Cảnh báo trước cơn bão Molave
- Chúng tôi nghĩ
- 11:13 27/10/2020
DNHN - Trước cơn bão số 9 có tên quốc tế là Molave sắp đổ bộ vào nước ta, sáng 26/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp trực tuyến chỉ đạo ứng phó bão và kiểm tra chỉ đạo ứng phó bão tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn. Phát biểu ý kiến chỉ đạo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, tất cả các cơ quan, địa phương đều phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân để hạn chế thiệt hại.
Trước cơn bão số 9 có tên quốc tế là Molave sắp đổ bộ vào nước ta, sáng 26-10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp trực tuyến chỉ đạo ứng phó bão và kiểm tra chỉ đạo ứng phó bão tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn. Phát biểu ý kiến chỉ đạo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, tất cả các cơ quan, địa phương đều phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân để hạn chế thiệt hại. Từ dự báo, chúng ta đề cao cảnh giác, có biện pháp phòng chống, ứng phó chủ động trước khi bão đến mà chúng ta xác định vùng ảnh hưởng từ nam Nghệ An đến Khánh Hòa...
Ảnh họp trực tuyến Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ứng phó bão ngày 26/10/2020.
Không chỉ trước cơn bão số 9 này mà trước đây, Thủ tướng Chính phủ luôn chỉ đạo sát sao việc ứng phó trước diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt coi trọng việc phòng chống hiểm họa của thiên thông qua tác dự báo thời tiết.
Thế nhưng, cần phải thẳng thắn với nhau rằng, lâu nay, tại một số ngành, một số địa phương, việc tổ chức phòng chống thiên tai còn nặng hình thức; chỉ đạo chưa quyết liệt; thiếu kiểm tra, đôn đốc việc phòng chống nguy cơ hiểm họa của thiên nhiên. Chỉ khi thiên tai xảy ra, gây thiệt hại khôn lường, lược lượng cứu hộ mới ứng cứu, giải quyết hậu quả.
Rồi đây, công tác phòng chống, khắc phục thiên tai sẽ được các ngành, các cấp tổng kết, rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, trước sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng về ứng phó với cơn bão số 9, chúng tôi đã tiếp xúc với một số nhà chuyên môn, tổng hợp nêu một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế của công tác cảnh báo thiên tai như sau:
Trước hết, do mạng lưới trạm quan trắc còn thiếu, độ chính xác chưa cao và một số nguyên nhân khác nên lâu nay, các bản tin dự báo thời tiết chưa chi tiết, chưa cụ thể; chưa đáp ứng yêu cầu độ tin cậy trong cảnh báo về thời gian, khu vực ảnh hưởng…; đặc biệt là dự báo về cường độ mưa lớn, lũ quét, ngập lụt. Thực tế này phần nào khiến cho địa phương bị động trong phòng chống, giảm rủi ro thiên tai.
Một nguyên nhân quan trọng nữa đó là hiện nay chúng ta chưa có bản đồ quy mô Quốc gia về tai biến Địa chất, từ đó đưa ra các vị trí cảnh báo cho vùng đó. Lẽ ra, chúng ta cần có bản Quy phạm về ứng phó thiên tai hoàn chỉnh, chi tiết, có tính chất định lượng theo từng cấp độ bão, cấp báo động lũ, cấp dự báo cháy rừng, v.v. Theo mỗi cấp độ, địa phương và ban ngành phải ứng phó ra sao? Cấp càng cao thì càng cần đến Ủy ban ứng phó ở cấp cao hơn...
Bên cạnh đó, một số địa phương chỉ đạo chưa quyết liệt; thiếu kiểm tra, đôn đốc việc phòng chống nguy cơ hiểm họa của thiên nhiên. Tại cuộc họp trực tuyến sáng 26/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo: “Phải bảo đảm an toàn cho người dân, cả trên tàu, trên lồng bè. Cứu người là quan trọng nhất, cho nên, tất cả các giải pháp có thể được, kêu gọi tàu bè, di dời dân cũng như khi tàu vào rồi thì cương quyết đưa ngư dân lên bờ, ngư dân trên lồng bè phải lên bờ. Đây là kinh nghiệm khi trước đây, đã vào trú tránh gần bờ nhưng vẫn xảy ra sự cố mất an toàn. Vì những con tôm hùm, lồng bè cá mà người chủ giữ ngư dân lại, không cho lên bờ, trách nhiệm đó phải xử lý nghiêm. Cho nên, tàu thuyền phải vào bờ sớm, neo đậu tránh va đập. Đi liền với đó, chủ động sơ tán dân ở vùng thấp, ven biển bởi có nhận định, vùng ven biển có sóng lớn. Các địa phương đều phải có phương án di dời dân một cách phù hợp, không để ảnh hưởng tính mạng người dân sống ven biển”.
Đây là sự chỉ đạo vô cũng sát sao của người đứng đầu Chính phủ. Thế nhưng, lâu nay, trước hiểm họa của thiên nhiên, mặc dù Thủ tướng đã phát đi công điện tới các ngành, các cấp chỉ đạo phòng chống nhưng có nơi, chính quyền dường như bất lực trước sự chây ì của người dân. Một số ngư dân tiếc con tôm con cá, vẫn bám biến mà chính quyền không có biện pháp mạnh để xử lí. Nhiều hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở núi, chính quyền địa phương vẫn không biết, hoặc biết nhưng không có biện pháp mạnh để buộc dân đi sở tán, dẫn đến tại họa khôn lường.v.v.
Một cơ bão có cường độ lớn lại sắp đổ bộ vào nước ta. Hi vọng rằng, các cấp, các ngành và người dân trong vùng ảnh hưởng của cơn bão sẽ chấp hành nghiêm túc hơn sự chỉ đạo của Thủ tướng và chắc chắn sẽ giảm thiểu thiệt hại do cơn bão số 9 gây ra.
Cao Thâm
Tin liên quan
Đọc thêm Chúng tôi nghĩ
Du lịch băng tuyết, tiềm năng cần được đánh thức
Những ngày này, tại rất nhiều địa phương ở phía bắc nước ta như đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Sa Pa, đèo Ô Quy Hồ (Lào Cai)… có băng tuyết. Hiện tượng này đang ngày càng trở thành một quy luật, cứ “đến hẹn lại lên”.
Người tài ở đâu?
Sau một thời gian ấp ủ, mở đầu năm 2021, Bộ Nội vụ đã đưa ra lấy ý kiến góp ý về Dự thảo chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài, với mục tiêu từ năm 2026 đến năm 2030, có ít nhất từ 2 đến 5% lãnh đạo cấp bộ là “nhân tài”.
Lại chuyện "hành" doanh nghiệp
Chờ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có nghĩa là doanh nghiệp đã hoàn tất các thủ tục thuê đất. Vậy một tấm giấy chứng nhận, có gì là khó ? Cùng lắm thì chỉ mất vài ngày là xong. Tại sao lại mất đến chừng ấy thời gian?
Nghệ An: Khai tử một chỉ thị đã có tuổi thọ 4 năm
Sau hơn 4 năm thực hiện, Chỉ thị 18/CT-UBND của UBND tỉnh Nghệ An đã phát lộ nhiều bất cập nên UBND tỉnh Nghệ an đã cho khai tử chỉ thị này.
Thưởng Tết và kích cầu tiêu dùng
Với những điểm mới trong Bộ luật Lao động, 2019 về thưởng Tết, hi vọng, đây là dịp để các doanh nghiệp không chỉ tri ân với người lao động, đảm bảo sự công bằng mà còn là cơ hội để kích cầu tiêu dùng, quảng bá thương hiệu hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp đến đông đảo người tiêu dùng.
Chống phá rừng và những vấn đề đặt ra ở Đắk Lắk: Nhìn từ các doanh nghiệp Lâm nghiệp
Nhiều năm qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng, ngăn chặn nạn phá rừng, lấn chiếm đất rừng luôn là vấn đề nóng bỏng ở các tỉnh Tây Nguyên, trong đó có Đắk Lắk. Mặc dù luôn có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân, nhưng tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép vẫn không được ngăn chặn hiệu quả. Diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh ngày càng suy giảm, gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường và kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Những vấn đề đó cần phải được nhìn nhận một cách đầy đủ, khách quan, trung thực trên cơ sở cần có những nghiên cứu, đánh giá của các cấp, các ngành và các cơ quan hữu quan, đồng thời phải có những giải pháp đồng bộ và quyết liệt được đề ra và triển khai thực hiện triệt để giữ rừng, tái sinh rừng, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái cũng như bảo đảm sự bình yên cho cuộc sống.
Tiếc cho thương hiệu" gạo Việt Nam ngon nhất thế giới"
Mới đây, báo đài đưa tin, Hiệp hội Lương thực VN (VFA) tiếp tục đưa gạo ST25 đi thi World's Best Rice tại Mỹ, nhưng chỉ đoạt giải giải Nhì- Giải nhất thuộc về gạo Hom Mali của Thái Lan! Bỗng nhiên tôi nghĩ, vì sao VFA lại tiếp tục đưa ST25 đi dự thi? Việc làm này khác nào đương kim Hoa hậu tiếp tục đi thi Hoa hậu rồi mất ngôi vương miện, thành Á hậu!...
Hình ảnh mất mỹ quan của Thủ đô
Hình ảnh “Chị lao công” và “Tiếng chổi tre” (tên bài thơ của Tố Hữu) “Như sắt/Như đồng/Chị lao công/Đêm đông/Quét rác...” đã đi vào văn chương, nhạc họa với vẻ đẹp bình dị và bất tử. Nhưng, khi tiếp xúc với họ, nghe họ kể về công việc, về chế độ đãi ngộ...mới thấy nỗi cơ cực của nghề này; mới hiểu, vì sao vừa rồi hàng loạt công nhân vệ sinh môi trường ở Hà Nội “đình công”, rác thải ngập ngụa bên các đường phố rợp bóng cây - một hình ảnh mất mỹ quan của Thủ đô.
Khi cấp trên không nghe cấp dưới tham mưu...
Mặc dù cấp dưới (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) đã đề nghị cấp trên” (Bộ Giao thông Vận tải) không nên tách Luật Giao thông Đường bộ thành 2 dự án luật, nhưng cấp trên vẫn phớt lờ ý kiến của cơ quan tham mưu của mình. Kết quả là, tại Kì họp thứ 10 vừa rồi, Quốc hội không đồng ý tách Luật Giao thông Đường bộ thành 2 luật.
Quỹ hỗ trợ sáng tác văn học không phải là “miếng bánh”!...
Từ năm 1995 đến nay, hàng năm, Nhà nước đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng hỗ trợ cho các văn nghệ sĩ thuộc các hội VHNT từ Trung ương tới các Hội VHNT địa phương; trong đó có Hội Nhà văn Việt Nam. Tuy nhiên, lâu nay, hiệu quả sử dụng kinh phí hỗ trợ sáng tác chưa cao. Hi vọng rằng, Đại hội đại biểu Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ 2020 – 2025 diễn ra trong tháng 11 này sẽ đề ra phương hướng nâng cao chất lượng sáng tạo văn học, trong đó, phát huy hiệu quả nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước.