Cả nước cùng “chuyển động” vực dậy nền kinh tế

00:00 12/10/2020

Lệnh cách ly xã hội đã kết thúc về cơ bản trên cả nước. Khi dịch COVID-19 được kiểm soát tốt, những tín hiệu khôi phục trở lại của nền kinh tế cũng đang trở nên rõ ràng. Các kịch bản kinh tế lạc quan, đi kèm các gói hỗ trợ “lớn chưa từng có” của Chính phủ, vì vậy cũng trở nên có cơ sở. Tuy nhiên, thực tế khôi phục và vực dậy các doanh nghiệp, nhất là hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa vốn chịu ảnh hưởng nặng nề, sẽ rất gian nan.

Kịch bản kinh tế vẫn khả quan

Khởi phát từ đầu tháng 12/2019, tính đến hết tháng 04/2020, dịch COVID-19 đã xuất hiện ở 210 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đến nay, dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát triệt để và đang lây lan nhanh, diễn biến phức tạp tại châu Âu, Mỹ và nhiều nước châu Á.

Trong báo cáo mới nhất, IMF dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ giảm 3% trong năm 2020, trái ngược với kỳ vọng tăng trưởng 3,3% mà tổ chức này đưa ra hồi tháng 1. Tăng trưởng GDP Mỹ có thể giảm (-5%) trong năm nay, thay vì tăng trưởng 2% như dự báo trước đó. Các nước ASEAN-5 (Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam) được IMF dự đoán sẽ tăng trưởng trung bình 7,8% trong năm tới. So với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 - 2009 lần này thế giới đang gặp khó khăn hơn rất nhiều. 

Ở Việt Nam, một số thống kê ban đầu cho thấy tác hại của dịch rất nặng nề và ảnh hưởng cả đầu vào lẫn đầu ra của nền kinh tế. Do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch COVID-19, tăng trưởng kinh tế quý I năm 2020 của nước ta đạt 3,82%, đây là mức tăng thấp nhất từ năm 2011. Cũng trong Quý I/2020, khu vực doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn lên tới 18.600 doanh nghiệp, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, con số này còn chưa phản ánh hết khó khăn của sản xuất kinh doanh từ cuối tháng 02 và trong tháng 03 năm 2020. 

Phó viện trưởng Viện Khoa học quản trị Doanh nghiệp nhỏ và vừa Nguyễn Kim Hùng cho biết, đại dịch COVID-19 đang tàn phá ghê gớm mọi mặt của đời sống xã hội. Kinh tế Việt Nam cũng cũng không tránh khỏi khó khăn chung, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện, nhiều doanh nghiệp không những không còn lợi nhuận mà còn bị âm vốn. Nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài nhiều doanh nghiệp có thể phải đóng cửa.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân vừa có báo cáo đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế. Theo đó, tăng trưởng GDP Quý 2 của Việt Nam dự báo khoảng 2,0 % so với cùng kỳ và thậm chí suy thoái nếu xảy ra kịch bản xấu. Nếu đại dịch dịch kéo dài thì ảnh hưởng đến nền kinh tế là rất nghiệm trọng. Nếu đến hết tháng 4, 49,2% doanh nghiệp vẫn duy trì được hoạt động; 31,9% cắt giảm quy mô sản xuất; 18,1% tạm dừng hoạt động; và 0,8% có khả năng phá sản. Nếu đến hết tháng 6, tháng 9 hoặc hết năm tỷ lệ phá sản sẽ là 6,1%, 19,3% và 39,3%.

Trong một báo cáo vừa công bố, TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV dự báo GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng 4,81-5,01% trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch COVID-19. 

Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cũng đưa ra dự báo với kịch bản lạc quan nhất là tăng trưởng 4,2%.

Tuy nhiên, VinaCapital đánh giá, nền kinh tế Việt Nam sẽ vượt qua “cơn bão” suy thoái kinh tế toàn cầu. Việt Nam đã làm nên điều khác biệt, là một trong những quốc gia đầu tiên đã “làm phẳng đường cong” biểu đồ dịch COVID-19, với tổng số ca nhiễm tăng rất chậm, gần như “bằng phẳng” theo thời gian.

Vực dậy nền kinh tế 

Giữa bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn. Chính phủ xác định vực dậy nền kinh tế là một trong những nghiệm vụ quan trọng hàng đầu, song song với chống dịch. Quyết tâm này đang được thể hiện bằng một loạt giải pháp nhanh chóng và đột phá. 

Thứ nhất, chính sách tiền tệ và tín dụng, hiện các ngân hàng hiện đã cam kết lên tới 600.000 tỷ đồng. Thứ hai là gói tài khoá: Bộ Tài chính đề xuất và Chính phủ đã ký Nghị định cho phép giãn hoãn, thuế, tiền thuê đất 180.000 tỷ. Thêm nữa là Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu đối với các thiết bị điện tử cho ngành dệt may, da giày…Nếu Chính phủ đồng ý phê duyệt, khoản này giảm tương đương giảm thuế 46.000 tỷ đồng thuế nhập khẩu. Thứ ba là gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng, cộng thêm gói giảm 12.000 tỷ đồng tiền điện, 15.000 tỷ đồng viễn thông, tính sơ qua, Chính phủ đã hy sinh 2,5% GDP để đồng hành cùng doanh nghiệp trong chuyện giảm thuế, phí và an sinh xã hội…

“Đây là gói chính sách chưa bao giờ có trong lịch sử, cực kỳ quyết liệt. Khác hẳn gói hỗ trợ năm 2008 là 8 tỷ USD, trong đó 1 tỷ USD hỗ trợ lãi suất được coi là không hiệu quả”, TS. Cấn Văn Lực cho biết. Tuy nhiên, làm thế nào để các gói chính sách này thực sự phát huy tối đa hiệu quả? Trả lời PV Doanh nghiệp và Hội nhập, các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia kinh tế đều cho rằng sẽ cần đồng bộ rất nhiều giải pháp, Chính phủ và doanh nghiệp phải cùng chuyển động quyết liệt, mới có thể vực dậy nền kinh tế. 

Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy: Tái cấu trúc là yêu cầu bắt buộc với doanh nghiệp:

 

Ông Nguyễn Văn Thân – Chủ tịch Hội DNNVV:Doanh nghiệp phải chủ động áp dụng nền tảng số:

Chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Minh Phong: Tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại

Thảo Trang