Thứ bảy 11/01/2025 06:50
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

‘Chiếc áo’ giãn thuế có quá chật?

12/10/2020 00:00
Không ít ý kiến cho rằng “chiếc áo” giãn thuế trong dự thảo Nghị định gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là quá chật trước nhiều lĩnh vực, ngành hàng bị thiệt hại, rất cần ngành thuế tính toán lại.

Mới đây, các tiểu thương ở 3 chợ lớn trên địa bàn quận 1, Tp.HCM là Bến Thành, Tân Định, Nguyễn Thái Bình đã đồng loạt gửi đơn kiến nghị giảm thuế đến Chi cục Thuế quận 1 với lý do là tình hình kinh doanh hiện nay quá ế ẩm trong mùa dịch.

Ai cũng chật vật!

Tương tự, hàng nghìn hộ kinh doanh tại chợ An Đông (quận 5) đã cùng nhau ký đơn xin giảm thuế vì doanh thu sụt giảm trầm trọng do dịch Covid-19.

gian-thue-cho-doanh-nghiep-9754-15844499
Gặp thiệt hại vì Covid-19, nhiều DN ký đơn xin gia hạn nộp thuế

Trong đơn xin giảm thuế, các tiểu thương cho biết từ sau Tết Nguyên đán đến nay, đa số các quầy sạp không bán được hàng hóa, mãi lực tại chợ gần như bằng 0. Vì vậy, tiểu thương mong được cơ quan thuế xem xét giảm 50% thuế hằng tháng trong thời gian từ 3 - 6 tháng tính từ tháng 2/2020.

Nhiều ý kiến cho rằng cần có những giải pháp cấp bách để hỗ trợ giới tiểu thương tại các chợ truyền thống đang gặp nhiều khó khăn trong thời điểm này và việc xem xét giảm thuế là vấn đề thiết thực.

Tuy nhiên, không chỉ riêng tình cảnh chật vật của các tiểu thương, việc giảm thuế cho các doanh nghiệp (DN) bị thiệt hại trong mùa dịch xem ra khó khả thi, bởi nguồn thu ngân sách năm 2020 chật vật không kém.

Trong khi đó, việc gia hạn nộp thuế cho những trường hợp sản xuất kinh doanh bị thiệt hại trong mùa dịch là điều mà phía cơ quan quản lý nhà nước đang hướng tới. Thế nhưng, đối tượng nào được hưởng chính sách gia hạn nộp thuế thì vẫn còn có không ít băn khoăn.

Ngày 17/3, góp ý với Bộ Tài chính về Dự thảo Nghị định gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có lưu ý ở Điều 1 của Dự thảo đã xác định 22 nhóm ngành kinh tế sẽ được hưởng chính sách gia hạn nộp thuế do chịu thiệt hại từ dịch bệnh Covid-19.

Theo VCCI, cần bổ sung một số nhóm đối tượng: các dịch vụ vui chơi, giải trí như thư viện, bảo tàng, chiếu phim, sân khấu, dịch vụ biểu diễn, khu vui chơi, khu bảo tồn, công viên, các dịch vụ thể thao (trừ các hoạt động sáng tác, xổ số, cá cược và đánh bạc).

Bên cạnh đó, cần bổ thêm nhóm lĩnh vực cho thuê mặt bằng, bất động sản thương mại, cho thuê sân khấu, hội trường, khu làm việc chung (co-working space). Hoặc như nhóm ngành dịch vụ giáo dục; và các dịch vụ phục vụ cá nhân khác có sự tiếp xúc trực tiếp như cắt tóc, làm đầu, gội đầu, massage, spa, cơ sở chăm sóc sức khoẻ, hoạt động trợ giúp xã hội; dịch vụ hôn lễ.

Cần “chiếc áo" rộng hơn

“Đây đều là các dịch vụ chịu sự tác động rất lớn của dịch bệnh Covid-19 và rất cần có sự giãn thuế của Nhà nước nhằm tránh cho DN gặp khó khăn về dòng tiền trong giai đoạn này”, VCCI nêu rõ.

Chẳng hạn như với lĩnh vực dịch vụ giáo dục hay ngành thiết bị giáo dục, chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng cho rằng đây là nhóm ngành chịu ảnh hưởng rất nặng nề do học sinh, sinh viên đang nghỉ học trong mùa dịch.

“Nhóm ngành này đang gặp “khủng hoảng thừa” với những sản phẩm, dịch vụ để phục vụ cho việc giáo dục nhưng lại chịu cảnh thiếu người mua, thiếu người sử dụng. Đã không có nguồn thu nhưng họ lại còn nặng gánh chi phí về mặt bằng, nhân sự…”, ông Dũng nói.

Vì thế, việc không có tên trong 22 nhóm ngành kinh tế sẽ được hưởng chính sách gia hạn nộp thuế sẽ là thiệt thòi lớn cho nhóm ngành dịch vụ giáo dục.

Ngoài ra, VCCI còn đề nghị cơ quan soạn thảo của Bộ Tài chính nghiên cứu quy định trường hợp DN không thuộc các ngành kinh tế trên, nhưng cũng phải chịu thiệt hại do các quyết định cách ly, phong toả, buộc dừng hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đó là các DN có trụ sở, địa điểm, cơ sở sản xuất kinh doanh nằm trong khu vực cách ly theo quyết định của cơ quan nhà nước, các DN có từ 20% số lao động trở lên thuộc diện cách ly bắt buộc.

Ví dụ trường hợp các DN tại khu công nghiệp Bình Xuyên bị thiếu lao động trong 21 ngày cách ly xã Sơn Lôi thuộc huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Hoặc là các trường hợp cách ly, phong toả, buộc đóng cửa, dừng hoạt động khác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Được biết, danh mục ngành kinh tế để gia hạn nộp thuế được xác định dựa theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 6/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Trong khi đó, theo Bộ Tài chính, số thu ngân sách nhà nước sẽ giảm khoảng 22.600 tỷ đồng khi gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5 tháng đối với số thuế GTGT phải nộp từ tháng 3-6/2020 (nộp thuế trong tháng 4-7). Trong đó, số thuế GTGT giãn của DN theo ngành kinh tế là 11.700 tỷ đồng; số thuế GTGT giãn của DN nhỏ và siêu nhỏ là 10.900 tỷ đồng.

Rõ ràng, việc giảm số thu ngân sách thời điểm này trong khi cần gia hạn nộp thuế cho các DN, nhóm ngành kinh tế bị thiệt hại là bài toán hóc búa với cơ quan quản lý thuế.

Thế nhưng, trước “chiếc áo” giãn thuế được cho là quá chật với nhiều lĩnh vực, ngành hàng bị thiệt hại vì dịch Covid-19, rất cần ngành thuế tính toán lại sao cho hợp lý với “chiếc áo” rộng hơn, là phương cách lâu dài để nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách.

Thế Vinh

Tin bài khác
Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 6 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á

Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 6 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á

Nền kinh tế Việt Nam 2024 bứt phá với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,09% vượt mục tiêu đề ra, tạo tiền đề quan trọng cho năm 2025 hướng tới mức tăng trưởng cao hơn.
Năm 2024, Việt Nam đã rót 664,8 triệu USD vốn đầu tư ra nước ngoài

Năm 2024, Việt Nam đã rót 664,8 triệu USD vốn đầu tư ra nước ngoài

Tính đến cuối năm 2024, Việt Nam đã có 1.825 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn hơn 22,59 tỷ , trong đó Lào nhận vốn đầu tư lớn nhất.
Bộ Tài chính đề xuất 5 hình thức xử lý nhà, đất công

Bộ Tài chính đề xuất 5 hình thức xử lý nhà, đất công

Bộ Tài chính đưa ra dự thảo Nghị định về xử lý tài sản công, đề xuất 5 hình thức sắp xếp nhà, đất, trong đó có các thay đổi quan trọng liên quan đến quản lý tài sản công.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam - Lào: Tăng trưởng hàng năm từ 10-15%

Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam - Lào: Tăng trưởng hàng năm từ 10-15%

Năm 2024, Lào đã xuất siêu sang Việt Nam 732,7 triệu USD. Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thông tin tại Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào năm 2025 diễn ra tại Thủ đô Vientine (Lào).
Những dấu ấn nổi bật trong năm 2024 của ngành Hải quan

Những dấu ấn nổi bật trong năm 2024 của ngành Hải quan

Năm 2024, ngành Hải quan không chỉ khẳng định vai trò quan trọng trong khu vực ASEAN mà còn ghi dấu ấn mạnh mẽ qua các thành tựu trong thu ngân sách, đấu tranh phòng chống tội phạm và phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp. Những nỗ lực này không chỉ góp phần nâng cao vị thế của ngành Hải quan trên trường quốc tế mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững trong nước.
UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 lên 7%

UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 lên 7%

Với những động lực mạnh mẽ được chuyển tiếp từ năm 2024, UOB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 7% trong năm 2025.
Dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 của Việt Nam sẽ đến từ đầu tư và sản xuất

Dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 của Việt Nam sẽ đến từ đầu tư và sản xuất

Tăng trưởng kinh tế năm 2025 được nhóm phân tích của SSI Research dự báo chủ yếu đến từ đầu tư và sản xuất, thay vì tiêu dùng trong ngắn hạn.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Chính sách tiền tệ và tài khóa phù hợp thúc đẩy tăng trưởng, ổn định

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Chính sách tiền tệ và tài khóa phù hợp thúc đẩy tăng trưởng, ổn định

Trong bối cảnh kinh tế quốc tế biến động, Chính phủ Việt Nam quyết định áp dụng chính sách tiền tệ linh hoạt kết hợp với chính sách tài khóa mở rộng có trọng tâm, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô.
Cao tốc Cà Mau - Đất Mũi: Động lực phát triển mới cho vùng cực Nam Tổ quốc

Cao tốc Cà Mau - Đất Mũi: Động lực phát triển mới cho vùng cực Nam Tổ quốc

Trong một bước tiến quan trọng nhằm củng cố hệ thống giao thông đường bộ quốc gia, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 12/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường bộ giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn tới năm 2050. Điểm nổi bật của quyết định này là việc bổ sung tuyến cao tốc Cà Mau - Đất Mũi, mở ra cơ hội phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực cực Nam của Việt Nam.
Mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025: Thách thức lớn nhưng khả thi

Mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025: Thách thức lớn nhưng khả thi

Chiều ngày 8/1/2025, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 12/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm đã trả lời các câu hỏi của báo chí về triển vọng và mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Chủ tịch Vinasme: Diễn đàn Kinh tế 2025 mang lại giải pháp đột phá

Chủ tịch Vinasme: Diễn đàn Kinh tế 2025 mang lại giải pháp đột phá

TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (Vinasme) cho rằng, diễn đàn Kinh tế Việt Nam mùa Xuân 2025 đã thành công với nhiều giải pháp đột phá từ các chuyên gia, giúp Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới, với mục tiêu tăng trưởng bền vững.
Bộ Tài Chính xem xét nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân

Bộ Tài Chính xem xét nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân

Bộ Tài chính có thể đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10 nếu CPI tăng trên 20%, giúp giảm áp lực cho người nộp thuế trong năm 2025.
Đề xuất mới từ Bộ Công Thương: Rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện từ 3 tháng còn 2 tháng/lần

Đề xuất mới từ Bộ Công Thương: Rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện từ 3 tháng còn 2 tháng/lần

Bộ Công Thương vừa công bố dự thảo về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện nhằm triển khai thi hành Luật Điện lực, với điểm nổi bật là giảm chu kỳ điều chỉnh giá từ 3 tháng xuống còn 2 tháng. Đây là bước tiến mới hướng tới việc điều tiết giá điện linh hoạt hơn, đảm bảo tính thị trường và công bằng giữa các đối tượng chịu tác động.
Bộ Tài chính cần sớm hoàn thuế để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo

Bộ Tài chính cần sớm hoàn thuế để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo

Đây là thông tin ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đưa ra tại họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương diễn ra chiều 7/1.
Ngành công nghiệp tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2020

Ngành công nghiệp tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2020

Tại họp báo thường kỳ quý IV/2024 do Bộ Công Thương tổ chức ngày 7/1 tại Hà Nội, bà Mai Thu Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, cho biết chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 8,4%, mức cao nhất kể từ năm 2020.