Bộ Tài chính phản hồi đề xuất miễn, giảm 3 loại thuế năm 2022 của ngành Hàng không
- 135
- Vấn đề
- 23:55 30/04/2022
DNHN - Bộ Tài chính khẳng định, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và sự tăng giá mặt hàng xăng, dầu gần đây tác động đến hầu hết các ngành, lĩnh vực sản xuất trong nước, không chỉ riêng ngành hàng không.
Năm 2020 và 2021, các hãng hàng không vừa thua lỗ do đại dịch Covid-19 kéo dài, đầu năm 2022 đến nay, giá năng lượng và nguyên liệu cơ bản tăng mạnh nên vô cùng khó khăn.
Bởi vậy, một số hãng hàng không kiến nghị Bộ Tài chính miễn thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022, giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) xuống 5% và tiếp tục giảm mức thuế nhập khẩu đối với nhiên liệu bay từ 7% xuống còn 0%.
Phản hồi nhưng đề xuất trên, Bộ Tài chính cho biết, thời gian qua, để kịp thời hỗ trợ cho các ngành sản xuất trong nước nói chung, ngành hàng không nói riêng trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, bộ nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền hàng loạt chính sách thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp ngành hàng không, nhằm tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Năm 2020, tổng quy mô các giải pháp hỗ trợ là khoảng 129 nghìn tỷ đồng. Trong năm 2021, giá trị hỗ trợ với tổng quy mô khoảng 145 nghìn tỷ đồng, trong đó có một số giải pháp về miễn, giảm thuế lần đầu được áp dụng kể từ khi dịch Covid-19 xảy ra như giảm mức thuế VAT đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc các ngành nghề chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19; miễn tiền chậm nộp thuế.
Riêng đối với ngành hàng không, Bộ Tài chính cho hay, bộ trình Chính phủ, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành 3 Nghị quyết gồm: Nghị quyết số 979/2020/UBTVQH14 ngày 27/7/2020 và Nghị quyết số 1148/2020/UBTVQH14 ngày 21/12/2020 và Nghị quyết số 13/2021/UBTVQH15 ngày 31/12/2021 quy định giảm 30% đến 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay. Đáng nói, năm 2022, mức giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay áp dụng lên đến 50%, cao hơn năm trước đó.
Bộ Tài chính khẳng định, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và sự tăng giá mặt hàng xăng, dầu gần đây tác động đến hầu hết các ngành, lĩnh vực sản xuất trong nước, không chỉ riêng ngành hàng không.
Năm 2022, nhằm tiếp tục hỗ trợ kịp thời để doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế có thể sớm phục hồi sản xuất kinh doanh, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành trình Chính phủ, trình Quốc hội thông qua Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội.
Trong đó tiếp tục thực hiện các giải pháp giãn, giảm một số khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất với quy mô khoảng 223 nghìn tỷ đồng.
Như vậy, so với nhiều ngành sản xuất khác thì đối với ngành hàng không bên cạnh được hưởng lợi từ những chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí chung còn được áp dụng chính sách hỗ trợ về giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay ngay từ khi thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát.
Bộ cũng cho hay, trong bối cảnh cân đối ngân sách nhà nước còn khó khăn nhưng vẫn phải đảm bảo nhiều nhiệm vụ chi quan trọng, việc đặt vấn đề bổ sung thêm các giải pháp để hỗ trợ cho ngành hàng không cần được cân nhắc, tính toán cẩn trọng, đảm bảo hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, nhà nước.
Bộ Tài chính thông tin thêm, hiện nay, theo quy định tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với mặt hàng xăng nhiên liệu bay là 7%.
Nhiên liệu bay nhập khẩu từ một số quốc gia có ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam là thành viên được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi thấp hơn chỉ 5% trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại, ví dụ như theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, Hiệp định ASEAN - Trung Quốc.
Bên cạnh đó, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT đang được quy định tại Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp và Luật thuế VAT.
Bộ Tài chính khẳng định: Do đó, kiến nghị giảm thuế suất thuế VAT từ 10% xuống mức 5% và miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp hàng không thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội.
Riêng đối với thuế VAT, hiện nay các doanh nghiệp hàng không cũng đang được hưởng lợi từ chính sách giảm 2% mức thuế suất thuế VAT quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 nêu trên. Ngoài ra, thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP, Bộ Tài chính trình Chính phủ dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất cho một số đối tượng, trong đó có ngành hàng không.
Trước đó, một số hãng hàng không từng kiến nghị Bộ Tài chính miễn thuế bảo vệ môi trường với nhiên liêu bay về mức 1.000 đồng/lít hoặc miễn 100%, áp dụng đến hết năm 2022 cũng được Bộ Tài chính phản hồi rằng, ngoài chính sách giảm thuế, phí, lệ phí chung, ngành hàng không còn được hưởng thêm một số chính sách hỗ trợ riêng. Vì vậy, trong bối cảnh khó khăn chung, các doanh nghiệp cũng cần có sự chia sẻ nhất định với nhà nước.
PV
Bài liên quan
- Tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2022
- Dự báo CPI năm 2022 từ 3,3 - 4%
- Ngân hàng siết tín dụng, bất động sản có gặp khó khăn?
- Hỗ trợ thị trường chứng khoán Việt Nam sớm được nâng hạng
- Ngân hàng đứng trước áp lực nợ xấu khi Thông tư 14 hết hiệu lực
- Bộ Xây dựng: Công bố thông tin nhà ở, thị trường bất động sản hàng quý
- NHNN: Mục tiêu 65-70% người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản ngân hàng
- Việt Nam sẽ phải xóa bỏ thuế nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu trong ASEAN
- Tại sao tiếp thị bằng mùi hương lại phổ biến tại các khách sạn và cửa hàng ở Singapore
- Quy định về hình thức và phương thức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ
- UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 lên 7,04%
- Những điều cần biết về mũi tiêm tăng cường ngăn chặn biến thể Omicron
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến góp ý về đấu thầu chọn nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf
- Tỷ lệ lạm phát Indonesia tăng lên mức cao nhất trong 5 năm
- Tiến độ triển khai hệ thống thu phí không dừng: Vẫn chưa hết nóng!
- Doanh nghiệp nhỏ là nền tảng của các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á
- Bảo quản sữa tươi, sữa chua đúng cách – Điều đơn giản nhưng nhiều người bỏ qua
- Khẩn trương tổ chức đấu thầu tập trung thuốc ở Trung ương
- Quy định mới về lộ trình lựa chọn nhà thầu tham gia mua sắm thuốc
- Sẽ xử lý các cá nhân, đơn vị không hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công
#giảm thuế

Năm 2022 giảm thuế, phí, lệ phí tối đa 64.000 tỉ đồng
Trong năm 2022, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tham mưu Quốc hội, Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách tài khóa, tiền tệ. Dự kiến năm 2022 giảm thuế, phí, lệ phí tối đa lên đến 64.000 tỉ đồng.

Chính phủ đề xuất giảm 30% thuế cho 740.000 doanh nghiệp
Chính phủ đề xuất giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, dự kiến số tiền khoảng 15.840 tỷ đồng.

Hà Nội: Tăng cường giải ngân, miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi Covid-19
Quý I/2020, tăng trưởng kinh tế của Hà Nội được duy trì, song hầu hết các chỉ tiêu đạt thấp hơn so với cùng kỳ. Tăng cường giải ngân, miễn, giảm thuế, cắt giảm thủ tục hành chính sẽ được Hà Nội triển khai nhằm tạo thêm nhiều việc làm, giảm thiểu thiệt hại do dịch Covid- 19.

Giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ: Tin vui với doanh nghiệp, hộ kinh doanh
Chính phủ vừa đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính về việc áp dụng một số chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với DN nhỏ và siêu nhỏ. Thông tin này đang được khối DN nhỏ và siêu nhỏ cũng như các hộ kinh doanh muốn “lớn” thành DN kỳ vọng và chờ đợi.

Bộ Tài chính muốn bỏ quy định tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu 75%
Đề xuất của Bộ Tài chính được đưa ra sau khi ghi nhận nhiều phản hồi đánh giá quy định này chưa hợp lý và gây nhiều vướng mắc từ các doanh nghiệp và chuyên gia.

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh triển khai bốn giải pháp hỗ trợ, miễn giảm thuế cho người dân, doanh nghiệp sau dịch
Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh công bố triển khai bốn nhóm chính sách hỗ trợ, miễn giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19 khắc phục khó khăn do dịch bệnh gây ra, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh sau dịch.
Đọc thêm Vấn đề
Tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2022
Trong thời gian nửa cuối năm 2022, tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược, ưu tiên nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng chiến lược, quy mô lớn, hạ tầng số, thích ứng với biến đổi khí hậu; gắn các nhiệm vụ, giải pháp trong ngắn hạn với mục tiêu trung và dài hạn là nâng cao năng suất, năng lực nội tại, tính tự chủ và cơ cấu lại nền kinh tế.
Bộ Tài chính tích cực chuyển đổi số
Trong Chiến lược tài chính đến năm 2030, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, đẩy mạnh hiện đại hóa, phát triển nền tảng tài chính số trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin gắn với chuyển đổi số đã được xác định là một trong các đột phá chiến lược trong chiến lược ngành Tài chính đến năm 2030.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Lạm phát ở Việt Nam chưa quá nóng
Đây là nhận định của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6.
Trình Quốc hội mức điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, sau khi được Thủ tướng thông qua, Bộ trưởng Tài chính đã có tờ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội mức điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường.
Cục Đường thủy đề xuất giảm lệ phí để hỗ trợ doanh nghiệp
Để chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp do giá xăng dầu tăng cao, đồng thời đảm bảo cơ cấu thu, chi NSNN từ nguồn thu phí được để lại và từ nguồn NSNN cấp bù chi hoạt động thường xuyên của các đơn vị cảng vụ, Cục Đường thủy nội địa VN đề xuất phương án giảm phí, lệ phí trong lĩnh vực GTVT đường thủy nội địa trong 6 tháng cuối năm 2022.
HĐND tỉnh Hòa Bình: giám sát việc thực hiện các thủ tục về đất tại huyện Tân Lạc
Ngày 4/7/2022, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh Hòa Bình Nguyễn Thị Cẩm Phương dẫn đầu đoàn công tác của HĐND tỉnh đã tiến hành giám sát việc chấp hành pháp luật trong thực hiện các trình tự, thủ tục về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại huyện Tân Lạc.
Hỗ trợ thị trường chứng khoán Việt Nam sớm được nâng hạng
Đến nay, dựa trên các tiêu chí mà các tổ chức xếp hạng yêu cầu, Việt Nam đã đạt được nhiều tiêu chí quan trọng, tuy nhiên vẫn còn nhiều tiêu chí cần có quyết tâm chung, sự phối hợp chặt chẽ từ các Bộ, ngành liên quan...
TP. Hà Nội nêu giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
Theo số liệu từ UBND TP. Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch đầu tư công năm 2022 cho TP. Hà Nội là 51.582,9 tỷ đồng. Ước 6 tháng đầu năm 2022, toàn thành phố giải ngân được 10.215 tỷ đồng, đạt khoảng 20% kế hoạch.
Thành lập Ban chỉ đạo triển khai gói phục hồi và phát triển kinh tế
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành liên quan đến việc triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP.
Dừng thực hiện dự án BOT nghìn tỷ ở TP Hồ Chí Minh
Sở KHĐT TP Hồ Chí Minh có trách nhiệm tham mưu, đề xuất UBND TP Hồ Chí Minh để bố trí vốn chuẩn bị đầu tư. Đồng thời, sở đề xuất ban giao thông để đơn vị thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án.