
Bộ LĐ-TB&XH ban hành hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2023
Hệ số trượt giá năm 2023 đã được điều chỉnh tăng đáng kể so với năm 2022. Trong đó, tăng mạnh nhất là hệ số trượt giá tính cho giai đoạn đóng BHXH trước năm 1995 (tăng 0,16), các giai đoạn khác được điều chỉnh tăng hệ số trượt giá từ 0,03 đến 0,13 (trừ năm 2021 và 2022 do không tăng).
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hàng năm điều chỉnh lại mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập đã đóng BHXH (hay còn gọi là hệ số trượt giá) để bù đắp sự mất giá của đồng tiền ở các thời điểm đóng bảo hiểm trước đây.
Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, theo đó hệ số trượt giá áp dụng cho năm 2023 đã được điều chỉnh tăng so với năm 2022. Mức tăng dao động từ 0,03 cho đến 0,16 (trừ hệ số áp dụng cho năm 2020 và 2021 là không tăng).
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20/2/2023 nhưng bảng hệ số trượt giá BHXH được tính cho các trường hợp hưởng BHXH từ ngày 1/1/2023, áp dụng đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia BHXH từ 1-1-2016 trở đi, hưởng BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.
Ngoài ra, người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần, cũng áp dụng quy định này.
Cụ thể, tiền lương tháng đã đóng BHXH đối với các đối tượng nêu trên được điều chỉnh theo công thức:
Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng được thực hiện như sau:
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định việc điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH đối với người tham gia BHXH tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần. Cụ thể:
Trong đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng được thực hiện như sau:
Như vậy, hệ số trượt giá năm 2023 đã được điều chỉnh tăng đáng kể so với năm 2022. Trong đó, tăng mạnh nhất là hệ số trượt giá tính cho giai đoạn đóng BHXH trước năm 1995 (tăng 0,16), các giai đoạn khác được điều chỉnh tăng hệ số trượt giá từ 0,03 đến 0,13 (trừ năm 2021 và 2022 do không tăng).
D.A (T/h)
- Tiếp nhận đề nghị miễn trừ phòng vệ thương mại với một số sản phẩm thép nhập khẩu
- Hàng giả, hàng kém chất lượng đổ về "tràn ngập" chợ nông thôn
- Bình Dương: Kết nối các tỉnh, thành nhân rộng mô hình phát triển Khu Công nghiệp kiểu mới của Becamex
- Đà Nẵng: Thông qua nhiều Nghị quyết về phát triển thành phố trong thời gian tới
- Sẽ xử lý nghiêm các doanh nghiệp đặt quảng cáo vào nội dung xấu độc
Cùng chuyên mục


Thông tư 02/2023/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 16/2021 về đăng kiểm phương tiện ô tô có hiêu lực từ hôm nay 22/03/2023

Tổng cục Hải quan: Áp dụng chế độ ưu tiên cho các doanh nghiệp

Bộ Tài chính đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp lớn

VCCI đề xuất bỏ biện pháp tăng thuế gián thu điều tiết tiêu dùng

Người dân muốn đăng ký thường trú ở Hà Nội phải có chỗ ở từ 8-15 m2
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản
-
Vì sao Nghị định 08 đã "cấp cứu" xong cho thị trường TPDN nhưng "căn bệnh" vẫn còn?