Thứ năm 19/12/2024 04:55
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Kinh doanh

Cách ngành F&B bật dậy hậu Covid-19

12/10/2020 00:00
Ngành dịch vụ và ăn uống Việt Nam hiện có 540.000 nhà hàng, 22.000 quán cà phê, quầy bar doanh thu năm 2019 chạm mốc 200 tỷ USD, tăng 34% so với năm 2018. Dự báo doanh thu của ngành này có thể đạt 408 tỷ USD vào năm 2023. Nhưng khi dịch bệnh xuất hiệ

Mô hình Nhà hàng Cafe: Xu hướng mới của ngành F&B tại Việt Nam ...

Khi thói quen người tiêu dùng thay đổi

Được đánh giá là ngành tăng trưởng nhanh và có tiềm năng nhưng trong thời gian phải giãn cách xã hội vì dịch Covid-19 vừa qua, nhiều cửa hàng, chuỗi nhà hàng ăn uống đã lâm vào tình huống khó khăn phải tạm đóng cửa hay là trả lại mặt bằng.

Hiện nay khi Việt Nam cơ bản đã khống chế được dịch, các dịch vụ ăn uống đã sôi động trở lại nhưng có phải cứ hết dịch khách hàng sẽ quay trở lại như trước. Thói quen ăn uống của người tiêu dùng đã thay đổi khá nhiều. Hiểu được nhu cầu mới của khách hàng chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp F&B khôi phục lại việc kinh doanh.

Trong thời gian giãn cách xã hội, do các hàng quán đóng cửa nên các bữa ăn của bản thân và gia đình, chị Hạnh- một nhân viên văn phòng đều tự tay chuẩn bị. Và việc này đã trở thành thói quen của chị ngay cả khi dịch bệnh đã qua đi.

"Bình thường đi làm buổi trưa tôi sẽ ra quán ăn cơm hoặc đặt cơm về ăn thì bây giờ tôi mang cơm đi làm", chị Hạnh cho biết.

Những số liệu khảo sát cho rằng người tiêu dùng có xu hướng tích trữ nhiều hơn, chi tiêu tiết kiệm hay sống thanh đạm hơn thì tại hội thảo "Trải nghiệm khách hàng hậu Covid-19", các chuyên gia nhận định rằng "hành trình khách hàng" cũng sẽ hoàn toàn thay đổi, từ lĩnh vực nhà hàng đến thời trang.

"Nếu doanh nghiệp cứ chờ đợi và tự nhủ rằng mình cứ cung cấp trải nghiệm thật tốt ở nhà hàng hay cửa hàng, thì chết chắc. Khách hàng giờ chỉ có thể "chạm" ở một chỗ, đó là giao đến nhà họ. Các nhà hàng đã trở thành công ty delivery, take away. Như vậy có nghĩa rằng hành trình khách hàng đã thay đổi, doanh nghiệp cũng phải định nghĩa lại điều đó", ông Nguyễn Dương – Founder & CEO, CemPartner nhấn mạnh.

Bên cạnh xu hướng ăn tại nhà hậu dịch do tiết giảm chi tiêu thì một xu hướng tiêu dùng mới cũng được ghi nhận đó là việc sử dụng các dịch vụ giao đồ ăn nhiều hơn của người dân. Tại nhà hàng này, dù bán online không phải là thế mạnh giai đoạn trước dịch nhưng hiện nay việc giao hàng đang được xác định là chiến lược chủ chốt nhằm tiếp cận khách hàng tốt hơn.

"Doanh thu online của chúng tôi tăng 100% so với trước dịch. Trong tương lai chúng tôi phải tiếp tục đẩy mạnh doanh thu online để thu hút thêm khách hàng trẻ, khách hàng tiềm năng. ", anh Nguyễn Mạnh Thắng, quản lý chuỗi phở Kao trả lời phỏng vấn VTV.

Trong nghiên cứu mới đây của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, 64% người tiêu dùng cho biết sẽ tiếp tục sử dụng các dịch vụ giao đồ ăn thường xuyên hơn sau dịch Covid-19. Điều này cho thấy các đơn vị kinh doanh ăn uống cần có sự thay đổi để có thể thích nghi với những thay đổi trên thị trường và khả năng số hóa sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.

"Trước đây họ không có điều kiện thì bây giờ họ sẽ phát hành những app, những chương trình tương tác, chăm sóc khách hàng tốt hơn, để họ sẵn sàng khi khách hàng quay trở lại thì hệ thống của họ đã sẵn sàng hoạt động mà không gặp phải vấn đề về thử nghiệm hay chờ đợi", ông James Dương Nguyễn, Tổng giám đốc D’Corp R-Keeper Việt Nam phân tích.

Cách ngành F&B bật dậy hậu Covid-19: Nhân viên Golden Gate lau kính bị mờ cho khách ăn lẩu, The Coffee House bán hàng qua Tiki - Ảnh 1.

Rõ ràng dịch Covid-19 đã tạo ra một cú hích buộc ngành dịch vụ ăn uống cần nhiều hơn sự hiện diện của công nghệ. Giờ đây chỉ cần ngồi ở nhà người tiêu dùng với chiếc điện thoại đã đặt được xe, đặt được đồ ăn và rất nhiều dịch vụ khác. Dịch Covid-19 đem lại thiệt hại không nhỏ nhưng cũng đem lại cơ hội để các doanh nghiệp F&B chuyển mình đi nhanh hơn sau dịch.

Doanh nghiệp F&B chuyển mình

Là doanh nghiệp được hỗ trợ mạnh bởi công nghệ nằm trong hệ sinh thái của Seedcom, chuỗi cà phê The Coffee House thích ứng khá nhanh nhạy trong bối cảnh dịch Covid-19 vừa qua. Thông qua ứng dụng, người dùng có thể đặt trước đồ uống và khi đến cửa hàng lấy ngay đồ uống thay vì phải chờ từ 10-15 phút thông thường. Đây là một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp tối ưu hóa được chi phí vận hành và gia tăng trải nghiệm của khách hàng.

Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ, để tiết kiệm chi phí, đa dạng hóa các kênh bán hàng là hướng đi mà chuỗi cà phê này lựa chọn. Vì trên thực tế giao hàng trực tuyến là nguồn thu duy nhất giúp chuỗi nhà hàng tồn tại suốt thời gian giãn cách xã hội. Trở lại sau dịch, doanh thu từ các nền tảng online cũng tăng đến 150%.

"Chúng tôi đẩy mạnh các kênh bán hàng như là giao hàng tận nơi, khách hàng tự đặt hàng qua app, hợp tác với các đối tác thương mại điện tử như Tiki, mở rộng bán hàng thương mại điện tử", anh Chu Duy Tú, Quản lý khu vực miền Bắc, Chuỗi cà phê The Coffee House chia sẻ với VTV.

Một phương án khác được ông lớn Golden Gate lựa chọn là thay đổi thực đơn vừa với túi tiền người tiêu dùng trong bối cảnh mới. Theo ông Hoàng Quốc Khánh, Giám đốc vận hành tập đoàn Golden Gate, đơn vị này phân tích hành vi tiêu dùng của khách hàng để từ đó tăng thêm chất lượng của những sản phẩm mà khách hàng hay sử dụng và sẽ giảm thiểu những sản phẩm mà khách hàng không sử dụng đến để đảm bảo họ vẫn được trải nghiệm tốt không cắt giảm chất lượng hay số lượng.

Cách ngành F&B bật dậy hậu Covid-19: Nhân viên Golden Gate lau kính bị mờ cho khách ăn lẩu, The Coffee House bán hàng qua Tiki - Ảnh 2.

"Mọi người cũng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của mình, thay vì menu truyền thống chúng ta có những phiên bản, gợi ý, có những chia sẻ thông tin", ông Nguyễn Huyền Minh, giảng viên đại học Ngoại thương phân tích.

Dịch vụ nhà hàng vốn là ngành nâng niu trải nghiệm bởi vậy đây là thời điểm vàng để doanh nghiệp rà soát lại quy trình vận hành, củng cố chất lượng và dịch vụ của mình.

"Ví dụ như khách hàng đeo kính đi ăn lẩu thì kính sẽ bị mờ thì chúng tôi có dịch vụ lau kính cho khách hàng. Chúng tôi có những bình nước đơn giản khách hàng sẽ thấy nơi khác phải gọi mới có còn ở chúng tôi thì có sẵn sàng", ông Khánh nhấn mạnh.

Hậu Covid-19 cho thấy những doanh nghiệp nào thay đổi thích nghi được thì họ còn phát triển mạnh mẽ hơn sau dịch và ngành dịch vụ ăn uống là một ví dụ trong đó vai trò chính thuộc về chủ doanh nghiệp.

"Người chủ ấy có thực sự muốn khách hàng vui và hài lòng không, hay chỉ đơn giản là bán – mua. Nếu bán – mua thôi thì chỉ cần kỷ luật, còn không quan tâm đến cảm xúc. Nhưng tôi chưa thấy một công ty lớn nào lại không có yếu tố cảm xúc của người đứng đầu. Đó chính là sứ mệnh.

Bản chất "điểm chạm" của khách hàng là quá trình tương tác của họ với doanh nghiệp nhưng từng điểm chạm, từng chuỗi giá trị lại mang bóng hình của người đứng đầu. Nó thể hiện qua lời nói, phong cách…", ông Nguyễn Đức Sơn - Founder & Chairman, Interloka nhận định.

Thảo Nguyên

Tin bài khác
Quản lý tài chính cá nhân một bí quyết tiết kiệm hiệu quả mỗi tháng

Quản lý tài chính cá nhân một bí quyết tiết kiệm hiệu quả mỗi tháng

Quản lý tài chính cá nhân giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính lâu dài. Hãy cùng tìm hiểu những chiến lược tiết kiệm và quản lý hiệu quả mỗi tháng.
Cựu kỹ sư OpenAI thành lập công ty khởi nghiệp về robot

Cựu kỹ sư OpenAI thành lập công ty khởi nghiệp về robot

Startup Light Robotics của cựu kỹ sư OpenAI sẽ tham gia vào cuộc đua khốc liệt để cung cấp những robot có ích trong cuộc sống hàng ngày của con người.
Quản trị tài chính cá nhân bí quyết xây dựng tài sản cho tương lai

Quản trị tài chính cá nhân bí quyết xây dựng tài sản cho tương lai

Quản trị tài chính cá nhân đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng sự ổn định tài chính lâu dài. Để thành công, mỗi người cần có chiến lược quản lý tài chính hợp lý.
Kinh nghiệm xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp từ Singapore

Kinh nghiệm xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp từ Singapore

Trong một cuộc trao đổi gần đây, ông Yayren Teo, Giám đốc Điều hành Mạng lưới Khởi nghiệp Singapore (GEN Singapore), đã chia sẻ những kinh nghiệm về việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp.
Rebel Foods: Kỳ lân Ấn Độ với tham vọng số hóa thị trường ẩm thực

Rebel Foods: Kỳ lân Ấn Độ với tham vọng số hóa thị trường ẩm thực

Được thành lập bởi Jaydeep Barman, startup Rebel Foods ra đời với tham vọng tạo nên một hệ sinh thái các thương hiệu chỉ phục vụ trực tuyến.
Nhận định chứng khoán 13/12: Thị trường chứng khoán sẽ có chuyển biến mạnh

Nhận định chứng khoán 13/12: Thị trường chứng khoán sẽ có chuyển biến mạnh

Nhận định chứng khoán 13/12/2024, dự báo sẽ có những chuyển biến mạnh, với cơ hội gia tăng cổ phiếu nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cùng cơ hội đầu tư tốt.
3 bí quyết kinh doanh từ CEO của Tapestry, công ty sở hữu Coach và Kate Spade

3 bí quyết kinh doanh từ CEO của Tapestry, công ty sở hữu Coach và Kate Spade

Bà Joanne Crevoiserat, CEO của tập đoàn Tapestry, đã chia sẻ ba bí quyết kinh doanh quan trọng: luôn tìm hiểu sâu về khách hàng, đừng ngại thử thách trong sự nghiệp, và tìm nguồn cảm hứng từ thế giới bên ngoài.
Hugo Boss chuyển mình từ khủng hoảng đến tăng trưởng như thế nào?

Hugo Boss chuyển mình từ khủng hoảng đến tăng trưởng như thế nào?

Hugo Boss bắt đầu chuyển đổi sau một thời kỳ khó khăn với doanh số bán hàng giảm sút. Jochen Eckhold, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách nhân sự toàn cầu, giải thích cách nhóm của ông đã giúp chuyển đổi văn hóa công ty từ thận trọng sang tham vọng.
Nhận định chứng khoán 12/12/2024: Sự phân hóa mạnh mẽ

Nhận định chứng khoán 12/12/2024: Sự phân hóa mạnh mẽ

Nhận định chứng khoán ngày 12/12/2024 sẽ giằng co giữa cung cầu, các cổ phiếu phân hóa rõ rệt. Nhà đầu tư nên tập trung vào cổ phiếu mạnh có thanh khoản tốt.
Doanh Nghiệp nào được vinh danh "Top nhà tuyển dụng yêu thích 2024" ?

Doanh Nghiệp nào được vinh danh "Top nhà tuyển dụng yêu thích 2024" ?

CareerViet công bố danh sách “Top Nhà tuyển dụng yêu thích 2024”, vinh danh những công ty có môi trường làm việc lý tưởng và thu hút nhân tài mạnh mẽ.
Nhận định chứng khoán 11/12: Lực cầu tăng mạnh, cổ phiếu vượt đỉnh

Nhận định chứng khoán 11/12: Lực cầu tăng mạnh, cổ phiếu vượt đỉnh

Nhận định chứng khoán 11/12, thị trường chứng khoán đang tiếp tục duy trì đà tích lũy ổn định, với kỳ vọng vào mùa KQKD quý 4, mang đến cơ hội tăng trưởng cho các cổ phiếu vượt đỉnh.
Chuỗi sự kiện BIDV Investor Days: Tối ưu hóa bài toán đầu tư cho khách hàng cao cấp

Chuỗi sự kiện BIDV Investor Days: Tối ưu hóa bài toán đầu tư cho khách hàng cao cấp

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) khởi động chuỗi sự kiện Investor Days mang đến cơ hội đầu tư hấp dẫn dành riêng cho khách hàng cao cấp.
Coolmate và giấc mơ trở thành kỳ lân Việt

Coolmate và giấc mơ trở thành kỳ lân Việt

Startup Coolmate đã tận dụng tốt chuỗi cung ứng nội địa để tạo ra các sản phẩm “Proudly made in Vietnam - Tự hào sản xuất tại Việt Nam".
Nhận định chứng khoán 10/12: Cơ hội đầu tư lớn sau FTD

Nhận định chứng khoán 10/12: Cơ hội đầu tư lớn sau FTD

Sau khi xác nhận xu hướng tăng sau FTD, nhà đầu tư có thể tận dụng cơ hội trong quý 4, đặc biệt trong các lĩnh vực bất động sản và ngân hàng.
Thêm đề xuất mới  nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thêm đề xuất mới nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang sửa đổi Thông tư 06/2022 nhằm tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), tháo gỡ khó khăn, và thúc đẩy hiệu quả triển khai các chính sách.