Kế hoạch nhằm giúp các doanh nghiệp tiếp cận và tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp và các lĩnh vực liên quan, được xây dựng theo nguyên tắc có trọng tâm, có thời hạn, đảm bảo công khai, minh bạch, hiêu quả, tránh chồng chéo, trùng lặp. Kế hoạch này được triển khai theo đúng quy định của Luật Hỗ trợ DNNVV năm 2017, Nghị định số 55/2019/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn liên quan.
![]() |
Bộ Công Thương hỗ trợ nâng cao năng lực pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. |
Một trong những điểm nhấn của kế hoạch là sự gắn kết giữa hoạt động hỗ trợ pháp lý và công tác quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Đồng thời, kế hoạch cũng nhấn mạnh sự phối hợp giữa Bộ Công Thương với các cơ quan nhà nước, tổ chức đại diện doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả thực thi.
Năm 2025, Bộ Công Thương sẽ triển khai nhiều hình thức hỗ trợ pháp lý đa dạng cho DNNVV, bao gồm: Cung cấp thông tin pháp luật giúp doanh nghiệp cập nhật kịp thời các quy định mới, chính sách liên quan. Tư vấn pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp giải đáp các vướng mắc pháp lý trong quá trình hoạt động. Tiếp nhận và gải quyết các vấn đề pháp lý của doanh nghiệp.Tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông quacác hội thảo, tọa đàm, xuất bản tài liệu hướng dẫn về pháp luật kinh doanh.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ kiện toàn danh sách cán bộ đầu mối hỗ trợ pháp lý và công bố mạng lưới tư ván viên pháp luật nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ cho DNNVV trong ngành Công Thương.
Kế hoạch này cũng kết hợp với Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho DNNVV gai đoạn 2021-2025, theo Quyết định số 81/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, với sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Công Thương và Bộ Tư pháp.
Về kinh phí thực hiện, các hoạt động hỗ trợ pháp lý sẽ được bố trí trong dự toán ngân sách của từng đơn vị theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Luật Hỗ trợ DNNVV, Nghị định số 55/2019/NĐ-CP và Thông tư số 64/2021/TTBCT của Bộ Tài chính.
Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị trực thuộc chủ động triển khai kế hoạch đúng tiến độ, đảm bảo hiệu quả hỗ trợ DNNVV. Đối với các doanh nghiệp không thuộc diện DNNVV, các đơn vị trong Bộ có thể cân nhắc hỗ trợ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, nguồn lực hiện có và tuân thủ các quy định pháp luật.
Việc triển khai kế hoạch này không chỉ giúp tăng cường năng lực pháp lý cho DNNVV, mà còn tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi, thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong ngành Công Thương.
Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho DNNVV giai đoạn 2021-2025, được phê duyệt theo Quyết định số 81/QĐ-TTg ngày 19/1/2021 của Thủ tướng Chính phủ, đặt mục tiêu triển khai đồng bộ, hiệu quả và minh bạch các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DNNVV. Chương trình tập trung vào việc nâng cao hiểu biết pháp luật, giảm thiểu rủi ro pháp lý và thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp trong việc xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật. Nội dung chính của Chương trình bao gồm: Cung cấp thông tin pháp lý; Bồi dưỡng kiến thức pháp luật; Tư vấn pháp luật cho DNNVV. |