
Bộ Y tế xây dựng cơ chế đảm bảo thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết, 6 lọ thuốc Botulism Antitoxin Heptavalent được gửi từ kho của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Thụy Sĩ đã về đến TP Hồ Chí Minh trong để kịp thời điều trị bệnh nhân ngộ độc botulinum.

Từ vụ ngộ độc botulinum xảy ra tại TPHCM, để chủ động hơn với các thuốc chống ngộ độc nói riêng, các thuốc hạn chế về nguồn cung nói chung, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã báo cáo, đề xuất và được Thủ tướng đồng ý, chỉ đạo xây dựng cơ chế đảm bảo thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung.
Trong các giải pháp thực hiện, một giải pháp quan trọng là thành lập các trung tâm tồn trữ thuốc hiếm nguồn cung tại các vùng kinh tế-xã hội và đặc biệt là cơ chế để có thể thanh toán các thuốc hiếm về nguồn cung đã tồn trữ nhưng hết hạn do không phải dùng đến vì không có bệnh nhân.
Trước đó, để có thuốc khẩn cấp điều trị ngộc độc Botulinum, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã làm việc với các bộ phận liên quan của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các cơ quan chức năng của Việt Nam.
Chiều ngày 23/5/2023, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có buổi làm việc trực tiếp với Văn phòng WHO tại Hà Nội và ngay sau đó WHO đã quyết định viện trợ khẩn cấp thuốc Botulinum Antitoxin Heptavalent cho các bệnh nhân đang được điều trị tại các bệnh viện ở TP Hồ Chí Minh. Trong ngày 24/5, 6 lọ thuốc Botulism Antitoxin Heptavalent được gửi từ kho của WHO tại Thụy Sĩ đã về đến TP Hồ Chí Minh
Theo Bộ Y tế, ngộ độc botulinum là ngộ độc do nhiễm độc tố vi khuẩn Clostridium botulinum. Ngộ độc này rất hiếm xảy ra, ở Việt Nam và trên thế giới. Nguyên nhân chính là do người bệnh nhiễm độc tố vi khuẩn trong thực phẩm kém chất lượng, ăn phải các loại thức ăn bảo quản không tốt.
Việc ngộ độc botulinum rất hiếm xảy ra nên nguồn cung đối với thuốc chữa bệnh này (thuốc BAT) rất hiếm. Hiện thuốc BAT chưa nằm trong danh mục các thuốc được Bảo hiểm y tế chi trả. Trong năm 2020, để điều trị các ca nhiễm độc tố botulinum do sử dụng patê chay có chứa độc tố, Bộ Y tế (Cục Quản lý dược) đã đề nghị Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hỗ trợ tìm kiếm nguồn cung thuốc BAT và WHO đã hỗ trợ kịp thời 10 lọ thuốc Botulism Antitoxin Heptavalent (A,B,C,D,E,F,G) – (Equine).
Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân cần hết sức lưu ý, không bảo quản và sử dụng thức ăn đã được chế biến từ lâu, đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh nguy cơ ngộ độc nói chung, ngộ độc độc tố Botulinum nói riêng.
T.H
Cùng chuyên mục


Hoa Kỳ: Thép dây không gỉ dạng tròn Việt Nam không bán phá giá

Cơ quan Quốc hội giục Chính phủ xin chủ trương xây dựng Luật Trang thiết bị y tế

Ô tô không thuộc danh mục đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng

Lâm Đồng chấm dứt hiệu lực quy định liên quan phân lô, tách thửa

Danh mục mới phế liệu được nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
-
TS. Đinh Thế Hiển: Không có làn sóng mới của dòng tiền đầu tư vào thị trường bất động sản năm 2024
-
TS Vũ Minh Khương: Xây dựng hệ sinh thái trái phiếu lành mạnh nhiệm vụ cấp bách
-
Chuyên gia kinh tế - TS. Doãn Hữu Tuệ: Cần ưu tiên vốn cho doanh nghiệp sản xuất
-
Đầu tư vào lực lượng lao động là yếu tố quan trọng để đạt được tăng trưởng bền vững
-
Kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia: Điểm nghẽn đầu tiên là thể chế