Chỉ đạo 'nóng' của Chính phủ để gỡ ‘thẻ vàng’ thủy sản
- 25
- Chính sách với doanh nghiệp
- 09:21 12/07/2019
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo quốc gia về khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU).
Thông báo kết luận nêu rõ, ngay sau khi thủy sản xuất khẩu vào thị trường EU bị áp dụng biện pháp ‘thẻ vàng”, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo quyết liệt nhằm sớm gỡ bỏ “thẻ vàng”. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian qua, các bộ, ban, ngành và UBND 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển đã có nhiều nỗ lực trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện, nhất là tập trung vào các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) về chống khai thác IUU. Đến nay, đã đạt được một số kết quả bước đầu đáng ghi nhận như đã hoàn thành xây dựng khung pháp lý để quản lý, phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững, có trách nhiệm và hội nhập quốc tế; đã ngăn chặn và chấm dứt hoàn toàn tình trạng tàu cá, ngư dân ta xâm phạm và khai thác hải sản trái phép ở vùng biển các nước quốc đảo Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, dù đạt được một số kết quả bước đầu đáng ghi nhận, công tác chống khai thác IUU vẫn chưa đạt yêu cầu theo các khuyến nghị của EC, chưa tạo ra được những chuyển biến mạnh mẽ. Nhiều bất cập vẫn đang tồn tại, chưa được xử lý dứt điểm, sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan chưa thật sự chặt chẽ; nguồn lực (nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất) còn rất hạn chế...
Để tháo gỡ các bất cập đồng thời đáp ứng đầy đủ các khuyến nghị của phía EC nhằm sớm tháo gỡ “thẻ vàng”, Phó Thủ tướng yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU là lãnh đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các bộ, ban, ngành liên quan và đặc biệt là UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển cần xác định nhiệm vụ chống khai thác IUU là nhiệm vụ quan trọng, hàng đầu.

Cần chấm dứt khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. Ảnh minh họa.
Về kiểm soát tàu cá vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài, Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tham mưu, tổ chức buổi làm việc giữa Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU và Bộ Quốc phòng để thống nhất giải pháp ngăn chặn, chấm dứt tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.
Bộ Quốc phòng chủ trì và phối hợp với UBND 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển ngăn chặn, chấm dứt tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. Chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm soát chặt chẽ tàu cá khi xuất bến, nhập bến; tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm khai thác IUU; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ tại Văn phòng thanh tra, kiểm soát nghề cá tại cảng cá.
Bộ Công an điều tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam khai thác hải sản trái phép tại vùng biển nước ngoài; tổ chức, cá nhân sử dụng biển số giả, sơn tàu cá giống tàu cá nước sở tại để đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài; khởi tố hình sự một số vụ việc điển hình để răn đe.
Về triển khai hệ thống theo dõi, giám sát và kiểm soát tàu cá hoạt động trên biển, Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính chịu trách nhiệm bố trí kinh phí thuê hạ tầng thông tin phục vụ giám sát hành trình tàu cá, hoàn thành trong tháng 7/2019. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc, Bộ Tài chính phải chủ động hướng dẫn và cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tháo gỡ ngay, không để ảnh hưởng đến tiến độ lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho ngư dân đã được pháp luật quy định.
Bộ Thông tin và Truyền thông chủ động hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong việc triển khai hạ tầng thông tin phục vụ giám sát tàu cá, Dự án Thông tin nghề cá giai đoạn II; phối hợp trong việc lựa chọn, đánh giá các đơn vị tư vấn kỹ thuật, cung cấp thiết bị giám sát hành trình tàu cá theo quy định. Tiếp tục giao và chỉ đạo Tập đoàn viễn thông Việt Nam (VNPT) phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Tổng cục Thủy sản) triển khai thí điểm hệ thống VNPT-VSS.
Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển tăng cường chỉ đạo, tổ chức lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá theo quy định.
Nam Dương
Bài liên quan
- Ngân hàng đứng trước áp lực nợ xấu khi Thông tư 14 hết hiệu lực
- Bộ Xây dựng: Công bố thông tin nhà ở, thị trường bất động sản hàng quý
- NHNN: Mục tiêu 65-70% người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản ngân hàng
- Việt Nam sẽ phải xóa bỏ thuế nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu trong ASEAN
- Tại sao tiếp thị bằng mùi hương lại phổ biến tại các khách sạn và cửa hàng ở Singapore
- Quy định về hình thức và phương thức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ
- UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 lên 7,04%
- Những điều cần biết về mũi tiêm tăng cường ngăn chặn biến thể Omicron
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến góp ý về đấu thầu chọn nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf
- Tỷ lệ lạm phát Indonesia tăng lên mức cao nhất trong 5 năm
- Tiến độ triển khai hệ thống thu phí không dừng: Vẫn chưa hết nóng!
- Doanh nghiệp nhỏ là nền tảng của các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á
- Bảo quản sữa tươi, sữa chua đúng cách – Điều đơn giản nhưng nhiều người bỏ qua
- Giải thưởng Chất lượng quốc tế vinh danh nhà sản xuất sữa tươi sạch từ đồng đất Việt
- Khẩn trương tổ chức đấu thầu tập trung thuốc ở Trung ương
- Quy định mới về lộ trình lựa chọn nhà thầu tham gia mua sắm thuốc
- Sẽ xử lý các cá nhân, đơn vị không hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công
- "Phản pháo" về nghi vấn "làm đẹp" số liệu chỉ số CPI
- Ngành hàng không Việt Nam có tốc độ phục hồi trong top 10 các thị trường hàng không trên thế giới
- Hàng tồn kho sản xuất đạt kỷ lục 1,8 tỷ đô la trên toàn thế giới
#thủy sản

Tín hiệu tích cực từ chăn nuôi, thủy sản, lâm sản
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2022 dự báo tăng trưởng khoảng 3 - 3,6%, thấp hơn so với kỳ vọng ban đầu.

GDP quý II/2022 tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,02%, đóng góp 4,56% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,87%, đóng góp 46,85%

Năm vượt khó của ngành thủy sản
Kết thúc một năm đầy sóng gió, ngành thủy sản Việt Nam đã có cho mình những bài học, kinh nghiệm vượt khó, kỳ vọng về một năm mới thuận lợi hơn, khởi sắc hơn.

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản Đài Loan có xu hướng tăng lên
Kim ngạch nhập khẩu của thị trường này khá lớn, đạt gần 667,9 triệu USD chỉ trong nửa đầu năm 2021.

Xuất xứ hàng hoá - rào cản lớn đối với thuỷ sản xuất vào EU theo EVFTA
Tiêu chí xuất xứ thuần túy đối với thủy sản trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đang là thách thức đáng kể đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Chiến lược thủy sản tập trung trí tuệ các vùng miền
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã kí Quyết định số 339/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Đọc thêm Chính sách với doanh nghiệp
Vĩnh Phúc: Sớm triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%
Nhằm giúp doanh nghiệp khắc phục khó khăn, giảm bớt chi phí đầu tư và thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến toàn ngành triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ gói 40.000 tỉ đồng thuộc ngân sách nhà nước (theo Nghị định 31/2022 của Chính phủ).
Điều chỉnh mức thu loạt loại phí, lệ phí
Các khoản lệ phí này được giảm từ 10 - 50% so với quy trước đó, áp dụng đến hết ngày 30/6/2022. Sang đến ngày 01/7/2022, 37 khoản phí, lệ phí này sẽ trở lại mức thu theo quy định trước đó.
Phát hành tem điện tử cho rượu và thuốc lá
Tổng cục Thuế hướng dẫn thông báo phát hành tem điện tử rượu, thuốc lá sản xuất để tiêu thụ trong nước.
Đấu giá biển số xe ô tô: Chỉ thí điểm đấu giá với biển số nền trắng
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu đã chủ trì cuộc họp Hội đồng thẩm định đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá.
Quy định về hình thức và phương thức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ
Trạm thu phí đường bộ là phải đặt trong phạm vi của dự án; phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư hoặc trong Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ...
Xây dựng chính sách về xuất xứ hàng hóa nhằm tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp
Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đang tiếp tục nghiên cứu chính sách về quản lý xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để sửa đổi phù hợp với thực tiễn.
Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động xây dựng là bao nhiêu?
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 38/2022/TT-BTC quy định cụ thể về mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép hoạt động xây dựng, lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến góp ý về đấu thầu chọn nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân về dự thảo thông tư hướng dẫn đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf.
Bến Tre: Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh
Theo kết quả công bố Chỉ số PCI năm 2021 của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI Việt Nam), điểm số PCI của Bến Tre năm 2021 đạt 66,34 điểm (giảm 2,74 điểm so với năm 2020) và giảm 10 bậc so với năm 2020, xếp thứ hạng 18/63 tỉnh, thành phố; xếp vị trí thứ 5/13 tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quảng Ninh, Hải Phòng, Đồng Tháp tiếp tục giữ vững 3 vị trí đầu tiên cả nước. Việc tụt hạng, giảm điểm ở cả 10 chỉ số thành phần cho thấy Bến Tre còn rất nhiều vấn đề cần phải cải thiện.
Giảm thuế BVMT xăng dầu: Người dân, doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi trực tiếp
Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn.