Thứ ba 01/07/2025 20:46
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Cần phải xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa hiện hành chủ yếu mới đưa ra các nguyên tắc chung, được ban hành vào năm 2007 khi Việt Nam vừa gia nhập WTO, chưa hoàn toàn đảm bảo tính đồng bộ với những cam kết quốc tế hiện nay.
Bài liên quan
Yên Bái: Các Hợp tác xã chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu
VASEP góp ý dự thảo Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa

Sáng 10/3, tại phiên họp thứ 43, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định, việc sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là cần thiết trước những yêu cầu mới từ thực tiễn và hội nhập quốc tế. Việt Nam đang trải qua quá trình mở cửa và hội nhập sau rộng, khi các doanh nghiệp xuất khẩu ngày càng đối diện với những quy định nghiêm ngặt tại các thị trường quốc tế.

Với chủ trương thúc đẩy doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, nhu cầu đổi mới sáng tạo và tiếp cận Cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng tăng. Việc phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia và đổi mới mô hình quản lý khoa học công nghệ trở thành những yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo sản phẩm và hàng hóa Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, góp phần vào tăng trưởng kinh tế.

Cần phải xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Cần phải xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Trong bối cảnh Việt Nam đã ký kết 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, bao gồm CPTPP, EVFTA và RCEP, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa cần được cập nhật để đáp ứng các cam kết quốc tế mới. Các FTA thế hệ mới bao gồm những quy định về hàng rào kỹ thuật, kiểm tra hậu kiểm, đánh giá sự phù hợp và cơ chế thừa nhận lẫn nhau, cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia vào các hoạt động đánh giá sự phù hợp tại Việt Nam.

Tuy nhiên, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa hiện hành chủ yếu mới đưa ra các nguyên tắc chung, được ban hành vào năm 2007 khi Việt Nam vừa gia nhập WTO, chưa hoàn toàn đảm bảo tính đồng bộ với những cam kết quốc tế hiện nay.

Do đó, việc sửa đổi Luật nhằm nâng cao tính linh hoạt, bảo đảm tính đồng bộ giữa pháp luật quốc gia và các cam kết quốc tế là một bước đi cần thiết. Việc cập nhật các quy định về kiểm tra, giám sát thị trường và đánh giá sự phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tăng tính cạnh tranh, hỗ trợ việc xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng và phù hợp với xu hướng toàn cầu.

Về cơ bản, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa vẫn giữ nguyên phạm vi điều chỉnh của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 như sau: Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa; quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Sau khi sửa đổi, bổ sung thì Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa có 6 chương và 66 điều. Nội dung cơ bản của dự án Luật gồm: Nội dung sửa đổi, bổ sung các điều, khoản tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa để thể chế hóa thực hiện Chính sách 1 “Đổi mới việc xác định sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) và hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa” trong hồ sơ đề nghị xây dựng luật đã được Quốc hội thông qua.

Nội dung sửa đổi, bổ sung các điều, khoản tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa để thể chế hóa thực hiện Chính sách 2 “Ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa” trong hồ sơ đề nghị xây dựng luật đã được Quốc hội thông qua:

Nội dung sửa đổi, bổ sung các điều, khoản tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa để thể chế hóa thực hiện Chính sách 3 “Phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế” trong hồ sơ đề nghị xây dựng luật đã được Quốc hội thông qua.

Nội dung sửa đổi, bổ sung các điều, khoản tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa để thể chế hóa thực hiện Chính sách 4 “Tăng cường tính hiệu quả của hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đẩy mạnh phân công, phân cấp quản lý để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay” trong hồ sơ đề nghị xây dựng luật đã được Quốc hội thông qua.

Tin bài khác
Từ ngày 1/7/2025, nhiều chính sách mới liên quan đến đời sống người dân có hiệu lực

Từ ngày 1/7/2025, nhiều chính sách mới liên quan đến đời sống người dân có hiệu lực

Hôm nay (ngày 1/7), nhiều chính sách mới liên quan thiết thực đến đời sống người dân bắt đầu có hiệu lực.
Nhìn lại vụ triệt phá cơ sở sản xuất, tiêu thụ mỹ phẩm giả tại Triệu Sơn (Thanh Hóa)

Nhìn lại vụ triệt phá cơ sở sản xuất, tiêu thụ mỹ phẩm giả tại Triệu Sơn (Thanh Hóa)

Vừa qua, sau một thời gian theo dõi, Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức triệt phá một cơ sở sản xuất, buôn bán mỹ phẩm giả tại xã Minh Sơn, huyện Triệu Sơn do đối tượng Nguyễn Thị Dung (sinh 1985) làm chủ.
Phạt 356 triệu đồng Công ty Tạng Kiều Đường do gian lận và kinh doanh hàng lậu

Phạt 356 triệu đồng Công ty Tạng Kiều Đường do gian lận và kinh doanh hàng lậu

UBND tỉnh Phú Thọ vừa xử phạt hơn 350 triệu đồng đối với Công ty TNHH TM XNK Tạng Kiều Đường vì hàng loạt sai phạm trong kinh doanh thực phẩm và mỹ phẩm, đồng thời đình chỉ hoạt động sản xuất thực phẩm trong 2 tháng.
Bộ Y tế “tuýt còi” fanpage “Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng”

Bộ Y tế “tuýt còi” fanpage “Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng”

Cục An toàn thực phẩm (ATTP, Bộ Y tế) vừa gửi công văn yêu cầu xử lý vi phạm quảng cáo của fanpage mang tên “Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng” .
TP. Hồ Chí Minh siết chặt hoạt động quảng cáo trực tuyến của KOL, người nổi tiếng

TP. Hồ Chí Minh siết chặt hoạt động quảng cáo trực tuyến của KOL, người nổi tiếng

Thời gian qua , việc nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật đang gây hậu quả nghiêm trọng cho người tiêu dùng và môi trường thông tin. Hành lang pháp lý mới cùng với sự vào cuộc quyết liệt từ các cơ quan chức năng là điều hết sức cần thiết, vừa để bảo vệ người tiêu dùng, vừa để làm trong sạch môi trường quảng cáo trực tuyến.
Từ 1/7 Việt Nam còn 10 tội danh chịu án tử hình

Từ 1/7 Việt Nam còn 10 tội danh chịu án tử hình

Từ ngày 1/7/2025, Việt Nam chính thức giảm số lượng tội danh có thể áp dụng án tử hình từ 18 xuống còn 10, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự vừa được Quốc hội thông qua.
Động thái mới của Bộ Công Thương sau vụ dầu ăn chăn nuôi thành thực phẩm cho người

Động thái mới của Bộ Công Thương sau vụ dầu ăn chăn nuôi thành thực phẩm cho người

Sau vụ triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán dầu ăn chăn nuôi thành thực phẩm cho người, Bộ Công Thương đã chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra diện rộng các cơ sở sản xuất dầu ăn trên phạm vi toàn quốc.
Cảnh báo giả danh trung tâm đăng kiểm yêu cầu chuyển tiền, cài đặt ứng dụng

Cảnh báo giả danh trung tâm đăng kiểm yêu cầu chuyển tiền, cài đặt ứng dụng

Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa phát đi cảnh báo khẩn về việc xuất hiện các cuộc gọi lừa đảo, giả danh cán bộ của Cục nhằm chiếm đoạt tài sản người dân thông qua việc yêu cầu chuyển tiền và cài đặt ứng dụng trên điện thoại. Hình thức lừa đảo này đang có dấu hiệu lan rộng và gây thiệt hại thực tế.
Phạt gấp 10 lần khoản thu từ hành vi mua bán dữ liệu cá nhân

Phạt gấp 10 lần khoản thu từ hành vi mua bán dữ liệu cá nhân

Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2026, với nhiều quy định nghiêm khắc nhằm chấn chỉnh tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân tràn lan hiện nay.
Cấm sàn thương mại điện tử ưu tiên hiển thị sản phẩm nếu không công khai thuật toán

Cấm sàn thương mại điện tử ưu tiên hiển thị sản phẩm nếu không công khai thuật toán

Bộ Công Thương vừa công bố dự thảo Luật Thương mại điện tử (sửa đổi), trong đó lần đầu tiên quy định cấm các nền tảng thương mại điện tử sử dụng thuật toán để ưu tiên hiển thị sản phẩm nếu không công khai rõ ràng tiêu chí sắp xếp.
Bộ Công an cảnh báo khẩn những chiêu lừa đảo trực tuyến

Bộ Công an cảnh báo khẩn những chiêu lừa đảo trực tuyến

Bộ Công an và Google hợp tác cảnh báo về những phương thức lừa đảo tinh vi. Hãy nhận diện và tự bảo vệ mình trước hiểm họa trên không gian mạng.
Sơn La công khai 90 doanh nghiệp nợ thuế hơn 68 tỷ đồng

Sơn La công khai 90 doanh nghiệp nợ thuế hơn 68 tỷ đồng

Chi cục Thuế khu vực IX vừa công khai danh sách 90 doanh nghiệp nợ thuế tại TP Sơn La và ba huyện lân cận, với tổng số tiền nợ lên đến hơn 68 tỷ đồng, trong đó riêng TP Sơn La chiếm tới hơn 62,5 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng Sài Gòn bị truy thu thuế hơn 12 tỷ đồng

Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng Sài Gòn bị truy thu thuế hơn 12 tỷ đồng

Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng Sài Gòn - chủ nhà máy thủy điện Đak Glun đặt tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước bị phạt và truy thu thuế 12 tỷ đồng.
Cảnh báo tạm hoãn xuất cảnh với đại diện doanh nghiệp nợ thuế tại Vĩnh Phúc

Cảnh báo tạm hoãn xuất cảnh với đại diện doanh nghiệp nợ thuế tại Vĩnh Phúc

Chi cục Thuế Khu vực VIII yêu cầu một số doanh nghiệp trên địa bàn Vĩnh Phúc nhanh chóng nộp thuế nợ, nếu không sẽ bị áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh theo quy định mới.
Apax Leaders chậm đóng bảo hiểm hơn 5 năm, dẫn đầu danh sách tại Hà Nội

Apax Leaders chậm đóng bảo hiểm hơn 5 năm, dẫn đầu danh sách tại Hà Nội

Công ty Cổ phần Anh ngữ Apax (Apax Leaders) hiện đang đứng đầu danh sách doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), và bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp tại Hà Nội, với tổng số nợ gần 62 tỉ đồng, thời gian chậm đóng lên tới 63 tháng, tương đương hơn 5 năm.
tư vấn luật hình sự Luật Kiến Việt Luật sư Long Phan PMT giỏi, chuyên nghiệpHướng dẫn order 1688 từ A-Z