệu đô la Mỹ vào Happy Returns, gã khổng lồ đã tính toán mô hình kinh doanh về lợi nhuận sau bán hàng của thương mại điện tử.

Dịch bệnh thúc đẩy sự phân chia và gia tăng số lượng người mua sắm trực tuyến ở thị trường Bắc Mỹ, dẫn đến lượng lớn nhu cầu đổi trả hàng. Ưu điểm của Happy Returns nằm ở mạng lưới hơn 2.600 cửa hàng trả hàng ngoại tuyến tại hơn 1.200 thành phố ở Hoa Kỳ, hợp tác với hàng trăm thương hiệu để người tiêu dùng có thể dễ dàng trả lại hoặc đổi các sản phẩm đã mua trực tuyến. Với sự hỗ trợ của PayPal, Happy Returns sẽ tập trung vào việc cải thiện nền tảng cung cấp dịch vụ trả hàng liền mạch, hiệu quả về chi phí và thân thiện với môi trường. Đối với PayPal, thương vụ mua lại này đánh dấu một bước tiến khác trong sự phát triển của công ty, mở rộng từ xử lý thanh toán sang mảng hậu mãi của thương mại điện tử.

Curv

Việc mua lại Curv, một công ty lưu ký tiền điện tử của Israel là một trong những hoạt động kinh doanh chính của PayPal trong nửa đầu năm nay. Hiện tại, thương vụ vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa, theo một người trong cuộc, giá mua không dưới 200 triệu USD.

PayPal không phải là người duy nhất “nhắm” đến Curv. Trước đây, Curv đã từ chối đề xuất mua lại bộ phận tiền điện tử Novi của Facebook. PayPal đã đàm phán với Curv gần một năm đồng thời ca ngợi kỹ thuật xuất sắc của doanh nghiệp này. PayPal tuyên bố rằng Curv sẽ giúp công ty "tăng tốc, mở rộng chương trình hỗ trợ tiền điện tử và tài sản kỹ thuật số".

Tất nhiên, với tư cách là một gã khổng lồ trong lĩnh vực thanh toán, mua lại Curv là một phần trong "tham vọng tiền điện tử" lớn hơn bao gồm hợp tác với ngân hàng trung ương để phát triển các loại tiền kỹ thuật số. Đồng thời, do Curv đã hợp tác với một số công ty nổi tiếng trong ngành công nghiệp tiền điện tử tập trung vào thị trường châu Âu, chẳng hạn như eToro và FalconX, sẽ gián tiếp hỗ trợ PayPal mở rộng hoạt động kinh doanh tiền điện tử ra ngoài Hoa Kỳ.

Thâm nhập thị trường Trung Quốc

Sau hơn mười năm im hơi lặng tiếng, PayPal chính thức dẫn đầu trào lưu doanh nghiệp nước ngoài tấn công thị trường Trung Quốc. Mục tiêu kinh doanh của PayPal là trở thành một ví siêu kỹ thuật số thâm nhập vào cuộc sống toàn diện của người dùng và là chuẩn mực cho thanh toán Alipay hoặc WeChat. Vào tháng 8 năm ngoái, PayPal cũng đã ra mắt chức năng tiêu dùng trả góp không lãi suất "mua trước, trả sau" tương tự như "Huabei", nhằm tham gia vào nhiều kịch bản tài chính tiêu dùng hơn.

Alipay, được thành lập muộn hơn 5 năm so với PayPal, từng được gọi là "China PayPal", nhưng quỹ đạo phát triển của cả hai rất khác nhau. PayPal vẫn tập trung vào thanh toán trực tuyến, nhưng Alipay trở thành một ứng dụng trải dài trên nhiều loại hình dịch vụ tài chính trong hơn một thập kỷ. Tuy nhiên, thị trường thanh toán Trung Quốc đã từ lâu đã bị kiểm soát bởi các công ty công nghệ tài chính như Ant Financial, liệu PayPal có thể thoát khỏi vòng vây hay không vẫn còn là ẩn số.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Honey

Thương vụ mua lại lớn nhất trong lịch sử của PayPal là công ty thương mại điện tử tư nhân Honey được công bố vào ngày 19 tháng 11 với giá 4 tỷ đô la Mỹ. Trước khi được PayPal mua lại, Honey sở hữu 17 triệu người dùng hoạt động hàng tháng và 30.000 nhà bán lẻ trực tuyến hợp tác.

Phía PayPal nhận xét: “Thỏa thuận này có tiềm năng thay đổi lớn đối với công ty. Chúng tôi tin rằng điều này sẽ cho phép PayPal kết nối với người dùng không chỉ trên trang thanh toán của các trang web thương mại điện tử mà sẽ cho phép chúng tôi tiến xa hơn trong lĩnh vực mua sắm”. Thực tế đã chứng minh rằng PayPal đã đi một nước cờ đúng đắn tiến sâu hơn vào lĩnh vực thương mại điện tử và cung cấp nhiều dịch vụ hơn cho người tiêu dùng và người bán.

iZettle

Trước khi mua lại Honey, vào tháng 5 năm 2018, PayPal đã mua lại công ty khởi nghiệp công nghệ tài chính của Thụy Điển iZettle với giá 2,2 tỷ USD, đây là quy mô mua lại lớn nhất vào thời điểm đó. Là công ty đầu tiên phát triển các giải pháp thương mại di động, iZettle cung cấp thanh toán qua điện thoại thông minh và các sản phẩm tài chính khác cho thị trường châu Âu và Mỹ Latinh. Thiết bị đầu cuối thẻ mới nhất ra mắt vào năm 2016 đã thay thế tất cả các đầu đọc thẻ ở châu Âu và trở thành công ty thanh toán di động đầu tiên ở Vương quốc Anh chấp nhận thanh toán không tiếp xúc.

Trước khi có thông báo chính thức về việc mua lại, iZettle từng lên kế hoạch ra mắt công chúng. Đồng sáng lập Jacob de Geer cho biết: "Vào cuối quá trình chuẩn bị IPO, PayPal đã liên hệ với chúng tôi và tỏ ra rất quan tâm đến iZeetle. Tham gia vào PayPal Group, chúng tôi sẽ có nguồn lực và động lực phát triển mạnh mẽ, dự kiến nhanh chóng hiện thực hóa tầm nhìn thị trường trước đó”. Đánh giá từ các vụ mua bán và sáp nhập khác nhau và sự phát triển của công ty trong hai năm qua, PayPal là một trong số ít công ty nhận thấy sự phát triển của thương mại điện tử mang lại lợi ích bền vững lâu dài trong thời kỳ đại dịch.

“Tái sinh hoặc chết”

Câu nói của nam ca sĩ Bob Dylan phù hợp với hành trình thăng trầm của PayPal trong hơn hai thập kỷ. PayPal hiện có 180 triệu người dùng tại Hoa Kỳ, hoàn toàn áp đảo bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào trong lĩnh vực thanh toán và có nhiều khả năng phát triển thành công ty lớn nhất trong thị trường thanh toán di động Hoa Kỳ. Sau khi Giám đốc điều hành hiện tại Dan Schulman nhậm chức vào năm 2015, ông đã từng bước chuyển đổi hoạt động kinh doanh của PayPal từ một công ty dẫn đầu về sản phẩm thành một công ty dựa trên nền tảng và tung ra một loạt các sản phẩm công nghệ tài chính hàng đầu trong ngành.

Đại dịch không chỉ mang lại sự thịnh vượng cho ngành thương mại điện tử mà còn cả các ngành cơ sở hạ tầng liên quan đến thương mại điện tử, chẳng hạn như thanh toán, trả hàng, hậu cần, v.v. PayPal đã đạt được mức tăng trưởng lịch sử vào năm 2020. Việc giới thiệu các tính năng mới không chỉ theo kịp tốc độ phát triển của thương mại điện tử mà còn đáp ứng nhu cầu về các công cụ chuyển tiền và thanh toán trực tuyến linh hoạt.

Ngày nay, PayPal không chỉ có dịch vụ hậu mãi của Happy Returns mà còn vận hành dịch vụ kỹ thuật số Honey, cũng như các giao dịch Discovery Vertical, Moneymo hay ứng dụng xử lý thanh toán Venmo. Ngoài ra, trong năm nay, PayPal đã thực hiện 18 thương vụ mua lại các công ty khởi nghiệp công nghệ tài chính. Mua lại luôn là yếu tố thúc đẩy cốt lõi cho việc mở rộng sản phẩm của PayPal. Gã khổng lồ đã tăng số lượng và chủng loại sản phẩm trên nền tảng thông qua thỏa thuận mua lại các startup chuyên nghiệp, tối đa hóa cơ hội đôi bên cùng có lợi.

TL

Tin bài khác
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys

Thông tư số 40/2025/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
CEO Success Partner Lê Nhật Trường Chinh: Động lực không đến từ cổ vũ mà từ môi trường nuôi dưỡng

CEO Success Partner Lê Nhật Trường Chinh: Động lực không đến từ cổ vũ mà từ môi trường nuôi dưỡng

CEO Success Partner Lê Nhật Trường Chinh chia sẻ quan điểm sâu sắc: Người lãnh đạo giỏi không tạo động lực bằng lời khen, mà bằng cách xây dựng môi trường giúp nhân viên tự khơi dậy nội lực.
Doanh nghiệp không cần điều chỉnh thông tin địa chỉ trên hóa đơn điện tử sau khi cập nhật địa giới hành chính

Doanh nghiệp không cần điều chỉnh thông tin địa chỉ trên hóa đơn điện tử sau khi cập nhật địa giới hành chính

Từ ngày 1/7, doanh nghiệp không cần thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay chỉnh sửa địa chỉ trên hóa đơn điện tử sau khi địa giới hành chính được cập nhật. Cơ quan thuế sẽ tự động đồng bộ dữ liệu, đảm bảo quyền lợi và tránh xử phạt.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cần thích ứng nhanh với thị trường phát thải

Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cần thích ứng nhanh với thị trường phát thải

Trong bối cảnh xu hướng giảm phát thải trở thành tiêu chuẩn bắt buộc tại nhiều thị trường xuất khẩu lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước buộc phải thay đổi nhanh mô hình sản xuất và quản trị carbon. Việc chậm thích ứng không chỉ khiến mất đơn hàng, mà còn đẩy doanh nghiệp ra khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu.
Doanh nghiệp ngành nhôm: "Nâng cấp" bản thân để tránh rủi ro xuất khẩu

Doanh nghiệp ngành nhôm: "Nâng cấp" bản thân để tránh rủi ro xuất khẩu

Trước xu hướng hội nhập đa phương và xu thế bảo hộ nền sản xuất của các quốc gia hiện nay, thời gian qua, ngành nhôm liên tiếp đối mặt với các cuộc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài, nhất là thị trường Mỹ
Doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam: Cùng nhận diện cơ hội và thách thức

Doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam: Cùng nhận diện cơ hội và thách thức

Nhằm tạo diễn đàn để cùng thảo luận tìm ra hướng đi mới cho ngành nhôm; đồng thời tạo kết nối cho các doanh nghiệp, sáng ngày 28/6, Hiệp hội Nhôm Việt Nam tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam 2025 với chủ đề “Nhận diện cơ hội và thách thức của ngành nhôm”.
Thuế - Trách nhiệm không thể bỏ qua trong kinh doanh số

Thuế - Trách nhiệm không thể bỏ qua trong kinh doanh số

Thương mại điện tử bùng nổ mở ra cơ hội kinh doanh chưa từng có, nhưng cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về tuân thủ nghĩa vụ thuế. Trong kỷ nguyên số, mọi hành vi né tránh nghĩa vụ tài chính với Nhà nước không chỉ gây thất thu ngân sách mà còn tạo ra sự bất bình đẳng trên thị trường.
Doanh nghiệp sử dụng năng lượng như thế nào giúp tiết kiệm và hiệu quả?

Doanh nghiệp sử dụng năng lượng như thế nào giúp tiết kiệm và hiệu quả?

Trong bối cảnh toàn cầu đang chuyển dịch mạnh mẽ sang mô hình phát triển xanh và bền vững, Việt Nam không đứng ngoài xu hướng đó. Góp phần vào thành quả đó có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp.
Ông Đinh Xuân Dương: "Doanh nghiệp Việt Nam không thua vì sản phẩm tệ, mà họ thua vì thị trường mất niềm tin"

Ông Đinh Xuân Dương: "Doanh nghiệp Việt Nam không thua vì sản phẩm tệ, mà họ thua vì thị trường mất niềm tin"

Khởi nghiệp tại Việt Nam đang chứng kiến một nghịch lý gai góc: Số lượng doanh nghiệp gia nhập và rút lui gần như tương đương. Dưới bề nổi của “làn sóng khởi nghiệp” là một mặt trận sinh tồn khốc liệt, nơi chỉ những ai đủ bản lĩnh kiểm soát chi phí và thích nghi mới trụ lại.
Vietnam Airlines "cất cánh" với lãi khủng 5.000 tỷ đồng

Vietnam Airlines "cất cánh" với lãi khủng 5.000 tỷ đồng

Hãng hàng không Vietnam Airlines bứt phá ngoạn mục nửa đầu 2025, ước lãi kỷ lục. Kế hoạch bay quốc tế mở rộng, đội tàu bay mới hứa hẹn tương lai sáng lạn.
CEO Jettainer: AI và vai trò không thể thay thế của con người trong quản lý ULD

CEO Jettainer: AI và vai trò không thể thay thế của con người trong quản lý ULD

Theo Tiến sĩ Jan-Wilhelm Breithaupt – Giám đốc điều hành Jettainer, giá trị cốt lõi của số hóa và trí tuệ nhân tạo (AI) không nằm ở việc loại bỏ con người khỏi quy trình, mà là cung cấp cho họ những công cụ sắc bén hơn và cái nhìn toàn diện hơn.
Gemadept sẽ mua vào cổ phiếu nếu thị giá dưới 1,5 lần giá sổ sách

Gemadept sẽ mua vào cổ phiếu nếu thị giá dưới 1,5 lần giá sổ sách

Lãnh đạo Gemadept cho biết có kế hoạch mua lại cổ phiếu công ty khi giá giảm xuống mức 1,5 lần giá trị sổ sách, đây là đảm bảo quyền lợi cho cổ đông.
Định vị gạo Việt trên bàn ăn thế giới: Doanh nghiệp là lực đẩy của thương hiệu quốc gia

Định vị gạo Việt trên bàn ăn thế giới: Doanh nghiệp là lực đẩy của thương hiệu quốc gia

Giữa những biến động khó lường của thị trường toàn cầu, ngành gạo Việt Nam vẫn giữ được nhịp tăng trưởng xuất khẩu ổn định, thậm chí đang vươn lên định vị mình ở phân khúc cao cấp. Phía sau kết quả ấy là nỗ lực bền bỉ của các doanh nghiệp, những người tiên phong trong việc thay đổi tư duy, nâng cấp chất lượng, xây dựng thương hiệu và đón đầu xu hướng “gạo xanh”.
Khởi nghiệp xanh lựa chọn của nhiều người trẻ

Khởi nghiệp xanh lựa chọn của nhiều người trẻ

Theo bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, khởi nghiệp xanh không chỉ là con đường khởi nghiệp, mà còn là cách để người trẻ phục hồi, tái tạo các giá trị văn hóa, nông nghiệp và môi trường bản địa.
Nhiều doanh nghiệp chấp nhận “hy sinh ngắn hạn” để khai mở lợi thế dài hạn với AI

Nhiều doanh nghiệp chấp nhận “hy sinh ngắn hạn” để khai mở lợi thế dài hạn với AI

Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang lựa chọn chiến lược đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI) bất chấp những rủi ro ngắn hạn về doanh thu, nhằm chuẩn bị nền tảng công nghệ vững chắc cho cuộc cạnh tranh dài hạn.