
Bộ Tài chính thanh, kiểm tra doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại điện tử
Bộ Tài chính đã ban hành kế hoạch tổng thể thực hiện các giải pháp tại đề án “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam” nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý thuế đối với thương mại điện tử trong nước và xuyên biên giới.
Trong tháng 3 này, cơ quan chức năng của Bộ sẽ tiếp tục triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với nhóm doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.
Trước đó, Bộ Tài chính đã ban hành kế hoạch tổng thể thực hiện các giải pháp tại đề án “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam” nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý thuế đối với thương mại điện tử trong nước và xuyên biên giới, chú trọng hoạt động cung cấp dịch vụ số xuyên biên giới của nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam.

Trong đó đặt ra nhiệm vụ phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức, hiệp hội; xây dựng cơ sở dữ liệu rủi ro; kiểm tra, đối chiếu thông tin người nộp thuế; thanh tra đối với người nộp thuế lớn, phức tạp, không tuân thủ nghĩa vụ thuế...
Theo đại diện Vụ Thanh tra, kiểm tra, Tổng cục Thuế (Bộ Tài Chính) vi phạm phổ biến trong trong kinh doanh thương mại điện tử là không hình thành cơ sở thường trú tại Việt Nam để tránh quản lý thuế từ cơ quan thuế Việt Nam; phát sinh thu nhập từ việc tổ chức hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nhưng không đăng ký, kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế Việt Nam.
Ngoài ra, một số đối tượng còn thành lập đơn vị pháp nhân tại các thiên đường thuế, các nước có ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam để tránh thuế; khai báo địa chỉ tại nước ngoài không rõ ràng, chính xác gây khó khăn cho cơ quan thuế Việt Nam liên lạc, xác minh.
Các đối tượng kinh doanh hàng giả, hàng nhái có nhiều thủ đoạn rất tinh vi. Các đối tượng có thể khởi tạo gian hàng và chỉ chạy trong một đợt, sau đó sẽ có những chương trình giảm giá đặc biệt như giá 1.000 đồng, giá 0 đồng…; nhưng khi hết chương trình, họ đóng gian hàng và cũng biến mất luôn. Việc làm này không chỉ gây tổn hại đến người tiêu dùng mà còn gây thất thu cho ngân sách nhà nước.
Trong tháng 2/2022, thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ đã thực hiện 10.099 cuộc thanh tra, kiểm tra; tiến hành kiểm tra 186.853 hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan và qua điều tra chống buôn lậu đã bắt giữ 1.770 vụ; kiến nghị xử lý tài chính 8.967.393 triệu đồng. Trong đó, kiến nghị thu hồi nộp 2.095.606 triệu đồng, kiến nghị xử lý tài chính khác 6.213.505 triệu đồng, xử phạt vi phạm hành chính 658,282 triệu đồng. Tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước hơn 1,6 tỷ.
PV
- Những ý kiến tâm huyết trước thềm Đại hội Đại biểu toàn quốc VINASME
- Tổng cục Hải quan: Áp dụng chế độ ưu tiên cho các doanh nghiệp
- Quảng Ngãi cần đẩy mạnh liên kết vùng, tạo đột phá để phát triển
- Kiến nghị giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phục hồi và phát triển
- Thống đốc NHNN: Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu gặp khó không phải do ngân hàng
Cùng chuyên mục


Kiến nghị giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phục hồi và phát triển

Bộ Xây dựng đặt 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm cho mục tiêu phát triển

Thông qua việc xây Nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù cho TP HCM

Yêu cầu Bộ TN&MT trình dự án Luật Đất đai sửa đổi trước ngày 1/4

Doanh nghiệp nước ngoài đặt câu hỏi về tác động của thuế tối thiểu toàn cầu
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản
-
Vì sao Nghị định 08 đã "cấp cứu" xong cho thị trường TPDN nhưng "căn bệnh" vẫn còn?