Thứ tư 23/10/2024 17:28
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Cần cơ chế để 'cứu' ngành hàng không trong cơn nguy kịch

03/08/2021 15:56
Việc tìm giải pháp cứu ngành hàng không được xem là cấp thiết để đảm bảo khả năng phục hồi và sẵn sàng cất cánh khi dịch bệnh được kiểm soát. Các hãng bay đang đến giai đoạn phải "hỗ trợ thở", dòng tiền hoạt động cũng giống như "dòng oxy" và đang chờ
aa

.

Cần cơ chế để 'cứu' ngành hàng không trong cơn nguy kịch
 

Doanh nghiệp hàng không đang cần một cơ chế vay vốn cấp bách để giải quyết thanh khoản trong ngắn hạn. Ảnh minh họa: TTXVN.

Đây là nhận định của nhiều chuyên gia tại tọa đàm trực tuyến Giữ "cánh" cho hàng không Việt, được tổ chức ngày 2-8. Hầu hết ý kiến cho rằng nếu không được tiếp cận hỗ trợ tài chính sớm, các hãng bay sẽ đối mặt với rủi ro thanh khoản. Điều này có thể dẫn đến kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp mà nếu không được giải quyết kịp thời có thể gây nên những hậu quả lâu dài như những đợt tái cấu trúc tốn kém, thậm chí phá sản.

Ưu tiên cho thanh khoản ngắn hạn

Tính riêng tháng 5 và tháng 6, doanh thu ngành hàng không giảm gần 90% so với cùng kỳ năm 2020 và gần 100% so với năm 2019, trong khi, để duy trì hoạt động tối thiểu trong mùa dịch, các hãng phải chi trên 100 tỉ đồng/ngày. Tính tới tháng 6-2021, nợ ngắn hạn của 3 hãng hàng không (Vietnam Airlines, VietJet Air và Bamboo Airways) ước tính lên tới 36.000 tỉ đồng, trong đó khoản nợ của Vietnam Airlines là 20.000 tỉ đồng.

TS. Bùi Doãn Nề, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam, cho biết trải qua 4 đợt dịch Covid-19, các hãng hàng không (VietNam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways) đã kiệt quệ nguồn lực và tài chính. Để duy trì hoạt động tối thiểu trong mùa dịch, các hãng phải chi trên 100 tỉ đồng/ngày.

“Với tình hình kinh doanh trên, doanh nghiệp sẽ không có đủ tiền để chi trả nợ ngắn hạn từ ngân hàng, từ các nhà cung cấp và quan trọng là trả lương cho hàng nghìn người lao động”, ông Nề nhận định.

Theo thống kê, ngành hàng không tạo ra doanh thu khoảng 200.000 tỉ đồng mỗi năm. Riêng về ngân sách, ngành này đóng góp trên 22.000 tỉ đồng thuế và phí/năm. Trước khó khăn do đại dịch, nhiều nước đã giãn, hoãn nộp thuế; giãn, hoãn các nghĩa vụ nợ… Chính phủ Việt Nam cũng đã có gói cho vay 12.000 tỉ đồng cho Vietnam Airlines, song với các hãng bay khác thì vẫn chưa có hỗ trợ đủ mạnh.

PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Đại học Kinh tế TPHCM, cho rằng các hãng hàng không tư nhân cũng xứng đáng được tiếp cận gói cứu trợ tương tự như Vietnam Airlines. Nếu đứng từ góc độ người lao động và từ nhà cung cấp, bất kể là người lao động cho doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân thì đều cần giải cứu. Cứu ngành hàng không là cứu rất nhiều ngành khác và duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế.

“Tuy nhiên, ngoài mục tiêu cứu các hãng bay, Chính phủ cũng cần quan tâm tới mục tiêu bảo toàn vốn và bảo vệ nguồn thu ngân sách. Vì nguồn lực nhà nước có hạn nên việc giải cứu trước mắt là tập trung vào việc giải quyết thanh khoản ngắn hạn và những vấn đề cấp thiết”, ông Bảo lưu ý.

Từ chỗ là những doanh nghiệp được các ngân hàng chào đón, các hãng hàng không đang rất khó đi vay vì hoạt động toàn ngành gần như đã đình trệ vì dịch bệnh. Tuy nhiên các hãng hàng không thì vẫn bắt buộc phải vay, vay để trả tiền thuê máy bay, tiền lương của người lao động, tiền bảo dưỡng máy bay, tiền đậu máy bay và nhiều chi phí khác. Những chi phí này không dừng được, không bay cũng phải trả. Nhu cầu về vốn của các hãng đang là rất lớn

TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, cho biết: "Các khoản vay sau ngày 10-6-2020 cũng đã đến hạn và các hãng cũng chưa trả được, nhiều khả năng phải chuyển thành nợ xấu. Khi đã chuyển thành nợ xấu thì tất cả khoản vay của các hãng bay sẽ bị đóng băng, không thể vay tiếp. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm cho các hãng hàng không".

Ngân hàng đủ tiền, chỉ thiếu cơ chế

Là một lĩnh vực kinh tế quan trọng, ngành hàng không rất cần có một chính sách hỗ trợ đặc biệt từ Chính phủ. Theo TS. Bùi Doãn Nề, ngay từ khi có dịch, ngành hàng không đã có nhiều giải pháp tự cứu lấy mình. Doanh nghiệp bắt đầu nhìn nhận thực chất và chuyển đổi hình thức kinh doanh sao cho tối ưu nhất. Khó khăn hay rủi ro tiềm ẩn đối với doanh nghiệp đều được báo cáo tới Chính phủ, nhưng vấn đề vốn vẫn đang rất nan giải.

Trong đề nghị gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư gần đây, VietJet và Bamboo mong muốn được cho phép áp dụng cơ chế tái cấp vốn từ 4.000 - 5.000 tỉ đồng, thời hạn giống như khoản tín dụng đã cho Vietnam Airlines vay.

Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam cũng đề nghị có gói tín dụng ưu đãi, mức lãi suất giảm khoảng 4% so với mức lãi suất vay thương mại, thời hạn 3-5 năm để các hãng duy trì được nguồn lực. Theo hiệp hội này nhận định, ngân hàng còn vốn, doanh nghiệp thì cần vay. Tuy nhiên, vay như nào để đảm bảo an toàn thì cần phải có cơ chế chính sách.

Cần cơ chế để 'cứu' ngành hàng không trong cơn nguy kịch
 

Các hãng hàng không đang chờ một cơ chế giải cứu. Ảnh minh họa: TTXVN.

Tuy nhiên, TS. Nguyễn Quốc Hùng khẳng định trường hợp được tiếp cận bổ sung vốn lưu động ưu đãi kèm gia hạn 2 lần kéo dài 3 năm như Vietnam Airlines là rất đặc biệt. Nếu không có cơ chế, các hãng hàng không tư nhân không thể nhận được khoản vay tương tự, nhất là trong bối cảnh Thông tư 03(*) vẫn chưa sửa đổi.

“Tôi biết có trường hợp có hãng hàng không nội địa có đầy đủ tài sản đảm bảo mà không thể vay vì tổ chức tín dụng không dám cho vay. Hiện tại các tổ chức tín dụng không thiếu vốn. Chính phủ chỉ cần tạo cơ chế, về lãi suất hãng bay và ngân hàng hoàn toàn có thể thỏa thuận. Chưa cần tái cấp vốn, chỉ cần xây dựng được hành lang pháp lý để các tổ chức tín dụng có thể thực hiện cho các hãng hàng không vay, tôi thấy đây là giải pháp sâu hơn”, ông Hùng nói.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng cần có những ràng buộc đối với các hãng hàng không nếu muốn tiếp cận các gói vay ưu đãi từ tiền thuế của người dân. Các doanh nghiệp cần làm sạch lại cân đối tài chính, phải cắt giảm các khoản chi phí như chi phí tiền lương, chi phí nhân công.

Dù các hãng hàng không được tiếp cận gói vay trả lương người lao động của Chính phủ, tuy nhiên, mức vay theo lương tối thiểu lại không phù hợp với chi phí trả lương cho lao động ngành hàng không, đặc biệt là những vị trí như phi công có mức thu nhập cao.

TS. Nguyễn Quốc Hùng cho rằng cần phải có một gói giải pháp toàn diện. Theo đó, cần đề xuất Chính phủ trình một nghị quyết lên Quốc hội. Hiện các tổ chức tín dụng không thiếu vốn, nhưng các doanh nghiệp bắt buộc phải có tài sản đảm bảo theo quy định của Nhà nước, nên rất khó tiếp cận.

“Vấn đề quan trọng bây giờ là cần có hành lang pháp lý để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng cùng với các doanh nghiệp vượt qua khó khăn và đảm bảo tính thanh khoản, để trong tương lai có khả năng phục hồi và phát triển. Còn các hãng hàng không muốn được giải cứu, họ phải phải chứng minh có khả năng để phục hồi trả nợ, phải có tài sản đảm bảo. Đến cả Vietnam Airlines vay từ gói cứu trợ cũng phải có tài sản đảm bảo", ông Hùng nói thêm.

(*) Thông tư 03/2021/TT-NHNN cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn lãi vay do ảnh hưởng dịch Covid-19

V.Dũng

Tin bài khác
Thị trường chứng khoán 23/10: Giằng co tăng giảm, áp lực từ khối ngoại

Thị trường chứng khoán 23/10: Giằng co tăng giảm, áp lực từ khối ngoại

Phiên giao dịch ngày 23/10 khép lại với VN-Index tăng 1.01 điểm (0.08%), đạt 1,270.9 điểm, trong khi HNX-Index tăng 1 điểm (0.44%), lên 226.5 điểm.
Startup chocolate doanh thu triệu đô của nữ kế toán người Việt Nam

Startup chocolate doanh thu triệu đô của nữ kế toán người Việt Nam

Startup chocolate Legendary do bà Bùi Hồng Hạnh sáng lập đã gây tiếng vang lớn khi gọi vốn thành công 10 tỷ đồng từ chương trình Shark Tank Việt Nam.
Thị trường chứng khoán 22/10: Đà giảm điểm dưới áp lực bán

Thị trường chứng khoán 22/10: Đà giảm điểm dưới áp lực bán

Thị trường chứng khoán ngày 22/10 ghi nhận phiên giao dịch biến động, với VN-Index giảm gần 1.270 điểm. Áp lực bán gia tăng và thiếu thông tin hỗ trợ đã khiến nhiều cổ phiếu lao dốc.
Thị trường chứng khoán 21/10: Cả VN-Index và HNX-Index đều giảm điểm cuối phiên

Thị trường chứng khoán 21/10: Cả VN-Index và HNX-Index đều giảm điểm cuối phiên

Thị trường chứng khoán ngày 21/10 ghi nhận diễn biến tiêu cực khi cả VN-Index và HNX-Index đều giảm điểm. Tâm lý bi quan bao trùm với số lượng mã giảm áp đảo.
Thị trường chứng khoán  18/10: VN-Index sát đỉnh cao 1294 điểm

Thị trường chứng khoán 18/10: VN-Index sát đỉnh cao 1294 điểm

Thị trường chứng khoán, VN-Index ghi nhận nhịp tăng ấn tượng chiều nay, gần chạm đỉnh 1294 điểm, nhưng áp lực bán mạnh vào 15 phút cuối đã đẩy chỉ số xuống dưới tham chiếu.
Thị trường chứng khoán 17/10: VN-Index bứt phá ấn tượng lên ngưỡng 1.270 điểm

Thị trường chứng khoán 17/10: VN-Index bứt phá ấn tượng lên ngưỡng 1.270 điểm

thị trường chứng khoán hôm nay chứng kiến sự bứt phá ấn tượng của VN-Index, nhờ vào dòng tiền mạnh mẽ đổ vào nhóm cổ phiếu bất động sản.
Bà nội trợ kiếm hơn 6,5 tỷ đồng/năm từ công việc online ít người biết đến

Bà nội trợ kiếm hơn 6,5 tỷ đồng/năm từ công việc online ít người biết đến

Với công việc trợ lý ảo, bà nội trợ Catherine Gladwyn vừa có thể kiếm thêm thu nhập, mà vẫn đủ thời gian chăm sóc sức khỏe và gia đình.
Áp lực đáo hạn trái phiếu trong quý IV ở mức cao nhất năm 2024

Áp lực đáo hạn trái phiếu trong quý IV ở mức cao nhất năm 2024

Quý IV/2024 được dự đoán là thời điểm có giá trị đáo hạn trái phiếu lớn nhất trong năm, với tổng giá trị trái phiếu đáo hạn chiếm khoảng 42% toàn bộ năm.
Thị trường chứng khoán 15/10: Giao dịch tẻ nhạt, VN-Index lùi về gần 1.280 điểm

Thị trường chứng khoán 15/10: Giao dịch tẻ nhạt, VN-Index lùi về gần 1.280 điểm

Ngày giao dịch hôm nay trên sàn chứng khoán Việt Nam diễn ra tẻ nhạt, với dòng tiền luân chuyển yếu và lực bán gia tăng, nhất là vào cuối phiên.
Thị trường chứng khoán 14/10: Giao dịch biến động, VN-Index về mức 1,286.34 điểm

Thị trường chứng khoán 14/10: Giao dịch biến động, VN-Index về mức 1,286.34 điểm

Thị trường chứng khoán hôm nay 14/10, trải qua một phiên giao dịch biến động, với VN-Index giảm 2.05 điểm xuống 1,286.34 điểm (-0.16%) và HNX-Index giảm 0.65 điểm.
Chứng khoán tháng 10: Kịch bản tăng trưởng và tâm điểm đầu tư

Chứng khoán tháng 10: Kịch bản tăng trưởng và tâm điểm đầu tư

Tháng 10/2024, các nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam chuẩn bị cho giai đoạn biến động. Theo Chứng khoán Tiên Phong (TPS), VN-Index đang đối mặt với kháng.
Thị Trường chứng khoán 11/10: VN-Index khôi phục sắc xanh nhờ nhóm bất động sản

Thị Trường chứng khoán 11/10: VN-Index khôi phục sắc xanh nhờ nhóm bất động sản

Thị trường chứng khoán ngày 11/10, VN-Index tăng 2.03 điểm (0.16%) lên 1,288.39 điểm, trong khi HNX-Index tăng 0.08 điểm (0.03%) đạt 231.37 điểm, cho thấy sức .
Thị trường chứng khoán 10/10: FPT và  MSN giúp VN-Index giữa bối cảnh phân hóa

Thị trường chứng khoán 10/10: FPT và MSN giúp VN-Index giữa bối cảnh phân hóa

Thị trường chứng khoán hôm nay, VN-Index ghi nhận sự phân hóa mạnh mẽ. Trong bối cảnh này, hai cổ phiếu lớn FPT và MSN đã giữ vững sắc xanh cho chỉ số.
Thị trường chứng khoán 9/10: Sắc xanh trở lại, VN-Index tăng gần 10 điểm

Thị trường chứng khoán 9/10: Sắc xanh trở lại, VN-Index tăng gần 10 điểm

Phiên giao dịch hôm nay, thị trường chứng khoán ghi nhận tín hiệu tích cực, VN-Index tăng 9.87 điểm (0.78%) lên 1,281.85 điểm.
Đà Nẵng: Cả 2 chi nhánh SJC đóng cửa tạm ngừng giao dịch

Đà Nẵng: Cả 2 chi nhánh SJC đóng cửa tạm ngừng giao dịch

Ngày 8/10, cả 2 chi nhánh SJC tại Đà Nẵng vẫn đóng cửa. Phía ngoài cửa hàng dán bảng tạm ngưng giao dịch khiến người dân gặp khó khi muốn giao dịch vàng.