Cần phải thiết lập tiêu chuẩn bảo vệ và chia sẻ dữ liệu toàn cầu trước khi quá muộn

10:24 30/03/2021

Tạo và thu thập dữ liệu cá nhân đã trở thành một phần đáng kể trong nền kinh tế hiện đại và đã tạo ra được nhiều giá trị to lớn.

Tuy nhiên sử dụng dữ liệu như thế nào mới có thể đáp ứng hiệu quả nhu cầu của thế giới hiện nay là một vấn đề đáng qua tâm.

Ngày nay, nhân loại đã đạt được mức phát triển toàn diện chưa từng có. Đồng hồ thông minh thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể đo lường thời gian thực tế và cảnh báo những triệu chứng bệnh tim nguy hiểm. Bluetooth và định vị GPS cho phép theo dõi số lượng người mua hàng và ghé thăm. Thói quen giành hàng giờ lên mạng xã hội có khả năng dự đoán mức độ rủi ro tín dụng. Các truy vấn tìm kiếm trên những nền tảng mua sắm được khởi chạy thông qua các bộ xử lý ngôn ngữ tự nhiên đã gợi lại một cách tinh vi sở thích và thói quen người tiêu dùng. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Tạo và thu thập dữ liệu cá nhân đã trở thành một phần đáng kể trong nền kinh tế hiện đại và đã tạo ra được nhiều giá trị to lớn. Dữ liệu lớn và phân tích trí tuệ nhân tạo AI đã được sử dụng trong nâng cao nâng suất nghiên cứu và phát triển. Những công nghệ này còn giúp đẩy mạnh sâu rộng các kết luận tài chính.

Trong suốt thời kì đại dịch, dữ liệu về chuyển động thời gian thực của toàn bộ thực thể đã giúp các nhà làm chính sách đo lường ảnh hưởng của những biện pháp đóng cửa giãn cách. Những ứng dụng theo dõi liên hệ thông báo cho người sử dụng biết những ai có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 trong phạm vi tiếp xúc. Tuy nhiên dù rằng dữ liệu đóng vai trò như một công cụ giúp con người nắm bắt diễn biến và thích nghi với bệnh dịch nhưng cũng cho thấy hai vấn đề đối với dòng thông tin trong kinh tế toàn cầu. Đầu tiên, nền kinh tế dữ liệu còn chưa rõ ràng và không phải lúc nào cũng tôn trọng riêng tư cá nhân. Ngược lại, dữ liệu cho phép đặt ở chế độ quyền riêng tư như vậy sẽ giảm giá trị đối với cộng đồng.

Sử dụng dữ liệu có trách nhiệm

Dữ liệu được tạo dựng bởi các thiết bị thông minh là vô cùng cần thiết cho các công ty công nghệ chiếm lĩnh mạng xã hội, bán lẻ trực tuyến và các công tụ tìm kiếm. Thế nhưng các công ty thường giữ dữ liệu cho riêng mình vì đây là vũ khí chính cho khả năng cạnh tranh và mang lại lợi nhuận. Mô hình này dẫn tới một công ty có thể nắm giữ lượng dữ liệu quá lớn mà không được sử dụng có hiệu quả trong khi cộng đồng lại “khan” dữ liệu.

Chia sẻ dữ liệu sẽ hỗ trợ phát triển công nghê mới bao gồm cả đời sống khoa học. Hãy xem xét các nghiên cứu về bệnh dịch có thể được hưởng lợi như thế nào từ phân tích dữ liệu lớn. Một nhà nghiên cứu phân tích tình hình của bệnh nhân thì rất là tốt nhưng cũng không thể bằng một cộng đồng các nhà nghiên cứu chung tay tìm hiểu thêm nhiều bệnh nhân trên khắp thế giới. Đây chính là chìa khóa thành công cho các cuộc hợp tác xuyên biên giới. Vậy làm thế nào để dữ liệu phục vụ cộng đồng tốt hơn? Các lợi ích và sáng kiến thương mại trong công cuộc đổi mới cần được cân bằng với nhu cầu xây dựng niềm tin cộng đồng thông qua bảo vệ riêng tư và tính trung thực. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Làm rõ các quy tắc của kinh tế dữ liệu là một khởi đầu ấn tượng. Ví dụ kể từ năm 2018,  triển khai Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) ở Châu Âu đã làm sáng tỏ một số quyền và nghĩa vụ chi phối nền kinh tế dữ liệu. Các công dân Châu Âu giờ đây có quyền truy cập vào dữ liệu của họ và lựa chọn phạm vi xử lý dữ liệu và các quyền lợi này được thực thi với chế tài phạt ngày càng nặng. Bất chấp các nhà nghiên cứu nhận thấy ảnh hưởng của GDPR đối với kinh tế kỹ thuật số, các vấn đề về làm thế nào để thực hiện quyền vẫn rất đáng lo ngại. Con người nên sở hữu nhiều quyền quản lý hơn đối với dữ liệu cá nhân của mình và cân bằng giữa nhu cầu cộng đồng và quyền lợi cá nhân. Bên cạnh đó các chính sách cũng giúp người dùng tránh khỏi các bẫy trong các hệ thống cá nhân riêng lẻ, do đó đóng góp tính cạnh tranh và thi đua lành mạnh. Các đề xuất cuối năm 2020 của Liên minh châu Âu về Đạo luật thị trường kỹ thuật số và Đạo luật dịch vụ kỹ thuật số cho thấy nhiều tính năng mới. Chúng bao gồm các bên thứ ba bao gồm mạng xã hội, thị trường điện tử  yêu cầu các công ty công nghệ giúp khách hàng truy cập dữ liệu trên nhiều nền tảng khác nhau. Chính sách cũng giữ vai trò bảo vệ dữ liệu khỏi những cuộc tấn công mạng.

Tiếp cận toàn cầu

Nhiều quốc gia đã phát triển chính sách nhằm xây dựng nền kinh tế dữ liệu rõ ràng hơn, công bằng hơn và bùng nổ hơn. Tuy nhiên có nhiều các tiếp cận khác nhau và rủi ro cũng ngày càng tăng trong nền kinh tế kỹ thuật số toàn cầu. Rủi ro xuất hiện trong nhiều ngành sử dụng dữ liệu nâng cao trải dài từ thương mại hàng hóa đến dòng kinh tế xuyên biên giới. Trong bối cảnh dịch bệnh, nỗ lực đa dạng các tiêu chuẩ bảo vệ quyền riêng tư khiến quá trình cộng tác y tế giữa các quốc gia khó khăn hơn ngay cả trước khi xảy ra dịch bệnh.

Hợp tác toàn cầu vẫn luôn là một thử thách, đặc biệt là đối với khu vực mang tính chất phức tạp như chính sách dữ liệu, nơi bảo vệ thông tin của các quốc gia. Nhằm ứng phó với COVID-19, một cơ hội mới đặt ra những câu hỏi hóc búa về sự cần thiết của các nguyên tắc chung tối thiểu trên toàn cầu trong việc chia sẻ dữ liệu quốc tế trong khi vẫn bảo vệ các quyền cá nhân và các đặc quyền an ninh quốc gia .

Các nỗ lực hiện nay cho thấy cơ hội khám phá các giải pháp công nghệ đổi mới. Sự hục hồi của ngành du lịch quốc tế có thể được xem xét trên cơ sở đăng ký vắc xin toàn cầu. Bằng cách này tận dụng được các loại giấy tờ chứng nhận sức khỏe quốc tế theo hình thức truyền thống nhưng đồng thời kêu gọi phát triển các quy chuẩn và một hệ thống quản lý dữ liệu cho phép báo cáo tình trạng đã/ chưa tiêm vắc xin của một công dân. Hợp tác quốc tế dựa trên khuôn khổ quy chuẩn chung sẽ đảm bảo rằng lợi ích của nền kinh tế dữ liệu toàn cầu, xây dựng một xã hội toàn cầu linh hoạt hơn, lành mạnh hơn và công bằng hơn.

TL ( theo CNN)