Bài liên quan |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cảnh báo hành vi mạo danh phát tán đường link chứa mã độc |
5 nhóm mã độc mã hóa dữ liệu, đánh cắp thông tin đang "càn quét" Việt Nam |
An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã phát hiện các đối tượng có hành vi mua bán phần mềm mã độc sử dụng để tấn công mạng. Cụ thể, lực lượng chức năng cho biết, các đối tượng đã biết cách thức vận hành mã độc và tiến hành đặt mua mã độc từ nước ngoài về, sau đó các đối tượng sẽ tìm cách móc nối rồi bán cho khách có yêu cầu.
Đối tượng sử dụng các tài khoản Facebook, Telegram để bán mã độc cho các đối tượng khác nhằm đánh cắp thông tin từ máy tính của người dùng. Mã độc do đối tượng cung cấp có các tính năng vô cùng nguy hiểm như lấy thông tin của máy, hệ điều hành của máy; lấy thẻ tín dụng, ví điện tử, visa của nạn nhân; xem lịch sử web, lịch sử download của nạn nhân; xem ảnh chụp màn hình thiết bị của nạn nhân; lấy cookie facebook/All cookie mạng xã hội; lấy tài khoản mật khẩu full trình duyệt; Bypass window defender, virus total. Các mã độc này rất khó gỡ ra khỏi thiết bị, có khả năng chống máy ảo và tự động thêm vào hệ điều hành khi máy khởi động và nhiều chức năng nguy hiểm khác.
Cảnh báo mã độc chiếm đoạt thẻ tín dụng, ví điện tử, visa. |
Ngoài việc mua bán mã độc, các đối tượng còn tải các dữ liệu của các website bị lộ thông tin tài khoản quản trị được chia sẻ miễn phí trên các trạng mạng xã hội Telegram về máy. Sau đó, mua phần mềm có tính năng lọc, trích xuất dữ liệu rồi bán lại cho người khác để thu lợi. Sau khi có tên đăng nhập, mật khẩu tài khoản quản trị của các website, các đối tượng sẽ xâm nhập trái phép vào website của các cơ quan, tổ chức chiếm quyền điều khiển, chỉnh sửa, giao diện, nội dung nhằm nhiều mục đích khác nhau.
Đây là một hình thức phạm tội mới, các đối tượng phạm tội có kỹ năng, công cụ, phương tiện công nghệ thông tin ở trình độ cao. Do vậy, đấu tranh với các đối tượng phạm tội trong lĩnh vực này, các đơn vị chức năng đã gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ dữ liệu điện tử...
Để tự bảo vệ mình thì người dùng Internet, mạng máy tính cần phải luôn cảnh giác khi cài đặt ứng dụng, phần mềm mới trên điện thoại, máy tính của mình, tuyệt đối không cài các ứng dụng, phần mềm từ nguồn không tin cậy. Bên cạnh đó, nên cài đặt các phần mềm diệt virus để bảo vệ thiết bị khỏi mã độc, sử dụng các phần mềm chính hãng, có bản quyền, không nên sử dụng các bản phần mềm “bẻ khóa” vì thường tin tặc sẽ cài cắm mã độc bên trong. Sử dụng xác thực 2 yếu tố cho các tài khoản mạng xã hội, tài khoản ngân hàng và các ứng dụng quan trọng khác. Ngoài ra, người dùng nên sử dụng các công cụ quản lý mật khẩu để tạo và lưu trữ mật khẩu mạnh, tránh sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản khác nhau. Đồng thời định kỳ kiểm tra, thay đổi mật khẩu, không nên lưu thông tin đăng nhập trên trình duyệt web vì mã độc thường tập trung đánh cắp các thông tin này.