
Bộ Y tế: Tăng cường truyền thông để người dân biết được các thông tin về ngộ độc Botulinum
Ngày 19/3, thông tin về 10 trường hợp người dân sau khi ăn cá chép muối ủ chua bị ngộ độc và được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện ĐK Khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Bộ Y tế yêu cầu tăng truyền thông cho người dân về ngộ độc Botulinum.

Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đánh giá bệnh nhân ngộ độc Botulinum tại Quảng Nam/ Nguồn ảnh BVCC
Ngày 19/3, sau khi nhận được thông tin về 10 trường hợp người dân sau khi ăn cá chép muối ủ chua đã xuất hiện tình trạng ngộ độc và được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Bệnh viện Chợ Rẫy và Sở Y tế tỉnh Quảng Nam về việc cứu chữa các bệnh nhân ngộ độc.
Trước đó, để phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam cấp cứu, điều trị bệnh nhân, Bệnh viện Chợ Rẫy đã cử đội chuyên môn đến hỗ trợ đến trực tiếp tại Bệnh viện; Bệnh viện Bạch Mai hỗ trợ từ xa và Viện Pasteur Nha Trang đã tìm hiểu nguyên nhân dịch tễ các trường hợp ngộ độc sau ăn cá chép muối ủ chua.
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đánh giá cao Sở Y tế tỉnh Quảng Nam và các Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đa khoa Khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam và Viện Pasteur Nha Trang đã chủ động, tích cực và phối hợp kịp thời để cấp cứu, chống độc, điều trị cho người bệnh, đồng thời tìm nguyên nhân gây ngộ độc.
Để tiếp tục cứu chữa, tìm nguyên nhân và phòng, chống ngộ độc, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Bệnh viện Chợ Rẫy và Sở Y tế tỉnh Quảng Nam tiếp tục chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa Khu vực miền núi Bắc Quảng Nam và các cơ sở y tế trên địa bàn tập trung mọi nguồn lực, nỗ lực, phối hợp tiếp tục cứu chữa người bệnh, tìm hiểu nguyên nhân.
Trong trường hợp cần huy động sự hỗ trợ chuyên môn của các bệnh viện khác, Bộ Y tế sẽ huy động các bệnh viện hỗ trợ.
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cũng đề nghị Sở Y tế tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, khuyến cáo cho người dân, cộng đồng về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh các trường hợp tương tự xảy ra trên địa bàn (đặc biệt truyền thông để người dân biết được các thông tin về ngộ độc Botulinum theo hướng dẫn tạm thời chẩn đoán, điều trị ngộ độc Botulinum ban hành kèm theo Quyết định số 3875/QĐ-BYT ngày 7/9/2020 của Bộ Y tế như loại thực phẩm gây ngộ độc, cách sử dụng thực phẩm để loại bỏ độc tố, các dấu hiệu nghi ngờ để đến khám tại các cơ sở khám, chữa bệnh...).
Trong quá trình thực hiện, đề nghị Bệnh viện Chợ Rẫy và Sở Y tế tỉnh Quảng Nam có báo cáo kết quả về Bộ Y tế.

Chùm ca bệnh thứ nhất gồm 3 nữ và 2 nam, cư ngụ tại xã Phước Đức, H.Phước Sơn (Quảng Nam). Cả 5 người ăn cá chép muối ủ chua.
Chùm ca bệnh thứ hai xác định là bệnh nhân nữ (37 tuổi) xã Phước Chánh, H.Phước Sơn (Quảng Nam). Bệnh nhân ăn cá chép muối ủ chua ngày 14.3. Sau 1 ngày bị nôn ói nhiều, yếu dần tay chân, được đưa vào Bệnh viên đa khoa khu vực miền núi phía bắc Quảng Nam. Ngày 16.3, bệnh nhân bị suy hô hấp, thở máy đến nay.
Chùm ca bệnh thứ ba, gồm 4 người (3 nam, 1 nữ cùng gia đình ở xã Phước Kiên, H.Phước Sơn, Quảng Nam). Ngày 16.3 cả gia đình ăn cá chép ủ chua. Ngày 17.3, các bệnh nhân nôn ói nhiều nên nhập Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi phía bắc Quảng Nam. Ngày 18.3, 2 bênh nhân bị liệt tứ chi suy hô hấp phải thở máy tới nay. 2 bệnh nhân còn lại (1 bé trai 12 tuổi và 1 nữ 24 tuổi) yếu nhẹ tứ chi, sức cơ 4/5 - 5/5, tự thở được.
Các bác sĩ nhận định, 3 chùm ca bệnh cùng ăn một loại thức ăn là cá chép muối ủ chua. Trong quá trình chế biến loại cải chua thì bỏ vào hộp thủy tinh đóng kính sau 2-3 tuần mới lấy ra ăn (tạo điều kiện yếm khí cho vi khuẩn Clostridium Botulinum phát triển).
Hai vụ ngộ độc thực phẩm đã khiến 1 người tử vong, 9 bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam. Trong đó, 3 bệnh nhân đang thở máy; 1 người biểu hiện nôn mửa, đau bụng, giơ tay, chân yếu; 1 người buồn nôn, bụng mềm, đau quặn bụng. Số bệnh nhân còn lại sức khỏe ổn định. Ngành Y tế tỉnh Quảng Nam đã lấy mẫu món cá chép ủ chua gửi Viện Pasteur Nha Trang và Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia kiểm nghiệm. Qua đó xác định, mẫu món cá chép ủ chua dương tính với vi khuẩn Clostridium Botulinum type E.
Trả lời Vietnamnet, PGS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên Giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa, Hà Nội, cho biết, khi chế biến không cẩn thận, cá là thực phẩm sống nên khả năng nhiễm vi khuẩn dễ dàng. Đặc biệt, con cá sống dưới nước đã dễ nhiễm khuẩn, khi chế biến không lưu ý, vi khuẩn Clostridium Botulinum xâm nhập gây độc.
Tất cả các loại thực phẩm từ rau, củ, quả đến thịt, hải sản, chế biến không đảm bảo và đóng kín trong hộp, can, lon, chai, hũ… môi trường bảo quản bên trong không đạt yêu cầu đều tạo điều kiện cho nha bào phát triển thành vi khuẩn sinh độc tố. Thực phẩm có nguồn gốc giàu protein như thịt, cá tỷ lệ nhiễm vi khuẩn nhiều hơn.
Vi khuẩn Clostridium Botulinum hoạt động không gây ra mùi thối khó chịu, biến đổi màu, bề mặt thực phẩm nhớt nên người tiêu dùng không nhận biết và yên tâm ăn. Nồng độ mạnh có thể gây chết người ngay lập tức.
PGS Thịnh khuyến cáo, với các sản phẩm làm tại gia đình, người dân cần bảo quản ở môi trường âm sâu, không nên để trong môi trường tự nhiên quá lâu. Độc tố Botulinum bị phân hủy ở nhiệt độ cao nên thức ăn đóng hộp cần nấu sôi hoặc hấp khoảng 10 phút trước khi ăn để đảm bảo an toàn.
Bảo Lâm
- Tiếp nhận đề nghị miễn trừ phòng vệ thương mại với một số sản phẩm thép nhập khẩu
- Hàng giả, hàng kém chất lượng đổ về "tràn ngập" chợ nông thôn
- Bình Dương: Kết nối các tỉnh, thành nhân rộng mô hình phát triển Khu Công nghiệp kiểu mới của Becamex
- Đà Nẵng: Thông qua nhiều Nghị quyết về phát triển thành phố trong thời gian tới
- Sẽ xử lý nghiêm các doanh nghiệp đặt quảng cáo vào nội dung xấu độc
Cùng chuyên mục


Sắp điều chỉnh trần giá vé máy bay nội địa, tối thiểu thêm 2,25%

Vào bếp cùng Chef Cẩm Thiên Long với những quả nho Úc ngon ngọt, tươi giòn

Phú Thọ: Tổ chức Hội thảo phân biệt hàng thật, hàng giả, giúp bảo vệ người tiêu dùng

Khánh thành 4 cây cầu giao thông nông thôn tại 2 huyện Cẩm Thủy và Nông Cống (Thanh Hóa)

Bình Dương: Tập huấn phổ biến kiến thức phòng, chống Doping trong hoạt động thể thao
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản
-
Vì sao Nghị định 08 đã "cấp cứu" xong cho thị trường TPDN nhưng "căn bệnh" vẫn còn?