Thứ năm 05/12/2024 09:43
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Bình Dương: Phát triển kinh tế bền vững xây dựng đô thị hoá

14/12/2021 23:21
Tỉnh Bình Dương tiếp tục chọn phát triển công nghiệp là khâu đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quyết định mức tăng trưởng cao, có vai trò tác động trở lại cho phát triển dịch vụ và nông nghiệp, nâng cao đời sống của Nhân dân.
Bình Dương phát triển kinh tế bền vững xây dựng đô thị hóa
Bình Dương phát triển kinh tế bền vững xây dựng đô thị hóa. (Ảnh: Minh họa)

Tỉnh đã tập trung huy động các nguồn lực đầu tư phát triển thêm các khu, cụm công nghiệp, từ 07 khu công nghiệp với diện tích 1.603 ha vào năm 1997, đến nay, toàn tỉnh có 29 khu công nghiệp, trong đó có 27 khu đi vào hoạt động với diện tích 12.670 ha (diện tích cho thuê trên đạt 87,4%) và 12 cụm công nghiệp với diện tích 789,91 ha (diện tích cho thuê đạt khoảng 67,4%).

Từ những thành công trong việc phát triển các khu công nghiệp, Bình Dương được Chính phủ xác định là một trong những địa phương hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Từ những thành công trong việc phát triển các khu công nghiệp, Bình Dương được Chính phủ xác định là một trong những địa phương hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Để tiếp tục phát huy lợi thế, tạo lực đẩy cho sự phát triển của vùng, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã quyết định đầu tư xây dựng Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương, trong đó nền tảng là phát triển các khu công nghiệp, khu dân cư và các dịch vụ cao cấp với tổng diện tích 4.196 ha với tổng vốn ước tính 3.000 tỷ đồng, nằm trên địa bàn 05 xã thuộc các huyện Tân Uyên, Bến Cát và thị xã Thủ Dầu Một.

Ngày 12/10/2004, Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương được khởi công xây dựng theo quy hoạch đã được phê duyệt, hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông, điện, thông tin liên lạc, cấp, thoát nước đã được đầu tư cơ bản hoàn chỉnh; 06 khu công nghiệp tập trung đã hình thành và đi vào hoạt động; khu dịch vụ cao cấp mang tầm cỡ quốc tế với diện tích 678 ha đã triển khai thực hiện một số dự án.

Nằm giữa khu công nghiệp dịch vụ đô thị là dự án Thành phố mới Bình Dương với quy mô 1.000 ha được khởi công xây dựng vào năm 2010 theo định hướng xây dựng một khu đô thị văn minh, hiện đại với các hạng mục chính như: Trung tâm Hành chính tập trung tỉnh Bình Dương; Công viên, hồ nước trung tâm, trung tâm thể thao cộng đồng; Trung tâm hội nghị, triển lãm quốc tế; trường đại học quốc tế với qui mô 24.000 sinh viên và hệ thống các trường từ bậc mầm non đến trung học phổ thông. Hiện nay đã có trường Quốc tế Singapore, trường Ngô Thời Nhiệm và trường Nguyễn Khuyến; trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng, văn phòng, khách sạn; khu căn hộ cao cấp, khu biệt thự sinh thái.....

Sau 04 năm tập trung đầu tư xây dựng, những hạng mục chính này cơ bản đã hoàn thành và ngày 20/02/2014, là một ngày có ý nghĩa trọng đại khi Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức khánh thành và đưa vào sử dụng Trung tâm hành chính tập trung của tỉnh tại Trung tâm thành phố mới Bình Dương. Từ đây, nơi này chính là “bộ não và trái tim”, là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh Bình Dương và là hạt nhân của một thành phố Bình Dương hiện đại, năng động và bền vững trong tương lai với đầy đủ các loại hình phục vụ và hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, kết nối chặt chẽ với các tỉnh, thành lân cận trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.


Việc phát triển mạnh các khu, cụm công nghiệp tập trung, nhất là xây dựng Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị đã thúc đẩy ngành công nghiệp của tỉnh tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp đạt 24,6%/năm.

Ảnh minh họa

Cơ cấu kinh tế tính theo GRDP công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp – thuế nhập khẩu trừ trợ cấp sản phẩm với tỉ trọng tương ứng là 66,94% - 21,98% - 3,15%, 7,93% (giai đoạn 1997 - 2000 là : 58,1% - 25,2% - 16,7%); thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng nhanh (năm 2010 đạt 30,1 triệu, cao gấp 1,9 lần so với trung bình cả nước, tăng gấp hơn 05 lần so năm 1997; năm 2020 GRDP bình quân đầu người đạt 155,7 triệu đồng, tăng hơn 26 lần so với năm 1997 (5,8 triệu đồng).

Về thu hút đầu tư, tiếp tục thực hiện chủ trương "Trải chiếu hoa mời gọi nhà đầu tư", với cơ chế thông thoáng nên đã tạo điều kiện thuận lợi thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư vào Bình Dương. Tính đến hết tháng 10/2021, tỉnh đã thu hút 4.001 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký 36,95 tỷ đô la Mỹ (tăng gấp 30 lần về số dự án và 30 lần về số vốn so năm 1997) ; 48.456 doanh nghiệp trong nước đăng ký kinh doanh với số vốn đăng ký là 434.708 tỷ đồng(tăng hơn 40 lần về số doanh nghiệp và hơn 90 lần về vốn so với năm 1997).

Công nghiệp phát triển nhanh đã thúc đẩy dịch vụ, thương mại, xuất nhập khẩu phát triển theo
Công nghiệp phát triển nhanh đã thúc đẩy dịch vụ, thương mại, xuất nhập khẩu phát triển theo. (Ảnh: minh họa)

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 1997 - 2020 tăng bình quân 25,9%%/năm, năm 2020 đạt 252.889 tỷ đồng tăng 12,3% (năm 2019 tăng 19,2%) tăng trên 83,1 lần so với năm 1997 (3.042 tỷ đồng). Mạng lưới cơ sở hạ tầng thương mại được đầu tư mở rộng, nhiều trung tâm thương mại, siêu thị hiện đại được đầu tư xây dựng (Trung tâm Thương mại Aeon Mall, Lotte Mart, Trung tâm Thương mại Becamex, Big C, Coop Mart, …) tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.

Kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 27 tỷ 443 triệu đô la Mỹ, gấp 75,5 lần so với năm 1997 (363,2 triệu đô la Mỹ); kim ngạch nhập khẩu năm 2020 ước đạt 21 tỷ 466 triệu đô la Mỹ tăng gấp 70 lần so với năm 1997 (305,4 triệu đô la Mỹ). Thặng dư thương mại của tỉnh năm 2020 đạt gần 6 tỷ đô la Mỹ, nhiều năm liền Bình Dương là 01 trong 05 tỉnh, thành phố có tỷ lệ xuất siêu lớn nhất cả nước, khoảng 6 tỷ đô la Mỹ/năm. Trên địa bàn Tỉnh hiện có 1.231 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trực tiếp vào 180 quốc gia và vùng lãnh thổ.


Trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, do quá trình phát triển công nghiệp và đô thị nhanh nên diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp dần, tuy tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh.

Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 2,74%/năm, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, mô hình chăn nuôi công nghiệp tập trung quy mô lớn, nâng cao giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ áp dụng các quy trình khép kín đảm bảo an toàn dịch bệnh phát triển khá nhanh mang lại giá trị, hiệu quả kinh tế cao giá trị sản xuất nông nghiệp đạt trên 100 triệu đồng ha/năm.

Năm 2020, tỉnh tập trung đầu tư, đẩy nhanh tiên độ thực hiện 02 khu và 02 dự án nông nghiệp công nghệ cao với diện tích quy hoạch là 979 ha, tổng vốn đầu tư gần 1000 tỷ đồng (trong đó, có 5000 ha sản xuất theo mô hình nông nghiệp đô thị hiện đại), nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao cho doanh thu hơn 3 tỷ đồng/ha/năm.

Kinh tế nông nghiệp phát triển, cùng với sự quan tâm đầu tư từ ngân sách và sự tích cực hưởng ứng của nhân dân nên quá trình điện khí hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn diễn ra nhanh chóng, nhất là việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới mang lại hiệu quả thiết thực đã làm bộ mặt nông thôn của Tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng lên rõ rệt
Kinh tế nông nghiệp phát triển, cùng với sự quan tâm đầu tư từ ngân sách và sự tích cực hưởng ứng của nhân dân nên quá trình điện khí hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn diễn ra nhanh chóng, nhất là việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới mang lại hiệu quả thiết thực đã làm bộ mặt nông thôn của Tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng lên rõ rệt. (Ảnh: minh họa)

Đến năm 2020, 49/49 xã của tỉnh được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, sớm hơn 01 năm so kế hoạch và được Trung ương đánh giá cao.

Sự tăng trưởng nhanh của hầu hết các ngành kinh tế đã tạo nguồn thu lớn cho ngân sách của tỉnh. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng nhanh qua từng năm (bình quân giai đoạn 1997 - 2020 tăng 26,1%/năm. Bình Dương sớm trở thành một trong những địa phương có mức thu ngân sách nằm trong Câu lạc bộ 1.000 tỷ đồng của cả nước và đóng góp cho ngân sách Trung ương. Năm 2020, tổng thu ngân sách của tỉnh đạt 59.700 tỷ đồng, gấp 73 lần so với năm 1997 (817 tỷ đồng).

Để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, song song với thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Tỉnh cũng chú trọng công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Từng bước điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý; xây dựng vùng cấm, vùng tạm cấm, hạn chế hoặc ngừng khai thác một số loại khoáng sản, nước ngầm nhằm tránh tình trạng khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên.

Tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường trong các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, kiên quyết không tiếp nhận các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm; hạn chế bố trí các dự án sản xuất công nghiệp ngoài khu, cụm công nghiệp; thường xuyên kiểm tra, kiểm soát và xử lý các vụ việc gây ô nhiễm môi trường, từng bước di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư, khu đô thị.

Triển khai và đưa vào vận hành một số dự án quan trọng bảo vệ môi trường như: nghĩa trang Hoa viên Bình Dương, khu xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương, dự án cải thiện môi trường nước Nam Bình Dương; xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung và các trạm quan trắc nước thải tự động trong các khu, cụm công nghiệp (đến nay đã có 104 nguồn thải được lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, giúp kiểm soát được 85% lượng nước thải công nghiệp phát sinh; triển khai đầu tư các tuyến thoát nước bên ngoài để đấu nối đồng bộ với hệ thống bên trong các khu công nghiệp.

Hiện toàn tỉnh có 04 nhà máy xử lý nước thải đô thị đã đưa vào hoạt động (tại Tp. Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An) tỷ lệ thu gom, xử lý đạt 30% tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn. Giai đoạn 2021-2025, tỉnh ưu tiên đầu tư dự án thoát nước và xử lý nước thải đô thị tại thị xã Bến Cát, Tân Uyên nhằm từng bước tiến tới việc xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị cho 09/09 huyện, thị, thành phố.

Hoàng Thu

Tin bài khác
Hà Nội: Cải tạo và xây dựng lại chung cư cũ là nhiệm vụ cấp bách

Hà Nội: Cải tạo và xây dựng lại chung cư cũ là nhiệm vụ cấp bách

UBND TP Hà Nội nhận định rằng việc cải tạo và xây dựng lại các chung cư cũ không chỉ là yêu cầu cấp bách mà còn là nhiệm vụ chiến lược xây dựng Hà Nội hiện đại.
Quy hoạch đất đai trong chiến lược phát triển du lịch Bình Thuận

Quy hoạch đất đai trong chiến lược phát triển du lịch Bình Thuận

Quy hoạch đất đai là một yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch bền vững, đặc biệt đối với các tỉnh ven biển như Bình Thuận.
Hàng loạt dự án mới, nguồn cung nhà ở xã hội Hà Nội sẽ tăng trong năm tới

Hàng loạt dự án mới, nguồn cung nhà ở xã hội Hà Nội sẽ tăng trong năm tới

Hà Nội sẽ có thêm hàng chục nghìn căn hộ nhà ở xã hội trong vài năm tới nhờ các dự án như: Hạ Đình, Pháp Vân – Tứ Hiệp và các khu vực tại Đông Anh, Gia Lâm...
“Áp thuế cao mua bán nhà đất ngắn hạn làm giảm tính thanh khoản thị trường”

“Áp thuế cao mua bán nhà đất ngắn hạn làm giảm tính thanh khoản thị trường”

Luật sư Nguyễn Thanh Hà cảnh báo việc áp thuế cao cho giao dịch nhà đất ngắn hạn có thể làm giảm tính thanh khoản và ảnh hưởng đến người bán cần giao dịch gấp.
Vingroup - Techcombank nghiên cứu khả thi đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Vingroup - Techcombank nghiên cứu khả thi đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Vingroup - Techcombank đang tiến hành nghiên cứu khả thi cho dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, để nâng cao kết nối giao thông giữa Đắk Nông và Bình Phước.
Quảng Ngãi: Đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 KKT Dung Quất

Quảng Ngãi: Đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 KKT Dung Quất

Quảng Ngãi: Đẩy nhanh tiến độ phê duyệt Quy hoạch đối với các phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 trên địa bàn Khu Kinh tế Dung Quất.
Bất động sản hàng hiệu: Tiềm năng và thách thức

Bất động sản hàng hiệu: Tiềm năng và thách thức

Thị trường bất động sản hàng hiệu mở rộng mạnh, đặc biệt tại Châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam là điểm sáng tiềm năng, nhưng cũng gặp nhiều thách thức.
Đề xuất đánh thuế bất động sản theo thời gian nhằm chặn đầu cơ có khả thi?

Đề xuất đánh thuế bất động sản theo thời gian nhằm chặn đầu cơ có khả thi?

Chuyên gia cho rằng, đề xuất đánh thuế mua bán bất động sản theo thời gian sở hữu không khả thi bởi khi đánh thuế phải tính thuế thu được bù đắp cho chi phí.
Định giá đất: Mối nguy hiểm kích nổ cuộc đua giá bất động sản

Định giá đất: Mối nguy hiểm kích nổ cuộc đua giá bất động sản

Tình trạng “tắc nghẽn” dự án do định giá đất sai lệch đang đẩy giá bất động sản tăng mạnh. Nếu không kịp thời điều chỉnh, giá nhà có thể tiếp tục leo thang.
Nhu cầu bất động sản logistics và thương mại điện tử tăng mạnh

Nhu cầu bất động sản logistics và thương mại điện tử tăng mạnh

Sự bùng nổ trong lĩnh vực thương mại điện tử và logistics thúc đẩy nhu cầu bất động sản, yêu cầu chính sách và đầu tư hạ tầng mạnh mẽ để đáp ứng xu hướng này.
Hà Nội muốn làm nhà hát "sóng nước" độc đáo sát Hồ Tây

Hà Nội muốn làm nhà hát "sóng nước" độc đáo sát Hồ Tây

Hà Nội sẽ xây dựng nhà hát độc đáo trên mặt nước Hồ Tây, với thiết kế lấy cảm hứng từ sóng nước. Dự án hứa hẹn trở thành biểu tượng mới của thủ đô.
Ngăn chặn bất động sản thổi giá - Cần tăng cường kiểm soát thị trường

Ngăn chặn bất động sản thổi giá - Cần tăng cường kiểm soát thị trường

Các tỉnh phía Nam đang mạnh tay kiểm soát bất động sản thổi giá, ngăn chặn đầu cơ, nhằm bảo vệ thị trường, duy trì ổn định và phát triển bền vững nền kinh tế.
Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, khó giảm trong tương lai

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, khó giảm trong tương lai

Dù có dấu hiệu ổn định, giá chung cư Hà Nội vẫn duy trì đà tăng mạnh. Nguồn cung thiếu hụt và nhu cầu lớn khiến giá khó giảm, nhưng sẽ không còn tăng “nóng”.
Thuế bất động sản: Biện pháp mới để kiểm soát đầu cơ

Thuế bất động sản: Biện pháp mới để kiểm soát đầu cơ

Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh thuế thu nhập cá nhân theo thời gian sở hữu bất động sản, nhằm giảm đầu cơ và góp phần ổn định thị trường bất động sản.
Chuyên gia Savill:  Khu vực Tây Hồ Tây - Điểm sáng của thị trường văn phòng Hà Nội

Chuyên gia Savill: Khu vực Tây Hồ Tây - Điểm sáng của thị trường văn phòng Hà Nội

Theo bà Trịnh Huỳnh Mai, Phó Giám đốc Savills Hà Nội, Tây Hồ Tây sẽ trở thành điểm sáng của thị trường văn phòng Hà Nội nhờ lợi thế về tiện ích và các dự án.