Các phẩm chất nền tảng của một nhà lãnh đạo tài ba

15:36 23/11/2022

Phẩm chất lãnh đạo là một trong những tố chất quan trọng giúp nhà quản lý thành công hơn trên con đường phát triển sự nghiệp.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa.

Bất kỳ một tổ chức, đội, nhóm nào cũng cần có một người lãnh đạo tài giỏi. Một người hội tụ đủ những phẩm chất, kinh nghiệm, kiến thức và tầm nhìn để có thể dẫn dắt cả tập thể đi theo định hướng đã đề ra.

Người lãnh đạo thường được ví như một “thuyền trưởng” hay “người lái tàu” luôn biết cách điều khiển con tàu hoạt động hết công suất nhằm đi đến đích một cách nhanh nhất. Trong một tổ chức, vai trò của người lãnh đạo cũng giống như vậy. Họ sẽ là người lên kế hoạch, triển khai, phân công nhiệm vụ và điều phối cả tập thể một cách nhịp nhàng. Và dưới sự điều phối đó, mọi người làm việc hiệu quả hơn, năng suất hơn. Dẫn đến kết quả chung là cả tập thể đạt được hoặc vượt trên cả mục tiêu đã đề ra.

Là một người lãnh đạo, chỉ giỏi thôi là chưa đủ. Nói như vậy bởi số lượng những người giỏi là vô cùng nhiều, nhưng số hội tụ đầy đủ những phẩm chất của người lãnh đạo lại rất hiếm. Vậy những phẩm chất của người lãnh đạo nào là quan trọng và cần thiết.

Phẩm chất lãnh đạo là một trong những tố chất quan trọng giúp nhà quản lý thành công hơn trên con đường phát triển sự nghiệp. Ngoài ra, phẩm chất lãnh đạo còn giúp ích cho bạn trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu những phẩm chất cần có nếu muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi. 

Sự chính trực

Tầm quan trọng của sự chính trực được biểu hiện rất rõ ràng. Mặc dù có thể cho rằng tính chính trực không phải là thước đo để đánh giá nhân viên, nhưng nó lại là đặc điểm lãnh đạo cần thiết đối với mỗi cá nhân và doanh nghiệp. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các giám đốc điều hành cấp cao, những người đang dẫn dắt doanh nghiệp và đưa ra vô số quyết định quan trọng khác. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng, các tổ chức ít chú ý đến tính trung thực nhất. Hãy chắc chắn rằng doanh nghiệp của bạn củng cố tầm quan trọng của tính trung thực và liêm chính đối với các nhà lãnh đạo ở nhiều cấp độ khác nhau.

Nhạy bén 

Có thể nói, nhạy bén là một trong những kỹ năng cần thiết và quan trọng bậc nhất đối với một người lãnh đạo trong thời đại công nghiệp 4.0. Trong đó, nhạy bén ở đây không đơn thuần chỉ là việc nhanh nhạy trong công việc, trong kinh doanh hay thường thường nói chung. Theo đó, một lãnh đạo cũng cần nhạy bén trong cả trong các xu hướng phát triển của xã hội và đặc biệt là tâm tư, nguyện vọng cũng như khả năng, sự nỗ lực,… của nhân viên.

Sự đồng cảm

Sự đồng cảm có mối tương quan với hiệu suất công việc và là một phần quan trọng trong nghệ thuật lãnh đạo. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nếu bạn thể hiện khả năng lãnh đạo công bằng hơn cùng thái độ đồng cảm hơn đối với cấp dưới của mình, bạn sẽ được xem là một nhà lãnh đạo hiệu quả. Hơn nữa, sự đồng cảm và khả năng lãnh đạo công tâm là điều kiện bắt buộc để cải thiện điều kiện làm việc cho những người xung quanh bạn.

Sự đồng cảm có mối tương quan với hiệu suất công việc và là một phần quan trọng trong nghệ thuật lãnh đạo
Sự đồng cảm có mối tương quan với hiệu suất công việc và là một phần quan trọng trong nghệ thuật lãnh đạo.

Công bằng

Công bằng không chỉ là một phẩm chất cần có của một lãnh đạo mà còn là điều mọi nhân viên mong muốn ở cấp trên của mình. Theo đó, để đội nhóm hoạt động tốt, sự công bằng là không thể thiếu. Công bằng giữa khả năng, khối lượng công việc, thưởng phạt phân minh,… sẽ giúp nhân viên đồng lòng, tránh được sự đố kỵ và ganh ghét trong công việc.

Sẵn sàng tiếp thu

Daymond John - CEO Shark Branding and FUBU: "Một trong những lời đồn phổ biến nhất là mọi doanh nhân lãnh đạo giỏi đều là những người nhìn xa trông rộng với độ quyết tâm mãnh liệt bám đuổi mục tiêu bằng bất cứ giá nào. Thật vớ vẩn! Sự thật là, người lãnh đạo cần có cái nhìn phóng khoáng, hành động mềm dẻo, và thay đổi khi cần thiết. Khi một công ty đang còn trong giai đoạn startup, người ta quá quan trọng hóa việc lên kế hoạch và tạo dựng một mục tiêu chắc chắn. Mối cam kết của bạn phải là vào việc đầu tư, phát triển, và duy trì các mối quan hệ tốt".

Kiên trì

Noah Kagan - Chief Sumo, appsumo: "Một nhà lãnh đạo giỏi từng nói với tôi, ‘Tính bền bỉ luôn luôn đánh bại sự chống cự’. Và sau khi làm việc tại cả Facebook, Intel, Microsoft và tự thành lập công ty riêng, tôi đã học được hai bài học quan trọng: Mọi thứ vĩ đại đều cần thời gian mới có thể tạo dựng lên được, và bạn cần kiên trì theo đuổi chúng bằng bất cứ giá nào. Đó là bước tiến cần thiết để trở thành nhà lãnh đạo giỏi: sẵn sàng tiếp tục tiến về phía trước tại nơi mà những người khác đã chấp nhận dừng chân".

Lắng nghe

Lắng nghe là không chỉ là phẩm chất của người lãnh đạo chân chính mà còn là yếu tố giúp ta phân biệt được đâu là lãnh đạo còn đâu chỉ đơn thuần là một chỉ huy. Cụ thể, một lãnh đạo giỏi không chỉ cần khả năng nói mà còn cần biết lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân viên. Đơn giản bởi đó là công việc chung, mỗi người sẽ có chuyên môn riêng và nhiệm vụ của lãnh đạo là gắn kết những thành viên trong đội, nhóm,… để hoàn thành tốt. 

Tin tưởng nhân viên

Sự cẩn trọng trong công việc là điều quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, nó chỉ nên dừng lại ở mức độ vừa phải. Hãy trao cho nhân viên của bạn cả sự tin tưởng để họ có thể bứt phá, phá bỏ giới hạn cũng như phấn đấu hết mình vì công việc.

Sẵn sàng tiếp thu

Daymond John - CEO Shark Branding and FUBU: "Một trong những lời đồn phổ biến nhất là mọi doanh nhân lãnh đạo giỏi đều là những người nhìn xa trông rộng với độ quyết tâm mãnh liệt bám đuổi mục tiêu bằng bất cứ giá nào. Thật vớ vẩn! Sự thật là, người lãnh đạo cần có cái nhìn phóng khoáng, hành động mềm dẻo, và thay đổi khi cần thiết. Khi một công ty đang còn trong giai đoạn startup, người ta quá quan trọng hóa việc lên kế hoạch và tạo dựng một mục tiêu chắc chắn. Mối cam kết của bạn phải là vào việc đầu tư, phát triển, và duy trì các mối quan hệ tốt".

Thu Trang (t/h)